BUSINESS OF LUXURY

Mặc khủng hoảng, túi Hermès vẫn là tài sản đầu tư đắt giá nhất năm 2020

Oct 11, 2020 | By Stephanie Nguyen

Giữa khủng hoảng, con người thường có xu hướng hướng tới các khoản đầu tư an toàn và hữu hình. Chỉ số đầu tư xa xỉ Knight Frank cho thấy túi Hermès tiếp tục là cái tên được ưa chuộng vượt trội so với hầu hết các loại tài sản khác.

Knight Frank đang thực hiện một báo cáo về sự giàu có trong 14 năm trở lại đây. Họ nhận ra khách hàng không chỉ muốn tìm hiểu về loại tài sản, mà còn muốn xem xét tài sản kỹ lưỡng về mặt định lượng. Nhận thấy xu hướng đầu tư theo đam mê như đầu tư vào xe cổ, nghệ thuật, rượu vang, đồng hồ, túi xách,… Knight Frank vừa đưa túi xách Hermès vào danh mục Chỉ số đầu tư xa xỉ (KFLII) năm 2019. Với mức tăng trưởng năm 13%, túi Hermès đã trở thành tài sản đầu tư có hiệu suất hàng đầu.

Theo cô Rachel Koffsky, Giám đốc phòng đấu giá túi xách tại Christie’s, thị trường này bắt đầu từ năm 2011 và chỉ sau chưa đầy 10 năm, đã chuyển từ một thị trường mới nổi sang thị trường trưởng thành. Các nhà đấu giá bắt đầu với một loạt túi của nữ minh tinh Elizabeth Taylor và Hermès là một trong số đó. Đây cũng là chiếc túi đầu tiên mà Christie’s thử bán đấu giá trực tuyến và nó đã nhanh chóng thu hút được lượng quan tâm lớn đến mức nhà đấu giá đã nhìn thấy một cơ hội rộng mở khác cho ngành hàng này. Từ sau năm 2012, đấu giá túi xách trực tuyến đã trở thành hoạt động hái ra tiền của Christie’s.

Koffsky nhớ lại, vào thời điểm đó, việc thành lập một bộ phận chuyên về túi Hermès tại Christie’s là điều vô cùng bất thường. Nhưng nhà đấu giá đã kiên quyết tập trung phát triển hạng mục này, giáo dục người dùng về đặc tính đáng khao khát và tính sưu tầm của những chiếc túi đắt tiền, và Christie’s bắt đầu đón nhận những kết quả kinh ngạc.

Ra mắt đấu giá trực tiếp tại Hong Kong và New York vào năm 2014 và Luân Đôn vào năm 2017, Christie’s lập kỷ lục thế giới cho chiếc túi Hermès đắt nhất được bán ở Hong Kong vào cùng năm. Năm 2018, Christie’s lại lập kỷ lục cho chiếc túi xách cao giá nhất ở châu Âu. 

Koffsky phấn khích nhìn vào chồng hồ sơ và cho biết bộ phận túi xách đã phát triển từ một thị trường ngách thành thị trường thường xuyên của đấu giá. 

“Năm ngoái, vào tháng 11, chúng tôi đã có phiên đấu giá túi nhuộm tay 100% đầu tiên tại King Street. Chúng tôi thấy ngành hàng này đã thực sự phát triển từ một thị trường khá hẹp và khác thường, đến một lĩnh vực được truyền bá mạnh mẽ. Tôi nghĩ điều hấp dẫn nằm ở 10 năm trước, khi những người đàn ông và phụ nữ đã không thể nghĩ một ngày nào đó họ sẽ trở thành nhà sưu tập túi xách; một ý tưởng hơi phù phiếm. Nhưng thực tế, túi Hermès chứa đựng giá trị rất cao về mặt trí tuệ và tính sáng tạo, cùng tính năng sở hữu đa dạng – vừa là khoản đầu tư, vừa là vật dụng cao cấp. Thị trường đang cho thấy dấu hiệu rõ ràng rằng túi xách là lĩnh vực đầu tư ngày càng hấp dẫn, với nhiều nhà đầu tư xuất hiện những năm gần đây.”

