STYLE / Beauty

Định giá Chanel lên đến 100 tỷ euro khiến nhiều nhà đầu tư từ bỏ ý định thâu tóm?

Jun 13, 2019 | By Nguyen Huu Hon

Năm 2017, Chanel sở hữu 20.000 nhân viên và thu về lợi nhuận 2.7 tỷ đô la. BNP Paribas ước tính giá trị thương hiệu ở mức 50 tỷ đô la. Tuy nhiên, hiện nay giá trị của thương hiệu đã không còn ở mức đó, mà lên đến 100 tỉ euro (tương đương 113 tỉ đô la), có nhận định cho rằng điều này khiến cho nhiều tập đoàn lớn có ý định thâu tóm thương hiệu này phải chùn tay.

Sau sự ra khi của huyền thoại thời trang Karl Lagerfeld, có nhiều sự đồn đoán về tương lai của Chanel, khi mà hiện tại đây là thương hiệu thời trang xa xỉ hiếm hoi còn nằm trong tay tư nhân thay vì các tập đoàn lớn. Chanel hiện thuộc về sở hữu của hai anh em Alain và Gérard Wertheimer, cháu trai của Pierre Wertheimer, một đối tác kinh doanh ban đầu của nhà sáng lập thương hiệu Gabrielle Bonheur – Coco Chanel. Tuy nhiên, hiện tại, cả hai đều đã đến tuổi nghỉ hưu.

The Chanel store

Các đơn vị tiềm năng có khả năng tiếp cận Chanel trong đó có hai tập đoàn xa xỉ hàng đầu như LVMH và Kering, vốn đang tìm cách củng cố vị trí hàng đầu của mình bằng cách nắm giữ các thương hiệu. Tham gia vào cuộc đua còn có các quỹ đầu tư tư nhân và cả các tập đoàn Trung Quốc. Nhưng các thương hiệu xa xỉ còn lại rất ít, trong số đó Chanel là một trong những thương hiệu cuối cùng còn nằm trong tay chủ sở hữu tư nhân (bên cạnh Prada, Ferragamo và Chopard vốn không tham gia vào thị trường).

Theo nhà phân tích Jelena Sokolova, thuộc công ty Morningstar Inc. cho biết Chanel “quá lớn để có thể nuốt chửng” đối với bất cứ “tay chơi” nào, kể cả các “ông trùm” hiện nay như Kering SA, Richemont và Hermes International.

Chanel Metiers d’Art 2018/19

Đầu năm 2019, tập đoàn thời trang cao cấp Michael Kors Holdings Limited đã mua Versace với giá 2.1 tỷ đô la. Tuy nhiên khi định giá Chanel lên đến 113 tỷ đô la khiến cho các tập đoàn cũng phải e ngại.

Theo nhà phân tích Jelena Sokolova, thuộc công ty Morningstar Inc. cho biết Chanel “quá lớn để có thể nuốt chửng” đối với bất cứ “tay chơi” nào, kể cả các “ông trùm” hiện nay như Kering SA, Richemont và Hermes International. Đồng thời, với LVMH, họ không nhất thiết phải có Chanel trong tay khi mà họ có thể phát triển Christian Dior Couture. Nhà phân tích Jelena Sokolava cũng có biết thêm: hình thức phát hành cổ phiếu IPO có vẻ khả thi hơn đối với Chanel.


 
Back to top