BUSINESS OF LUXURY

Neiman Marcus đổi lông thú lấy da táo – Câu chuyện với những khách hàng trung thành

Mar 29, 2022 | By Ton Binh

CEO của Neiman Marcus, Van Raemdonck nói: “Cần sự bình đẳng trong việc phát triển các lựa chọn thay thế và giáo dục người tiêu dùng về lý do tại sao chúng có giá trị và sang trọng”.

Neiman Marcus Group (NMG) đang chuyển đổi 22 tiệm đồ lông thú trong cửa hàng thành các quán bar, trung tâm thời trang quay vòng – nơi khách hàng có thể tiếp cận tuỳ chỉnh, tân trang hoặc thậm chí bán lại.

Công ty sẽ tiếp tục cung cấp các dịch vụ lưu trữ, phục hồi và làm sạch lông thú để giữ cho các loại quần áo lông thú hiện tại có được vòng đời càng lâu càng tốt và tránh việc bị biến thành rác thải. Các đối tác thương hiệu vẫn chưa cấm lông thú, yêu cầu nhận khách hàng mua sản phẩm lông thú đã bị từ chối: NMG sẽ không tham gia giới thiệu hoặc hưởng lợi tài chính từ lông thú.

Dolce & Gabbana không sử dụng lông thú từ tháng 1. Thương hiệu xa xỉ của Ý hứa sẽ duy trì mối quan hệ với các nghệ nhân làm lông thú, kết hợp các kỹ năng và chuỗi cung ứng của họ khi khám phá các lựa chọn thay thế cho lông động vật.

NMG đang thực hiện một cách tiếp cận tương tự bằng cách loại bỏ lông thú theo thời gian, cho phép các đối tác thương hiệu của mình phát triển song song và tìm ra các giải pháp thay thế phù hợp. Van Raemdonck giải thích: “Chúng tôi không muốn gây áp lực quá mức lên hoạt động kinh doanh của đối tác. Việc này tuy dễ dàng nếu hành động ngay lập tức nhưng thắng lợi lớn hơn là khi các thương hiệu và khách hàng đồng hành cùng chúng tôi”.

Cuộc truy tìm nguyên liệu để thay thế các sản phẩm động vật đang diễn ra. Van Raemdonck cho biết: “Chúng tôi đang nghiên cứu để tìm ra các vật liệu thay thế mang lại cho khách hàng những phản ứng tích cực như đối với các sản phẩm động vật nhưng theo cách bền vững và có đạo đức, bao gồm cả da và lông thú”.

Một thách thức là tìm ra các giải pháp thay thế không dựa vào nhựa. “Đó là một bộ giải pháp chưa được phát triển hiện tại và chúng tôi không muốn giải quyết một vấn đề này bằng cách tạo ra một vấn đề tiêu cực khác. Một phần vai trò của chúng tôi với tư cách là nhà bán lẻ là khuyến khích các thương hiệu phát triển các giải pháp thay thế và giới thiệu các giải pháp của họ với thị trường để được phản hồi và hỗ trợ”.

Trong số các ứng cứ viên đầy hứa hẹn, ông nêu bật bộ lông giả làm từ thực vật “Koba” của Stella McCartney – loại vải được công nhận là tạo ra ít khí thải nhà kính hơn 63% so với chất liệu tổng hợp thông thường, có giá bán có thể lên đến 1.000 bảng Anh bao gồm giày dép da táo và nho của Prota Fiori.

Chính sách phúc lợi động vật mới của nhóm được đưa ra với một tổ chức phúc lợi động vật là Hiệp hội Nhân đạo Hoa Kỳ. Tổ chức lần đầu làm việc với NMG hơn một thập kỷ trước, xem xét việc dán nhãn và quảng cáo lông thú sau khi chỉ ra lỗ hổng trong luật liên bang Hoa Kỳ cho phép lông thú trong các sản phẩm dưới 150 USD được bỏ qua trong nhãn quần áo (quy định đã hết hiệu lực).

Giám đốc chính sách thời trang của Humane Society, PJ Smith cho biết, cuộc đàm phán đã tiếp diễn kể từ đó và sẽ tiếp tục. Chính sách phúc lợi động vật của NMG cho phép tiếp tục bán các loại vải động vật như cashmere, da, mohair, lông tơ, len và lụa. Mặc dù họ sẽ tiếp tục theo dõi  quan ngại về phúc lợi động vật liên quan đến vật liệu này.

Smith nói: “Nếu các doanh nghiệp thời trang muốn duy trì bền vững và thành công, họ phải thích ứng với những nguyên nhân mà người tiêu dùng quan tâm. NMG không còn lông thú là một tín hiệu cho phần còn lại của ngành công nghiệp rằng việc loại bỏ lông thú là điều không thể tránh khỏi”.

Thu Thảo – Theo Vogue Business


 
Back to top