BUSINESS OF LUXURY

Kinh doanh xa xỉ 2020: CEO Boeing Muilenburg từ chức, tương lai của ngành hàng không sẽ ra sao?

Jan 08, 2020 | By Stephanie Nguyen

Bỏ đi hệ thống chống sét lan truyền đến việc thay đổi một số thiết kế khiến cho 737 MAX dễ mắc lỗi đã khiến cho CEO Muilenburg của hãng Boeing phải từ chức. Hãng này đang phải vật lộn để cứu lấy danh tiếng của mình với khách hàng.

Boeing thử nghiệm chiếc máy bay 787-9.

Cất cánh lần đầu năm 2011, Boeing 787 Dreamliner đã luôn được truyền thông quốc tế như CNN và The Telegraph ca tụng là chiếc phi cơ của tương lai. Trong chuyến bay đầu tiên dưới tên của hãng hàng không Nhật Bản, All Nippon Airways, Boeing 787 Dreamliner đã vận chuyển 250 hành khách từ Tokyo đến Hong Kong. Với thiết kế hiện đại, buồng lái trực quan, màn hình điều khiển head-up và cửa sổ mờ tự động, 787 Dreaminer tự hào là chiếc máy bay của thế hệ mới, với cải tiến độc đáo sau hơn 60 năm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, một chiếc máy bay sử dụng chất liệu polymer với lõi sợi carbon thay cho chất liệu nhôm truyền thống để chế tạo cánh và thân. Tuy nhiên, Boeing đã quên thông báo với Cục Hàng không Liên bang Mỹ (Federal Aviation administrators – FAA) rằng họ sẽ bỏ luôn cả một bộ phận vô cùng quan trọng trong an toàn hàng không – hệ thống chống sét lan truyền.

Boeing 787-8 mang số hiệu 1 đang bay qua dãy núi Cascade.

“Các chuyên gia của FAA nghĩ rằng sự thay đổi thiết kế của Boeing đã không tuân thủ Tiêu chuẩn Đặc biệt 25-414 SC, yêu cầu các máy bay Boeing phải chứng minh được khả năng chống sét đánh lửa vào bình nhiên liệu.” Peter DeFazio, đại diện của Ủy ban Giao thông và Cơ sở hạ tầng của Hạ viện Mỹ trả lời Chủ tịch FAA, Stephen Dickson.

Việc CEO Muilenburg đệ đơn từ chức là một hành động phù hợp để Boeing xây dựng lại danh tiếng và lòng tin của khách hàng cũng như các cơ quan liên quan, đặc biệt là Cục Hàng không Liên bang Mỹ FAA về vấn đề an toàn máy bay.

Chuyến bay đầu tiên của Boeing 787-9 ngày 27/09/2013.

Trong tuần thứ hai, tháng 12 năm 2019, Cục Hàng không Liên bang Mỹ đã nêu lên quan ngại về những thay đổi trong thiết kế cánh của Boeing 787 Dreamliner và những điều chỉnh khác, bao gồm việc loại bỏ đồng khỏi thành phần cấu tạo cánh máy bay khiến cho Boeing dễ bị ảnh hưởng bởi sét hơn.

Theo số liệu từ ScientificAmerican.com, trung bình hàng năm đều có ít nhất một chiếc máy bay bị tai nạn sét đánh. Edward J. Rupke, kỹ sư cao cấp tại Lightning Technologies Inc, phân tích rằng máy bay thậm chí có thể tự tạo ra sét nếu di chuyển ngang qua vùng trời có điện tích cao.

787-8 Dreamliner số 1 đang đáp tại bãi của Boeing.

