BUSINESS OF LUXURY

Đại dịch đã tàn phá thế giới kim cương, các ông chủ đang mắc kẹt với hàng tỷ USD hàng tồn kho

May 24, 2021 | By Stephanie Nguyen

Năm nhà sản xuất lớn kim cương lớn nhất được cho rằng đang ngồi trên số lượng hàng tồn kho trị giá khoảng 3,5 tỷ USD và có thể tăng đến 4,5 tỷ USD, khoảng ⅓ sản lượng kim cương thô hàng năm trên toàn thế giới.

Kim cương tuyệt tác từ bàn tay con người

Tại một trong những hầm kim cương lớn nhất thế giới, nằm bên trong một khu văn phòng không có gì đặc biệt ở vùng ngoại ô bụi bặm của thủ đô Botswana, những viên đá quý ủ rũ chất chồng lên nhau. De Beers, tập đoàn quốc tế chuyên khai thác kim cương tại Nam Phi đã hầu như không bán được bất kỳ viên kim cương thô nào kể từ hồi tháng Hai, tương tự như đối thủ cạnh tranh đến từ Nga, Alrosa PJSC.

Đại dịch đã tàn phá thế giới kim cương. Các cửa hàng trang sức đóng cửa, các nghệ nhân cắt và đánh bóng kim cương Ấn Độ buộc phải ở nhà. De Beers đã phải hủy đợt bán hàng tháng 3 vì người mua không thể bay đến tận nơi để xem hàng hóa.

Diamond Crises Gets Worse for Global Giant De Beers

Các nhà sản xuất kim cương lớn đang đối diện với câu hỏi: “Làm thế nào để giải phóng lượng hàng tồn kho khổng lồ mà không làm mất giá trị của kim cương?”

Giờ đây, khi các lệnh hạn chế do Covid-19 đang dần được gỡ bỏ, các nhà kinh doanh kim cương lại phải đối diện với một vấn đề nan giải khác: làm thế nào để giải phóng lượng hàng tồn kho khổng lồ mà không làm mất giá trị của kim cương. Cụ thể, theo Gemdax, công ty chuyên tư vấn về kim cương, 5 nhà sản xuất kim cương lớn nhất thế giới đang dự trữ lượng kim cương tồn kho trị giá đến khoảng 3,5 tỷ USD và có thể đạt đến 4,5 tỷ USD vào cuối năm, tương đương với khoảng ⅓ sản lượng kim cương thô toàn thế giới.

Những động thái bảo vệ thị trường của De Beers và Alrosa cho phép khách hàng được quyền đàm phán hợp đồng mua kim cương nhưng không chủ động giảm giá và cắt giảm sản lượng. Tuy nhiên, khối lượng hàng tồn vẫn đang chồng chất. Theo ông Anish Aggarwal, đối tác của Gemdax: Các tập đoàn khai thác kim cương đang cố gắng cắt giảm nguồn cung kim cương thô để bảo vệ thị trường và bảo vệ giá trị cho kim cương. Nhưng câu hỏi là: “Việc cắt giảm này sẽ diễn ra như thế nào? Các thợ mỏ có thể tuân thủ việc cắt giảm để bảo vệ thị trường hay không?”

Sau khi bị buộc hủy sự kiện bán hàng tháng 3, De Beers đã tổ chức lại một đợt bán khác vào tháng 5 nhưng không công bố doanh thu như thường lệ. Theo một nguồn tin thân cận, doanh thu bán hàng tháng 5 là khoảng 35 triệu USD, trong khi con số năm trước là 420 triệu USD.

Các thợ mỏ có thể tuân thủ việc cắt giảm để bảo vệ thị trường hay không?

Gold bull run could spell bad news for diamond sales, says ...

