Nhật Bản chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, cho thấy viễn cảnh mới hậu Covid-19
Nhật Bản đang chi 2,2 tỷ USD để chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc đại lục, và dường như đó là một trong ba kịch bản sẽ định hình lại nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch Covid-19.
Thoát khỏi đống tro tàn của một thế giới corona, Nhật Bản là nền kinh tế phát triển đầu tiên cho chúng ta thấy viễn cảnh về kinh tế thế giới mới: nước này đang chi 2,2 tỷ USD trong gói kích thích khẩn cấp 993 tỷ USD để giúp các nhà sản xuất di dời sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Một lần nữa, đại dịch đang thử nghiệm các chuỗi cung ứng toàn cầu vốn từng định nghĩa kinh tế học đương đại. Adam Smith từng nói về khái niệm lợi thế tuyệt đối làm cơ sở cho thương mại quốc tế trong chuyên luận năm 1776 mang tên “Sự thịnh vượng của quốc gia”, nơi ông cho rằng nếu một nước có thể cung cấp cho chúng ta một mặt hàng rẻ hơn chính đất nước chúng ta có thể làm, vậy thì tốt hơn là mua chúng với một phần sản phẩm của ngành công nghiệp mà chúng ta đang có lợi thế – và ông chưa từng trải qua đại dịch toàn cầu như cúm Tây Ban Nha năm 1918 và tai họa Covid-19 năm 2020.
Từ những năm 1980, kinh tế thị trường và thương mại toàn cầu là hiện thân cho những ý tưởng cách đây 240 năm của Smith: Theo Resilinc, một công ty theo dõi chuỗi cung ứng và giám sát rủi ro, cuộc khủng hoảng nguồn cung đang cho thấy sự yếu kém nghiêm trọng. Dữ liệu năm 2020 cho thấy 1000 trong số các công ty lớn nhất thế giới sở hữu hơn 12.000 cơ sở – nghĩa là các nhà máy, nhà kho và các khía cạnh khác của chuỗi cung ứng – tại các khu vực cách ly do Covid-19, với phần lớn chuỗi sản xuất có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Trong nhiều thế kỷ, các quốc gia đã dựa vào quy luật lợi thế so sánh của Smith, chuyển đổi nền kinh tế địa phương bằng cách loại bỏ các ngành công nghiệp dư thừa và mua nhiều loại hàng hóa thành phẩm từ các đối tác thương mại toàn cầu. Nhưng sự bùng phát của Covid-19 đang cho thấy hình thức thương mại tự do rộng rãi xuất hiện sau Chiến tranh Lạnh, điều đã thúc đẩy sự chuyển đổi sang nền kinh tế toàn cầu hóa (thúc đẩy quan hệ thương mại quốc tế) là điểm yếu lớn nhất khi các nước dần thức tỉnh với thực tế là việc có một quốc gia, điển hình là nhà sản xuất rẻ nhất, tạo ra tất cả hàng hóa cho bạn – không phải là một ý tưởng hay.
Theo Harvard Business Review, các nhà quản lý chuỗi cung ứng biết những rủi ro của việc tìm nguồn cung đơn lẻ, nhưng dù sao họ cũng làm điều đó để đảm bảo sản xuất hoặc đáp ứng mục tiêu chi phí. Thông thường, họ có ít lựa chọn và hầu hết đều chỉ có ở Trung Quốc.
Hiện tại, từng thương hiệu của chúng tôi đang phân bổ lại chuỗi cung ứng cho các khu vực khác trên thế giới để không quá phụ thuộc vào Trung Quốc,” Giám đốc Điều hành của Kering, François-Henri Pinault, cho biết.
Đây không chỉ là vấn đề quốc tế mà còn là vấn đề nội tại của chính Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu, yếu tố thúc đẩy việc định hình lại chuỗi cung ứng: Tại Vũ Hán, không có cảnh báo nào về sự bùng phát của virus và khu vực đầu tiên bị Chính quyền Trung Ương phong tỏa. Trọng tâm của Vũ Hán là sản xuất các bộ phận cho các sản phẩm công nghệ và điện tử tiêu dùng, may mặc và dệt may, cũng như thép và hợp kim, có nghĩa là chuỗi cung ứng đặc biệt đến nỗi sẽ không có sự thay thế nào cho các linh kiện và sản phẩm từ Vũ Hán; và thứ hai, ngay cả ở trong nước tại Trung Quốc, không có bất kỳ giải pháp thay thế nào khi bắt đầu áp đặt lệnh kiểm dịch Vũ Hán để ngăn chặn virus, hạn chế vận chuyển nguyên liệu và hàng hóa vào và ra khỏi khu vực.
