BUSINESS OF LUXURY

LUXUO POINT: Kinh doanh xa xỉ Việt sẽ phải vượt khủng hoảng thế nào sau COVID-19?

Sep 01, 2020 | By Nguyen Huu Hon

Bain & Company vừa tóm tắt những gì các công ty nên làm để vượt lên trên cuộc khủng hoảng toàn cầu, đưa thương hiệu trở lại vị trí dẫn đầu sau đại dịch. Dựa theo bản thông báo này, bài viết bên dưới sẽ đưa ra những gợi ý về cách thức phục hồi thị trường xa xỉ Việt.

Ảnh chụp tại sự kiện Summer Wanderlus trên du thuyền Lagoon 630 MY

1/ Liên tục theo dõi những xu hướng tiêu dùng mới

Đầu tiên, Bain & Company dự đoán một số xu hướng tiêu dùng sẽ chuyển đổi. Trong đó, chắc chắn sẽ có mua sắm trực tuyến qua nền tảng thương mại điện tử; người mua và thương hiệu có ý thức trách nhiệm về môi trường và xã hội; mua sắm sản phẩm nội địa – cũng là cách nuôi sống doanh nghiệp trong nước.

Nền tảng thương mại điện tử của Maison

LUXUO POINT: Điều này hoàn toàn chính xác. Maison (tập đoàn phân phối Christian Louboutin, Bebe, Pedro…) đã ra mắt nền tảng mua sắm Maisononline. Trải nghiệm đầu tiên của chúng tôi là hài lòng vì nền tảng này khá hợp thời trang. Cũng trong đợt COVID-19, GiaBao Luxury – cửa hàng phân phối đồng hồ cao cấp cũng đã ra mắt nền tảng ứng dụng trên smartphone. Có thể sắp tới đây, DAFC cũng sẽ bước vào cuộc chơi.

Ngoài ra, trong thời điểm của mua sắm có trách nhiệm và ý thức môi trường, thương hiệu nào có tầm nhìn về điều này sẽ được ủng hộ. Đây cũng là cơ hội cho thương hiệu Việt, vốn dễ xoay chuyển hệ thống sản xuất và ra mắt dự án vì cộng đồng, so với các thương hiệu quốc tế, vốn phụ thuộc vào văn phòng toàn cầu.

2/ Thời điểm chăm sóc người tiêu dùng trung niên trung lưu

Bain & Company chỉ ra, millennial có thể được các thương hiệu chăm chút trong các chiến dịch toàn cầu gần đây, vì đây là kỷ nguyên của công nghệ số. Tuy nhiên số liệu lại cho thấy sức mua từ thế hệ millennials trong cơn bão COVID-19 giảm trông thấy. Trong khi đó, tỷ lệ người tiêu dùng trung lưu có sức mua ổn định hơn.

LUXUO POINT: Điều này rất dễ lý giải: Trong khó khăn, giới trung lưu mới thực sự là những người bình tĩnh và hiểu rõ nhất tình hình. Ngân sách tài chính ổn định cùng quà tặng cho người thân/ đối tác là không thể thiếu dù ở tình cảnh nào. Tại Việt Nam, việc mua hàng hiệu ở thời điểm hiện tại của millennial vẫn không bằng thế hệ trung niên trung lưu. Hãy lưu tâm chăm sóc họ.

Nghệ sĩ Trần Bảo Sơn tham dự sự kiện Summer Wanderlust của LUXUO Vietnam

Cách thức: Tiếp tục những dịch vụ chăm sóc khách hàng vốn đã hiệu quả và có chừng mực trước đó; các chính sách khuyến mãi và hậu mãi. Đừng quên các yếu tố hoạt động có tính “homemade” để cổ vũ họ trong những ngày cách ly. Ngay sau khi COVID-19 qua đi, các hoạt động trải nghiệm “một lần trong đời” như Luxuo Media từng làm như sự kiện trên du thuyền Summer Wanderlust hay tiệc tối Fine Dining là không thể bỏ qua. Lưu ý: càng ít người và càng có chừng mực càng tốt.

3/ 03 giải pháp ngay sau cuộc khủng hoảng

Bain & Company chỉ ra các giải pháp cần làm ngay sau cuộc khủng hoảng COVID-19 trong thời điểm này bao gồm:

  • Quản trị thông qua một khung lãnh đạo mới, mỗi người là một nhà lãnh đạo khủng hoảng.

LUXUO POINT: Ngoài Ban lãnh đạo công ty trước đây, cần có thêm sự hỗ trợ và cố vấn cần thiết của các chuyên gia khủng hoảng. Những hành động ưu tiên và các kế hoạch nên được đánh giá lại, rõ ràng và có lời khuyên từ các chuyên gia.

  • Tối đa hóa khả năng phục hồi tài chính, ngân sách quản trị và tiếp thị ngắn hạn

LUXUO POINT: Bain chỉ ra 04 cách thức cho nhiệm vụ này bao gồm: Bảo vệ dòng sản phẩm của thương hiệu bằng cách đầu tư vào bán hàng trực tuyến và thử nghiệm chiến dịch mới. Điều chỉnh chi tiêu hoạt động công ty và hoãn lại hoạt động mở cửa hãng. Chăm sóc khách hàng bằng các dự án tiếp thị có tính thúc đẩy ý thức cộng đồng và môi trường.

Cuối cùng, các công ty nên có những hành động dự phòng ngắn hạn trong khi chuẩn bị cho tương lai. Ví dụ, chia đội sản xuất/làm việc thành 2/3 trong trường hợp có người trong nhóm bị bệnh. Luân phiên kế hoạch quảng cáo trên các ấn phẩm/kênh truyền thông. Dự trù kế hoạch ngắn hạn trong trường hợp dịch bệnh kéo dài hơn dự định.

Vinhomes Central Park Marina Clubhouse đang trong giai đoạn chuẩn bị ra mắt sau COVID-19. Đây sẽ là nơi gặp gỡ và giao lưu của những thượng khách đam mê du thuyền. Ảnh: Tam Son Yachting 

04/ Đâu là mô hình kinh doanh của tương lai?

Bain & Company chỉ ra: Những thay đổi cơ bản trước cuộc khủng hoảng sẽ dần được khắc phục. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: Đâu là mô hình kinh doanh xa xỉ của tương lai?

LUXUO POINT: Các công ty nắm giữ các công cụ kỹ thuật số trong cuộc khủng hoảng cho truyền thông nội bộ sẽ trở nên nhanh nhẹn hơn. Mặt khác, tư duy tập trung vào kỹ thuật số không chỉ là thương mại điện tử (vốn được cho là đốt tiền) mà còn ở nhiều hoạt động tiếp thị và hệ thống cung ứng từ sản xuất đến bán hàng tối ưu hơn cho người tiêu dùng.

Tóm lại, Bain lạc quan về tương lai của thị trường xa xỉ toàn cầu, và tin rằng các thương hiệu sẽ trở lại mạnh mẽ hơn. Những bài học về khả năng phục hồi trong những ngày đen tối của năm 2020 có thể mang lại sự phục hồi bền vững vào năm 2021 và hơn thế nữa.


 
Back to top