Thử nghiệm lớn tiếp theo cho ngành công nghiệp kim cương sẽ diễn ra vào cuối tháng này, với đợt giảm giá của De Beers. Công ty đang nỗ lực chưa từng thấy để thu hút khách hàng, bao gồm việc cho phép người mua xem kim cương bên ngoài Botswana và vẫn được quyền từ chối hàng hóa mà họ đã ký hợp đồng. Các khách hàng của De Beers vốn từng bị thất vọng sâu sắc trước một số phương thức bán hàng những năm gần đây của công ty, đang hoan nghênh cách tiếp cận mới này.

De Beers sẽ cho phép người mua xem kim cương bên ngoài Botswana và vẫn được quyền từ chối hàng hóa mà họ đã ký hợp đồng. 

Tuy nhiên, trong khi De Beers và Alrosa vẫn kiên quyết giữ giá, thậm chí từ chối một số điều  khoản đặc biệt từ khách hàng, thì một số nhà sản xuất kim cương nhỏ lẻ đang bắt đầu giảm giá bán. Những thợ khai thác nhỏ lẻ, vốn vẫn luôn phải chiến đấu để sinh tồn ngay cả trước khi đại dịch xảy ra, đã tiến hành giảm giá kim cương đến 25% tại các trung tâm thương mại như Antwerp. Điều này có thể gây khó khăn cho các công ty lớn và làm mất các mối làm ăn lớn của họ.

De Beers to launch first diamond blockchain; here's how it will work

Việc những thợ khai thác nhỏ lẻ đang giảm giá mạnh kim cương đang gây khó khăn cho các tập đoàn lớn.

Ông Serge Donskoy, chuyên gia phân tích của Serge Société Générale, cho biết: “Các nhà khai thác kim cương đang phải đối mặt với tác động gấp đôi từ giá thấp và giảm giá mạnh trên quy mô lớn, gợi nhắc lại thời kỳ khủng hoảng 2008-09.”

Quản lý nguồn cung luôn là vấn đề đau đầu của ngành kim cương kể từ khi De Beers chấm dứt độc quyền. Những năm đầu thập niên 2000, công ty đã tích trữ khoảng 5 tỷ USD kim cương, và khối lượng tồn kho đã tăng vọt trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và tăng lần nữa vào năm 2013. Mỗi lần tăng là một lần gây thêm áp lực cho các thợ cắt, thương nhân và các nhà sản xuất mua lại.

Mỗi lần hàng tồn tăng là lại một lần gây thêm áp lực cho các thợ cắt, thương nhân và các nhà sản xuất mua lại kim cương đã xử lý.

Ông Aggarwal cho biết: “Rất khó để dự đoán về đường cong phục hồi trong giai đoạn này. Việc ngay lập tức trở lại thị trường của khách hàng là điều bất khả.”

Hôm thứ Sáu, Alrosa cho biết số lượng kim cương tồn kho của họ có thể tăng lên 30 triệu carat vào cuối năm nay, gần bằng sản lượng khai thác hàng năm, chỉ có điều chúng không đem lại giá trị. Công ty dự định sẽ cắt giảm số lượng này xuống còn 15 triệu carat trong vòng ba năm tới.

Thị trường đang chào đón một số dấu hiệu phục hồi khả quan. Các nhà bán lẻ Trung Quốc đã mở cửa trở lại; Ấn Độ cho phép trung tâm chế biến kim cương quan trọng tại Surat khởi động lại với 50% công suất; các văn phòng giao dịch chính của Ấn Độ được phép hoạt động với 10% nhân viên.

Các nhà sản xuất vẫn đã mua vào rất nhiều kim cương trong hai tháng đầu năm với dự đoán về một sự phục hồi thị trường. Tuy nhiên, sau hai tháng đóng cửa của các trung tâm sản xuất, khối lượng hàng tồn dự kiến ​​sẽ còn đó cho đến hết tháng Bảy hoặc tháng Tám. Ông Aggarwal cho biết: “Rất khó để dự đoán về đường cong phục hồi trong giai đoạn này. Việc ngay lập tức trở lại thị trường của khách hàng là điều bất khả.”


 
Back to top