Tư vấn về chiến lược và rủi ro, Marsh & McLennan giải thích rằng cảng Yangtze của Vũ Hán xử lý 1,5 triệu container mỗi năm, chỉ xử lý các lô hàng được coi là thiết yếu, ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu.
Thật vậy, đó là một hiện tượng làm ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực. Các tập đoàn xa xỉ như Burberry, LVMH, Kering, đều sản xuất một phần tại Trung Quốc – vẫn cố gắng để ra mắt các bộ sưu tập hè, khiến một số người đặt câu hỏi liệu rằng các mùa Xuân Hè và Thu Đông hàng năm (không tính các bộ sưu tập đặc biệt khác) có thực sự cần thiết và liệu vẫn có thể tiếp tục. Đối với cả nhà sản xuất và người tiêu dùng, sự bùng phát virus đã ngăn cản việc mua sắm của những người tiêu dùng xa xỉ lớn nhất thế giới – người tiêu dùng Trung Quốc chiếm hơn 40% trong tổng số 291 tỷ USD chi cho hàng hóa xa xỉ trên toàn cầu vào năm 2019, thúc đẩy 80% tăng trưởng doanh số của Louis Vuitton, và chủ sở hữu Kering của Gucci và Chanel. Giám đốc Điều hành của Kering, François-Henri Pinault nói rằng họ đang phân bổ lại chuỗi cung ứng cho các khu vực khác trên thế giới để không quá phụ thuộc vào Trung Quốc.
Theo mô hình hai mùa truyền thống với thời gian chuẩn bị dài, dịch bệnh đã buộc các quốc gia phải đóng cửa và hàng hóa mùa xuân và mùa hè được gửi đến các trung tâm phân phối nhưng với các cửa hàng bán lẻ, các chương trình xa xỉ bị hủy bỏ trên toàn thế giới, không rõ là mùa mới nhất sẽ bán ở đâu. Hàng thời trang nhanh và các sản phẩm đại trà đặc biệt có nguy cơ, khi một số hãng streetwear báo cáo ít nhất 25 triệu USD hàng tồn kho ở Trung Quốc. Việc giao hàng chậm trễ và mở cửa muộn của lĩnh vực hàng hóa bán lẻ có nghĩa là quần áo đến muộn cho mùa và sau đó phải được hạ giá. Các thương hiệu như H&M và Zara có nguồn cung đa dạng từ lâu trên khắp châu Phi với việc sản xuất ở Madagascar và Trung Á – Thổ Nhĩ Kỳ, phần nào không bị ảnh hưởng bởi đại dịch ở Trung Quốc.
Bên ngoài Trung Quốc, Covid-19 tàn phá Ý cũng đang gây ra các vấn đề về chuỗi cung ứng và sản xuất cho các nhà mốt, vốn phụ thuộc rất nhiều vào các sản phẩm thủ công của Ý: Gucci, Prada và Salvatore Ferragamo. Một chủ sở hữu của một nhà cung cấp cho Gucci nói với Reuters, “Chúng tôi đang sản xuất 880 đến 1.000 túi mỗi tháng cho Gucci. Vào tháng Hai, chúng tôi chỉ còn thực hiện 450 chiếc, và không có đơn đặt hàng nào cho tháng Ba.” Ý là tâm dịch Covid-19 lớn thứ hai bên ngoài Trung Quốc, và tình trạng phong tỏa ban đầu của Milan cũng như các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở miền Bắc đã sớm bao trùm toàn bộ quốc gia, dẫn đến việccác nghệ nhân da và thợ thủ công giày phải ngừng sản xuất. Ý là thị trường lớn thứ 5 trên toàn cầu cho hàng hóa xa xỉ cá nhân.