Theo nguyên tắc vật lý, trong đa số trường hợp, nếu máy bay di chuyển ngang vùng có điện tích cao, tia lửa điện phát sinh sẽ truyền qua nơi có lượng điện trở thấp. Nếu thân và cánh máy bay được làm bằng nhôm, thì tia sét sẽ không thể truyền tới và không gây hại cho máy bay, giữ cho những phần quan trọng bằng kim loại bên trong được an toàn.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt, máy bay cũng vẫn gặp tai nạn ngoài dự đoán. Năm 1967, một tai nạn hàng không gây ra bởi sét đã khiến cho bình nhiên liệu kim loại bị nổ và tất cả phi hành đoàn thiệt mạng. Sự cố này khiến các nhà sản xuất phải nghiên cứu nâng cấp các biện pháp an toàn được kiểm định nghiêm ngặt và cấp giấy chứng nhận rõ ràng. Sau hơn bốn thập kỉ bình yên, nay Boeing lại đang khiến thế giới rúng động trở lại với các tai nạn máy bay liên tiếp bắt nguồn từ sét đánh.

Boeing đã tháo hệ thống chống sét lan truyền khỏi máy bay 787

787-8 Dreamliner ZA001 đang bay trên bờ biển Thái Bình Dương.

Peter DeFazio, đại diện của Ủy ban Giao thông và Cơ sở hạ tầng của Hạ viện Mỹ đã viết thư công khai cho Chủ tịch FAA, Stephen Dickson với nội dung như sau:

“Có vẻ như các chuyên gia của FAA tin rằng sự thay đổi thiết kế của Boeing đã không tuân thủ Điều kiện đặc biệt 25-414 SC, yêu cầu các máy bay Boeing phải chứng minh được khả năng chống sét đánh lửa vào bình nhiên liệu.

Với một chiếc máy bay siêu tối tân như Boeing 787 Dreamliner, khả năng gặp phải tai nạn liên quan đến sét dường như tăng cao với vật liệu polyme gia cố bằng sợi carbon nhẹ và chắc, do chúng vẫn không có cả khả năng chống sét hoàn toàn như nhôm. Theo tờ Seattle Times, vấn đề phát sinh từ việc loại bỏ lá đồng khỏi cánh máy bay khiến 90% ốc kim loại ở cánh trở thành điểm hút sét, khiến máy bay dễ bắt lửa hơn trong trường hợp bị sét đánh.”

DeFazio đã nêu lên quan ngại của mình từ tháng 11 năm 2019, tuy nhiên ban điều hành Boeing đã không có bất kì động thái thay đổi nào cho khoảng 40 chiếc Dreamliners trước sự cho phép của FAA. Đáng báo động hơn, đây không phải lần đầu tiên cơ quan điều tra an toàn cảnh báo về những chiếc máy bay của Boeing, và chắc chắn cũng không phải lần cuối cùng. Ngoài điểm đáng quan tâm nhất ở cánh máy bay, hệ thống bổ sung oxy của 787 cũng có lỗi và gần đây nhất, vừa được phát hiện là hệ thống kiểm soát trung tâm.

Các vấn đề sản xuất của Boeing và lối đi tắt

Cựu Giám đốc Chất lượng của Boeing, John Barnett.

John Barnett, cựu Giám đốc Kiểm soát Chất lượng của Boeing đã chia sẻ với BBC rằng ông đã thử nghiệm 300 hệ thống oxy của Boeing trong năm 2017 với tỷ lệ không đạt chất lượng là 25%. Tuy nhiên, cuối cùng Cục Hàng không Liên bang Mỹ đã bác bỏ khiếu nại theo lời hứa sẽ khắc phục sự cố của Boeing, mặc dù hãng đã lắp đặt các bộ phận bị lỗi vào dây chuyền lắp ráp cuối cùng của North Charleston ở Nam Carolina. Một cựu chiến binh 32 tuổi, nghỉ hưu năm 2017 cũng đưa ra cáo buộc trước một báo cáo điều tra của New York Times vào tháng Tư năm nay rằng một số bộ phận cũ cũng được đưa vào lắp đặt trên máy bay mới, đồng thời phản ánh việc tăng sản xuất với thời hạn giao hàng không hợp lý đã khiến nhân viên phải bỏ qua một số thủ tục quan trọng, bao gồm việc theo dõi chất lượng một số bộ phận máy bay. Trong một lần tình cờ, Boeing đã thừa nhận rằng họ đã điều chỉnh một số chứng chỉ của chiếc Boeing 787 Dreamliner từng giao cho hãng Air Canada.