Sebastian Duthy, Giám đốc Nghiên cứu Thị trường Nghệ thuật cũng có một câu chuyện tương tự và chỉ ra cho Knight Frank những động lực chính cho sự tăng giá đầu tư cho túi Hermès

Thị trường túi xách sưu tập nổi lên sau năm 2008 và được thúc đẩy một phần bởi những suy nghĩ của người tiêu dùng về cách họ tiêu tiền. Họ bị thu hút bởi những chiếc túi chất lượng do Hermès sản xuất, vì vào thời điểm đó, chúng vẫn còn là một bí mật được giấu kín bởi những vị khách Pháp sành điệu và một số rất ít cá nhân khác.

Đến năm 2011, việc sở hữu chiếc túi này ngày càng trở nên khó khăn hơn, trong khi nhu cầu đã tăng cao, đặc biệt ở phương Đông. Một vài nhà đấu giá và đại lý đã nhanh chóng nhìn thấy cơ hội ký gửi túi cũ và chúng bắt đầu được mua lại trong cửa hàng.

Giá trị trung bình của một chiếc túi giảm nhanh khi các người bán tập hợp lại. Vào năm 2015, kích thước thị trường đã tăng gấp đôi. Ba năm vừa qua, túi Hermès thường xuyên phá vỡ kỷ lục tại các buổi đấu giá. Những chiếc như “Black Birkin” hay “Hermès Lizard Ombre” chỉ là hai trong số những túi được săn lùng nhiều nhất do có sự tác động của người nổi tiếng.

Mối quan tâm dành cho thị trường túi sưu tập đã mở rộng đến nhiều thương hiệu, bao gồm Chanel – cái tên phổ biến thứ hai trong thị trường. Trong khi thông tin lưu trữ cho thấy không phải túi nào cũng trở nên có giá trị, “giá cả trên trời” chỉ áp dụng cho một vài chiếc, và những chiếc túi biểu tượng khác sẽ được nâng giá theo thời gian và xu hướng. Chất lượng luôn đóng vai trò chìa khóa.

Thị trường bắt đầu bán lại một số lượng đáng kể những chiếc túi có tuổi đời khá trẻ và do đó, người ta có thể kỳ vọng rằng các cuộc đấu giá đem lại cho họ không gì ngoài những sản phẩm tuyệt vời nhất.

Covid-19 ảnh hưởng đến thị trường như thế nào?

Với khoảng 90% túi có thể đấu giá online, tình trạng phong tỏa không ảnh hưởng đáng kể đến người mua. Tuy nhiên, vẫn có sự thay đổi nhất định và có lợi cho người mua với cái gọi là “Giá thời Covid”.

Ví dụ, một chiếc túi Hermès Himalaya Birkin phiên bản giới hạn đắt giá và đáng mong đợi nhất thế giới với giá thường xuyên từ 200.000 USD trở lên, vừa xuất hiện tại cuộc một đấu giá của Sotheby’s hôm 01/06 với giá ước tính chỉ 85.000 – 100.000 USD mà vẫn không tìm được người mua. Thực tế cũng dễ hiểu, bởi các nhà sưu tập thường muốn nhìn trực tiếp món hàng của mình khi chi một khoản tiền lớn như 100.000 USD cho một chiếc túi, và việc lockdown có thể ảnh hưởng một phần.

Tuy nhiên, Rachel Koffsky lại có quan điểm khác về tác động của Covid-19 đến giá trị tiêu dùng và đấu giá xa xỉ. Cô chia sẻ với Knight Frank: “Ở Christie’s, chúng tôi thấy rằng khi kinh tế không ổn định, nhà đầu tư thường sẽ tìm các khoản đầu tư thay thế là hàng xa xỉ. Vì vậy, thực tế vài tuần qua, chúng tôi đã tổ chức một số phiên đấu giá cực kỳ thành công với 99% trang sức được bán thành công tại Hong Kong. Cách đây vài tuần, chúng tôi cũng vừa chốt một đợt đấu giá túi xách với tỉ lệ thành công 96%. Do vậy, tôi thực sự tin đây là cơ hội vàng cho các nhà sưu tập đầu tư vào những món hàng giá trị. Hiện giờ, chúng tôi đang có một cuộc đấu giá trực tuyến tại Luân Đôn.”

