BUSINESS OF LUXURY

Vì sao Shiseido mua lại Drunk Elephant?

Oct 22, 2019 | By Hai Yen

Gã khổng lồ về chăm sóc sắc đẹp tại Nhật Bản sẽ mua lại thương hiệu chăm sóc da Drunk Elephant với giá 845 triệu USD, tiếp tục bổ sung danh mục đầu tư uy tín của Shiseido, Nars, Clé de Peau Beauté và Laura Mercier.

Theo Business of Luxury, Shiseido đang tiến hành mua lại thương hiệu làm đẹp sạch (clean beauty) Drunk Elephant với mong muốn thu hút khách hàng trẻ tuổi, đồng thời củng cố mức tăng trưởng nhanh.

Tập đoàn sắc đẹp Nhật Bản đã ký thỏa thuận mua lại dòng sản phẩm với giá 845 triệu USD bằng các hình thức trả bằng tiền mặt và tín dụng từ đây đến cuối năm. Shiseido đã đánh bại các công ty của Estée Lauder trong vòng đấu thầu cuối cùng để tiến hành một trong những cuộc sáp nhập thương hiệu mỹ phẩm, bên cạnh thương vụ L’Occitane mua lại Elemis với giá 900 triệu USD hồi tháng Một.

Được Tiffany Masterson thành lập vào năm 2012, Drunk Elephant là một trong những thương hiệu chăm sóc da sạch đầu tiên trên thế giới. Masterson đã tiên phong trong việc minh bạch các thành phần trong sản phẩm từ nhiều năm trước khi thuật ngữ “clean beauty” trở nên phổ biến. Tất cả các công thức đều không chứa những thành phần bị Masterson gọi là “sáu thành tố đáng ngờ”, bao gồm: tinh dầu, cồn khô, silicon, kem chống nắng hóa học và nước hoa, thuốc nhuộm và sodium lauryl sulfates.

Ngày nay, xu hướng clean beauty đã trở nên vô cùng quan trọng trong giới làm đẹp. Nó hiện diện từ chương trình “Clean” của Sephora đến quy định thành phần mà các nhà bán lẻ clean beauty nổi tiếng như Credo Beauty và Follain tạo ra, buộc các thương hiệu phải tuân theo nếu muốn đưa sản phẩm ra thị trường.

Theo Marc Rey, Giám đốc điều hành của Shiseido khu vực châu Mỹ kiêm Giám đốc tăng trưởng của Tập đoàn Shiseido, “cách tiếp cận của Drunk Elephant về clean beauty là một chiến lược quan trọng với Shiseido. Là công ty toàn cầu, chúng tôi đang bỏ lỡ một thị trường tiềm năng đang phát triển tốt và chưa có dấu hiệu chững lại.”

“Cách tiếp cận của Drunk Elephant về clean beauty là một chiến lược quan trọng với Shiseido.

Vào tháng một, Masterson chia sẻ rằng cô đang xem xét một thương vụ mua bán mà các chuyên gia trong ngành dự đoán có thể trị giá tới 1 tỷ đô la. Tuy việc mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực làm đẹp năm nay đang có xu hướng chậm dần, nhưng Drunk Elephant vẫn thu hút sự quan tâm lớn nhờ kết nối vững chắc của nhãn hàng với người tiêu dùng trẻ, giữa lúc thị trường chăm sóc da đang bùng nổ. Theo NPD, doanh số sản phẩm chăm sóc da cao cấp ở Mỹ đã tăng 7% so với quý II năm trước, ngược lại doanh số bán sản phẩm trang điểm giảm 4% cùng kỳ. Năm 2018, tổng doanh số của danh mục chăm sóc da đã tăng 13%.

C Tango, sản phẩm chăm sóc da với vitamin C

Trong một cuộc phỏng vấn vào năm ngoái, Giám đốc điều hành của Drunk Elephant, Tim Warner, cho biết doanh số bán hàng của hãng đã tăng gấp bốn lần trong giai đoạn 2016 đến 2018, và đang đi đúng hướng để mục tiêu doanh thu ròng hơn 100 triệu USD trong năm 2018.

Tại Mỹ và Canada, Drunk Elephant được bán độc quyền ở Sephora và Priya Venkatesh, Phó chủ tịch cấp cao về Ngành hàng Chăm sóc da và tóc tại Sephora, nhận định đây là một trong những dòng sản phẩm chăm sóc da phát triển nhanh nhất trong lịch sử nhà bán lẻ. Mùa thu năm ngoái, nhãn hiệu này gia nhập thị trường Anh quốc và Singapore. Vào tháng 9, hãng mở rộng sang Hồng Kông và Trung Quốc đại lục thông qua nền tảng Tmall và năm 2016 ra mắt tại Mecca Cosmetica, Úc.

Những ông lớn trong ngành công nghiệp làm đẹp như Shiseido, Muff, Unilever và Coty đang tranh giành các nhãn hiệu độc lập để thu hút khách hàng trẻ tuổi, phân khúc khách hàng đang gây khó khăn trong những năm gần đây. Muff mua lại Too Faced với giá 1,45 tỷ USD vào năm 2017. Unilever, từng được đánh giá rất tiềm năng để mua lại Drunk Elephant, đã sáp nhập Tatcha, một “bà hoàng” về skincare và con cưng của Sephora, với giá 500 triệu USD vào tháng 6.