Honor Strachan, nhà phân tích bán lẻ tại GlobalData, nói với Forbes vào đầu tháng 3 năm 2020 rằng: “các thương hiệu trong nước sẽ cảm thấy bị ảnh hưởng lớn nhất, khách du lịch bị thu hút mua các thương hiệu Ý khi đến đây, vì vậy, Prada SPA, Giorgio Armani, Valentino và tập đoàn Kering sở hữu Ý các thương hiệu di sản như Gucci, Bottega Veneta & Pomellato sẽ chịu doanh số yếu hơn trong nửa đầu năm 2020. LVMH với các thương hiệu như Fendi & Pucci có khả năng cũng gặp phải tình trạng yếu kém trong kinh doanh”. Tuy nhiên ông bày tỏ sự tin tưởng rằng doanh số bán hàng xa xỉ sẽ tăng trở lại nếu dịch bệnh có thể được ngăn chặn vào các tháng tới.
Với các mức giá cao hơn đáng kể, các mặt hàng xa xỉ như đồng hồ và đồ trang sức theo mô hình bán lẻ truyền thống, nhưng các nhà sản xuất đồng hồ như H. Moser và Patek Philippe đã chuyển sang bán hàng trực tuyến – thông qua kênh thương mại điện tử với các nhà bán lẻ được ủy quyền hiện có hoặc thông qua tự bán lẻ bằng nền tảng bán hàng trực tuyến. Đồng hồ xa xỉ tầm trung có giá thấp hơn và hàng xa xỉ mềm như thời trang và phụ kiện hiện đang có sẵn trên các nền tảng như MrPorter.com.
Nhật Bản có thể định hình ngành tiêu dùng xa xỉ sau đại dịch coronavirus
Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng kinh tế toàn cầu và chuỗi cung ứng như chúng ta biết sẽ bị thay đổi mãi mãi sau đại dịch, nhưng chúng ta vẫn chưa thể thống nhất về việc liệu nền kinh tế thế giới mới có do Trung Quốc dẫn đầu mặc dù đã bị suy giảm nặng nề. Một số nhà phân tích cho rằng đó là sự kết thúc của toàn cầu hóa trong khi những người ít bi quan nhất trong số họ tin rằng nền kinh tế hậu Covid-19 sẽ báo trước một thời đại hợp tác xuyên quốc gia mới; tuy nhiên, vẫn có một kết quả tiềm năng thứ ba: chủ nghĩa dân tộc sẽ buộc các quốc gia bắt đầu xem xét lại những bất cập trong chuỗi cung ứng của chính họ; Trung Quốc thường là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản nhưng khi các nhà máy ở Trung Quốc đóng cửa trong quá trình kiểm dịch, nhập khẩu từ đại lục giảm đáng kể, tạo ra các vấn đề hậu cần và cung ứng lớn cho các nhà sản xuất Nhật Bản. Việc này đã khiến các nhà lãnh đạo ở Nhật Bản tìm cách giảm sự phụ thuộc vào đối tác Trung Quốc.
Tư vấn nghiên cứu thị trường Tokyo Shoko Research đã thực hiện một cuộc khảo sát vào tháng 2 trên 2.600 công ty Nhật Bản và thấy rằng hơn 37% đang đa dạng hóa nguồn cung hoặc có kế hoạch di chuyển ngắn hạn tới các cơ sở sản xuất khác ngoài Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã triệu tập một hội đồng chính phủ vào tháng 3, thảo luận về sự cần thiết phải chuyển việc sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, cũng như đa dạng hóa hơn nữa để các chuỗi sản xuất và cung ứng ra khắp Đông Nam Á thay vì tập trung ở Trung Quốc. Theo báo cáo năm 2017 của McKinsey & Co chia sẻ riêng với BoF, người tiêu dùng Nhật Bản hiện đang chi 33 tỷ USD mỗi năm cho hàng hóa xa xỉ và tiêu dùng, nhưng trong sản xuất, sự phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc đã rủi ro những cạm bẫy lớn.
Nhật Bản là nước tiêu thụ hàng xa xỉ lớn thứ hai sau Hoa Kỳ, với doanh thu lên tới 29.595 triệu USD vào năm 2020. Trung Quốc là nước tiêu dùng lớn thứ ba thế giới, nếu phục hồi kinh tế ở Nhật Bản đúng theo định hướng này của thị trường, họ có thể trở thành nước tiêu thụ lớn nhất thế giới trong ngắn và trung hạn khi Mỹ tiếp tục hứng chịu nhiều tổn thất vì Covid-19: con số thất nghiệp được ghi nhận hiện tại đã lên mức kỷ lục với 17 triệu người, chiếm hơn 10% thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất của Hoa Kỳ là 24,9% vào năm 1933, trong cuộc Đại khủng hoảng.