Covid-19 chắc chắn đã tăng tốc một số xu hướng, và Anna Ward của Knight Frank đã tranh thủ hỏi Koffsky về tương lai của các cuộc đấu giá trực tiếp. Koffsky trả lời: “Tôi đã làm việc trong ngành này từ 10 năm trước, vì vậy, có thể nói đây là thị trường đã được Christie’s đầu tư rất nhiều trong thời gian dài. Chúng tôi sở hữu khả năng sáng tạo và thay đổi nhanh chóng khi có vấn đề xảy ra. Chẳng hạn, tôi đã dự định tổ chức một cuộc đấu giá trực tiếp vào tháng 7, nhưng sau khi Covid-19 tấn công, tôi quyết định thay đổi nhanh chóng và có một cuộc đấu giá trực tuyến thay thế.

Điều thú vị là mọi cuộc đấu giá trực tiếp tại Christie những năm gần đây đều đã được chuyển đổi sang trực tuyến, và chúng tôi có thể tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới. Cuộc đấu giá túi trực tiếp cuối cùng của tôi vào tháng 11 năm ngoái có người tham gia đến từ 44 quốc gia trên 6 lục địa. Vì vậy, chúng tôi có thể mở rộng phạm vi nhiều hơn nữa khi sử dụng trực tuyến. Đây cũng là cơ hội để kết nối với những nhà sưu tập từ khắp nơi. Tôi vừa có một buổi nói chuyện với 180 khách hàng từ Ấn Độ vào tuần trước. Đại dịch cho chúng tôi nhiều cơ hội sáng tạo hơn bao giờ hết.”

Sự trỗi dậy của túi xách tay như một tài sản thay thế

Rachel Koffsky chia sẻ về chiếc túi đắt nhất mà cô từng bán: “Năm 2019, chúng tôi lập kỷ lục tại châu Âu với một chiếc túi Hermès Himalaya Birkin trắng có 18 carat vàng trắng và kim cương với giá 267.000 bảng Anh vào lúc đó (khoảng 337.000 USD hiện tại). Đây là mức giá kỷ lục của châu Âu cho một chiếc túi đấu giá và đã bán thành công vào tháng 11/2017. Sự kiện tương tự diễn ra ở Hong Kong và giá bán 2,98 triệu HKD (khoảng 385.000 USD hiện tại).

Có phải Covid-19 làm thay đổi suy nghĩ người tiêu dùng? Các thương hiệu bây giờ có giá trị hơn so với trước đây?

Các thương hiệu nhận được nhiều sự chú ý đó giờ tại các cuộc đấu giá tiếp tục là những cái tên có kết quả bán hàng cao nhất, bao gồm Hermès, Chanel, Louis Vuitton, Bottega Veneta và Dior. Hermès tiếp tục là người dẫn đầu thị trường thứ cấp và điều này có được là do quy trình sản xuất, lịch sử thương hiệu, sự kỳ công khéo léo và chất lượng vật liệu. Những tác phẩm này không chỉ là khoản đầu tư nhất thời về mặt tài chính, mà còn tồn tại như một khoản đầu tư giá trị trong vòng 20 năm tới. 

