11 cuốn sách nghệ thuật tuyệt vời cho năm mới 2022
Có lẽ, một trong những thú vui cuối năm hay đầu năm mới là dành khoảng không gian riêng cho chính mình để gặm nhấm những cuốn sách nghệ thuật thú vị. Thấu hiểu điều đó, LUXUO giới thiệu đến quý độc giả 10 cuốn sách nghệ thuật tuyệt vời dẫn bạn vào những thế giới kỳ thú nơi trải nghiệm xúc cảm trở nên thăng hoa.
1. Far From Respectable: Dave Hickey and his Art của Daniel Oppenheimer (2021)
Biểu tượng phê bình nghệ thuật quá cố Dave Hickey nổi tiếng với cuốn sách kinh điển đình đám vào năm 1993: The Invisible Dragon. Những bài viết của ông thường gây tranh luận sâu sắc về vấn đề cơ sở nghệ thuật và khuyến khích chúng ta suy nghĩ lại về mối quan hệ với cái đẹp.
Như tên gọi của nó, Far From Respectable: Dave Hickey and his Art là cuộc khám phá bộ óc độc đáo này cùng những tác động của ông đối với nghệ thuật và viết lách.
2. The Gilded Edge: Two Audacious Women and the Cyanide Love Triangle That Shook America của Catherine Prendergast (2021)
Trong câu chuyện cổ tích phóng túng của thời đại hoàng kim này, tác giả Catherine Predergast đi sâu vào lịch sử của nghệ sĩ thuộc địa Carmel-by-the-Sea trên Bán đảo Monterey của California, và cách một mối tình tay ba đắm chìm trong sự chết chóc. Cuốn sách có sự tham gia của nữ nhà thơ tài năng Nora May French, người đã bị lãng quên một cách oan uổng trong lịch sử văn học Hoa Kỳ.
3. My New Novel của Ottessa Moshfegh (2021)
Mặc dù không nhắm trực tiếp vào thế giới nghệ thuật nhưng câu chuyện độc lập này của Moshfegh lại châm biếm quá trình sáng tạo của một người đàn ông có nhiều nguồn lực hơn là tài năng, tầm nhìn và sự cam kết, để từ đó mang đến một góc nhìn mới mẻ về nghệ thuật đương đại ẩn chứa đâu đó trong thứ ngôn ngữ rất riêng của tác giả.
4. The Ultimate Art Museum của Ferren Gipson (2021)
Cuốn sách hấp dẫn của Ferren Gipson cung cấp một bộ sưu tập nghệ thuật toàn cầu được tuyển chọn dưới dạng một bảo tàng tưởng tượng dành cho trẻ em từ 8 đến 14 tuổi.
Gipson vốn là một hướng dẫn viên du lịch bảo tàng. Cô đã dẫn đưa người đọc đi qua 40.000 năm nghệ thuật, từ các hang động thời tiền sử đến các bức tranh đương đại. Ngoài ra còn có các yếu tố tương tác như hộp “thám tử” và bản đồ gấp.
5. The Lost Notebook of Édouard Manet: A Novel của Maureen Gibbon (2021)
Tác phẩm lịch sử viễn tưởng này đưa người xem trở về Paris của thế kỷ 19, nơi danh họa Édouard Manet bị bệnh giang mai hành hạ, nhưng vẫn cố gắng vẽ nên kiệt tác cuối cùng của mình mang tên A Bar at the Folies-Bergere. Tác giả Maureen Gibbon khám phá nguồn cảm hứng của nghệ sĩ trong những năm cuối đời, bao gồm cả Suzon, nàng thơ bí ẩn của Manet.
6. 1000 Years of Joys and Sorrows: A Memoir của Ai Weiwei (2021)
Cuốn hồi ký rất được mong đợi này đến từ một trong những nghệ sĩ Trung Quốc nổi tiếng nhất thế giới – Ai Weiwei. Đây không chỉ là câu chuyện mang tính cá nhân mà còn là câu chuyện phản ánh quá trình phát triển của Trung Quốc trong hơn một thế kỷ qua. Tác phẩm được kể lại qua kinh nghiệm của ba thế hệ trong gia đình Ai: cha của nghệ sĩ – Ai Qing – một nhà thơ nổi tiếng, bản thân Ai Weiwei, và con trai của ông là Lao. Phiên bản tiếng Anh của cuốn sách mang đến cho khán giả toàn cầu cái nhìn thoáng qua về cuộc sống và những tổn thương mà nhiều thế hệ Trung Hoa phải chịu đựng.