“Điều đầu tiên tôi chứng kiến tại xưởng lắp ráp máy bay là tình trạng hỗn loạn và thiếu ổn định của nơi này, một điều mà với người đã dành trọn cuộc đời trong ngành như tôi, là vô cùng không ổn.” – một cựu nhân viên của Boeing đã trở thành nhân chứng của tờ New York Times.

Theo đại diện truyền thông của hãng Air Canada, Peter Fitzpatrick, chiếc Boeing 787 bị lỗi của hãng đang thực hiện chuyến bay từ Vancouver đến Narita khi “phi công” nhận được tín hiệu rò rỉ dầu từ một bộ phận trên máy bay và buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Anchorage, Alaska.

Thất bại từ cả nhà sản xuất đến cơ quan quản lý

Boeing 737-MAX.

Những cuộc điều tra mở rộng về 787 Dreamliner sau khi 737 Max bị phát hiện có lỗi, trong đó có 2 lỗi đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng. Đầu tháng này, chủ tịch FAA, Steve Dickson và cựu nhân viên của Boeing, Edward Pierson đã được mời đến Ủy ban Vận chuyển để lấy lời khai. Trong đó, ông Pierson đã nêu lên mối quan ngại về quy trình sản xuất Boeing 737 từ hồi đầu năm 2018.

Những phi công liên quan trong tai nạn của Boeing 737 Max đã phàn nàn về hệ thống cảm biến MCAS của Boeing liên tục bị lỗi khiến cho mũi máy bay bị chúc xuống dưới.

Đánh giá nội bộ của FAA sau vụ tai nạn 737 Max đầu tiên vào năm 2018 dự đoán rằng loại máy bay này có khả năng sẽ gây ra ít nhất 15 vụ tai nạn nữa trong tương lai với những lỗi thiết kế hiện tại. Tuy nhiên nó vẫn được phép hoạt động cho đến khi sự cố nghiêm trọng thứ hai xảy ra, trong chuyến bay mang số hiệu 302 của hãng Ethiopian Airlines hồi tháng 3 năm 2019, củng cố thêm nghi ngờ của của FAA.

Với độ ẩm và áp suất cabin cao hơn, chiếc máy bay Boeing hiện đại, được thiết kế để tăng khoảng cách hoạt động, giúp giảm thiểu sự khó chịu khi đi đường dài của hành khách như mệt người, khô mắt hay đau đầu bằng cách điều chỉnh độ cao áp suất khoang là 6.000 ft (gần 2.000m), thấp hơn 2.000ft (610m) so với chuyến bay tiêu chuẩn.

Boeing 787 Dreamliner có nội thất sang trọng cùng nhiều chỗ để hành lý hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn 20% so với các máy bay thương mại có kích thước tương tự và đem lại cho hành khách nhiều lựa chọn bay trực tiếp hơn. Tuy nhiên, những tiện nghi này không bao giờ được đánh đổi bằng sự an toàn của phi hành đoàn. Mục tiêu lợi nhuận không bao giờ được mua bằng chi phí của đạo đức.

Dennis Muilenburg đã chính thức từ chức CEO và rút khỏi hội đồng quản trị của Boeing vào ngày 23/12/2019. Giám đốc Tài chính của Boeing, Greg Smith sẽ tạm thời đảm nhận vị trí Tổng giám đốc trong giai đoạn chuyển tiếp này cho đến hết 13/01/2020, sau đó, Chủ tịch Boeing, David Calhoun sẽ đảm nhận chức vụ này.

Dennis Muilenburg đã chính thức từ chức CEO và rút khỏi hội đồng quản trị của Boeing vào ngày 23/12/2019.

Boeing đang cố gắng thay đổi nhân sự để phục hồi niềm tin của khách hàng sau khi chịu áp lực ngày càng cao từ các cơ quan quản lý cũng như gia đình nạn nhân trong chiếc máy bay 737 MAX bị rơi. FAA đã không đưa ra bất kỳ bình luận gì về sự ra đi của Muilenburg.


 
Back to top