Ông Duthy chia sẻ những xu hướng tương tự: “Tại Vương quốc Anh, các nhà sưu tập đang dần thay đổi quan điểm. Một chiếc túi Hermès từng là khoản đầu tư một lần, nay đã có nhiều người muốn sở hữu nhiều hơn một chiếc. Trong suốt thời gian dài, nhu cầu xa xỉ lớn nhất đối với túi hàng hiệu đến từ phương Đông. Sau khi gỡ bỏ lệnh cách ly vào tháng 4, Hermès đã ngay lập tức báo cáo doanh số bán hàng lớn nhất chỉ trong một ngày tại cửa hàng ở Quảng Châu. Các nhà bán lẻ xa xỉ khác như Chanel cũng tự tin về nhu cầu bị dồn nén và tăng giá bán lẻ từ 17% đến 24% trước khi mở cửa trở lại. Với ý nghĩa gắn liền với những màu sắc khác nhau trong quan niệm Trung Quốc, các nhà sưu tập ở đây chắc chắn sẽ làm mới tủ đồ của họ với những chiếc túi nhiều sắc màu để phù hợp cho thời trang đông xuân. Túi da cũng có nhu cầu cao, đặc biệt khi các cơ quan quản lý đang ngày càng thắt chặt kiểm soát buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Ai sẽ là người mua hàng và đầu tư vào những chiếc túi này?

Ở Christie’s, câu trả lời chắc chắn nghiêng về đối tượng khách hàng trẻ. Điều đó không có nghĩa rằng độ tuổi người sưu tập không đa dạng và túi chắc chắn là món hàng tuyệt vời để đấu giá vì nó xuất hiện ở hầu hết các trung tâm thương mại hay tại Harrods. Đó là sản phẩm đầy chức năng và không vướng bất kỳ rào cản gia nhập nào. 

Không cố gắng nhưng thị trường túi xách luôn thu hút khách hàng trẻ tuổi. Vì ngày nay, thế hệ millennials và Gen Z đang rất quan tâm đến thị trường bán lại, cùng các cuộc trò chuyện xung quanh tính bền vững và những nghiên cứu rất nhiều trước khi mua hàng. Đây cũng là đầu tiên họ tham gia tích cực vào thị trường đấu giá trong vài năm qua.

Khi nghĩ về một chiếc túi xách, đó là một đối tượng thú vị vì đó là tài sản đa năng trong nhiều bối cảnh khác nhau. Vì thế, nó hẳn nhiên có giá trị đầu tư rất cao. Một chiếc túi vừa quý giá như một chiếc đồng hồ, lại vừa có giá trị như một tác phẩm nghệ thuật. Đó là một vật gia truyền, một vật thể tình cảm, mang lại niềm vui và có chức năng để mang theo bên mình mỗi ngày. Một chiếc túi thể hiện phong cách của chủ nhân, là một biểu tượng cho tinh thần của họ. 

Nhưng điều thú vị là khi mua một chiếc túi đấu giá, người mua sẽ giao dịch theo giá thị trường chứ không phải đến một cửa hàng để quẹt thẻ tín dụng. Khi bạn mua một thứ gì đó tại buổi đấu giá và biết ai đó đã trả dưới mức bạn đề nghị 100 lần, bạn sẽ biết được giá trị thị trường của món hàng ra sao, và điều đó chắc chắn mang lại cảm giác thoải mái tuyệt vời cho các nhà sưu tập trong thời điểm kinh tế bấp bênh.

Năm 2019, túi Hermès đã là tài sản có hiệu suất tốt nhất, với giá trị tăng khoảng 13% trong suốt 12 tháng trước. Năm 2018, thứ hạng này thuộc về một loại whisky hiếm, với giá trị đấu giá tăng hơn 500% trong 10 năm qua. Sự phát triển của các loại tài sản khác nhau phụ thuộc chủ yếu vào độ hiếm có của chúng trên thị trường, và đối với xe cổ điển là tính thanh khoản trong thị trường cụ thể của nó. Xe cổ có giá bán khá tốt sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Trong những giai đoạn khó khăn, mọi người thường tìm kiếm các khoản đầu tư an toàn hữu hình, trong khi các chỉ số phản ánh thái độ đối với các loại hình đầu tư khác nhau, cũng như cái nhìn sâu sắc và mang tính định lượng về lý do một người muốn sở hữu những thứ này: 

Chủ yếu bắt nguồn từ niềm vui của người sở hữu, khía cạnh đầu tư thường chỉ là thứ hai.

Bài: Jonathan Ho


 
Back to top