7. Dark Things I Adore của Katie Lattari (2021)
Cuốn tiểu thuyết gay cấn này bắt đầu tại một trường nghệ thuật vào năm 2018, nơi một sinh viên trẻ tài năng sắp xếp một chuyến thăm studio ở Maine với nhà cố vấn của cô ấy, một giáo sư đã không hoàn thành tốt lời hứa nghệ thuật ban đầu của mình nhưng vẫn nhận được sự tôn trọng nhất định. Câu chuyện nhanh chóng trở nên phức tạp bởi những đoạn hồi tưởng về những sự kiện 30 năm trước tại một thuộc địa của nghệ sĩ Maine và một bí ẩn dần dần được làm sáng tỏ để dẫn đến một trong những mong muốn trả thù âm ỉ của nhân vật.
8. Belonging and Betrayal: How Jews Made the Art World Modern của Charles Dellheim (2021)
Khi nhiều trường hợp bồi thường liên quan đến các tác phẩm nghệ thuật bị cướp bóc hoặc bán dưới sự cưỡng bức của Đức Quốc Xã trong những năm 1930 và 40 tiếp tục được tiến hành thông qua các tòa án, Charles Dellheim điều tra câu hỏi lý giải nguyên nhân vì sao nhiều người Do Thái đã sở hữu những tác phẩm nghệ thuật quan trọng như vậy trong lần đầu tiên, mặc dù chỉ là một nhóm người ngoài.
9. The Art Fair Story: A Rollercoaster Ride của Melanie Gerlis (2021)
Melanie Gerlis, một phóng viên thị trường nghệ thuật dày dạn, đã tìm hiểu sâu về hội chợ nghệ thuật, các triển lãm thương mại đã diễn ra trong nửa thế kỷ qua. Gerlis đã lập biểu đồ sự trỗi dậy của những nền tảng này từ sau chiến tranh cho đến những sự kiện lớn trong bối cảnh toàn cầu hóa, từ đó đặt những câu hỏi quan trọng về tương lai không chắc chắn của chúng trong một thế giới đã biến đổi.
10. Creatives on Creativity của Steve Brouwers (2021)
Steve Brouwers, Giám đốc sáng tạo người Bỉ, đã trình bày một loạt các cuộc phỏng vấn với 44 nhà sáng tạo thành công từ nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm nhiếp ảnh gia Magnum Harry Gruyaert, nghệ sĩ Ryan Gander và họa sĩ minh họa Maira Kalman,… Tất cả chia sẻ suy nghĩ của họ về quá trình sáng tạo, nguồn cảm hứng, nỗi sợ hãi và những thất bại.
11. Still Life của Sarah Winman (2021)
Tiểu thuyết trung tâm về lịch sử và nghệ thuật này là câu chuyện kéo dài bốn thập kỷ, bắt đầu ở Tuscany vào năm 1944 khi quân đội Đồng minh đang tiến lên. Ulysses Temper là một lính đặc công trẻ người Anh, tình cờ gặp Evelyn Skinner, một nhà sử học nghệ thuật đang tìm cách trục vớt một bức tranh quan trọng. Sự xúc chạm mãnh liệt ban đầu của họ đã dẫn đến một loạt các sự kiện định hình cuộc sống của Ulysses trong 40 năm tiếp theo, bao gồm một tài sản thừa kế bất ngờ thúc đẩy anh trở lại những ngọn đồi ở Tuscany.
Tác giả Winman đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi xứng đáng cho tác phẩm này, nổi bật với văn xuôi giàu chất thơ được thể hiện qua một câu chuyện phong phú đan xen tình yêu, chiến tranh, nghệ thuật,…