Được biết Lauder cũng đã cố gắng mua Drunk Elephant vào cuối năm 2016, khi doanh số bán lẻ của hãng này chỉ rơi vào khoảng 25 triệu USD. Vào tháng 3/2017, thương hiệu nhận đầu tư từ công ty cổ phần tư nhân VMG và Leandra Medine (thuộc Man Repeller). Song song với khoản vốn, nhãn hàng cũng thu hút được các giám đốc điều hành dày dạn kinh nghiệm, bao gồm Warner của Urban Decay và Lucia Perdomo-Ruehlemann, Giám đốc tiếp thị của Fresh (LVMH).

Med Medine cho biết: “Drunk Elephant là một trong những thương hiệu clean beauty đầu tiên tiếp cận đúng đối tượng khách hàng đang thiếu hiểu biết về chăm sóc da sạch. Có nhiều cuộc thảo luận về mức độ hiệu quả của các thương hiệu làm đẹp khác, tuy nhiên nó không phải vấn đề với Drunk Elephant.”

Trong cuộc phỏng vấn vào thứ ba vừa rồi, Masterson cho biết ưu tiên sau khi sáp nhập của cô là cải tiến bao bì sản phẩm. Suốt sáu tháng nay, đội ngũ của cô đã tiến hành nghiên cứu và cho ra nhiều thiết kế bao bì mang tính bền vững, tuy nhiên cô vẫn chưa tìm được thiết kế dạng xịt kín khí có thể tái sử dụng, vốn là kiểu bao bì của hầu hết serum từ hãng.

“Chúng tôi phải đạt được cân bằng giữa tính đổi mới và khả năng tái chế của bao bì. Hiện tại hãng đã có một số bước tiến, tuy nhiên cần đẩy nhanh tiến độ thời gian. Chúng tôi muốn đạt được kết quả vào tháng 1/2021.”

Tiffany Masterson, nhà sáng lập thương hiệu Drunk Elephant

Masterson sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch kiêm Giám đốc sáng tạo, hoạt động trực thuộc sự giám sát của Shiseido châu Mỹ.

Mặc dù là nhà đầu tư rất tiềm năng, nhưng việc Shiseido mua lại Drunk Elephant được cho là ngoài dự tính. Tập đoàn với công ty con về M&A lâu đời này vốn trước giờ chỉ tập trung vào việc mua lại các công ty khởi nghiệp công nghệ như MatchCo, với nền tảng công ty có thể điều chỉnh được để phù hợp với sản phẩm sẵn có của tập đoàn như bareMinerals.

Vì giữa sự cạnh tranh của những sản phẩm serum tương đối giống nhau của các thương hiệu, mức độ sạch, nguyên chất và bền vững là những yếu tố quyết định lựa chọn của khách hàng.

Quyết định liên kết với Shiseido có thể mang lại kết quả tốt đẹp cho Drunk Elephant vì Shiseido sở hữu nguồn kinh phí khổng lồ. Mới gđây, vào tháng Tư4 Shiseido khai trương một Trung tâm sáng tạo toàn cầu tại Nhật Bản với khoản đầu tư trị giá gần nửa tỷ đô la trên diện tích gần 183,000 m2. Ngược lại, Drunk Elephant sẽ giúp Shiseido bổ sung lỗ hổng với dòng sản phẩm chăm sóc da uy tín cho tập đoàn. Một số dòng sản phẩm khác cũng thuộc phân khúc nhãn hàng cấp cao của Shiseido là Laura Mercier, sáp nhập năm 2016; Nars, được cho là dòng sản phẩm “ngầu” nhất; Clé de Peau Beauté, dòng sản phẩm xa xỉ với các sản phẩm kem nền trị giá 128 USd và son môi trị giá 65 USD.

Drunk Elephant cũng đồng thời giúp Shiseido tăng cường mức độ tín nhiệm cho sản phẩm clean beauty. Vì giữa sự cạnh tranh của những sản phẩm serum tương đối giống nhau của các thương hiệu, mức độ sạch, nguyên chất và bền vững là những yếu tố quyết định lựa chọn của khách hàng.

“Ngành công nghiệp làm đẹp nói chung đang rất nỗ lực để điều chỉnh hướng phát triển sản phẩm, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đang thay đổi của người tiêu dùng,” theo ông Laura Gurski, Giám đốc quản lý cấp cao kiêm Lãnh đạo toàn cầu của tổ chức Accenture’s Consumer Goods & Services. “Nhiều công ty truyền thống đã nhận thức được điều này và bắt đầu nghiên cứu, nhưng để sản xuất hàng loạt thì vẫn còn là một câu hỏi khó.”

Nói cách khác, để sản phẩm làm đẹp được công nhận là sạch hoàn toàn vẫn còn là thách thức đối với các thương hiệu xuất thân từ các tập đoàn truyền thống. Việc đảo ngược quy trình và cải tổ nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu về làm đẹp sạch có thể trở thành dự án tốn hàng triệu USD. Do đó, sẽ dễ dàng hơn nếu chỉ đầu tư vào một nhãn hiệu làm đẹp sạch có sẵn rồi nâng cấp quy mô.

Chuyển ngữ: Thảo Nguyên


 
Back to top