ART & CULTURE

Thị trường nghệ thuật AI: Tiềm năng không thể phủ nhận trong tương lai

Dec 05, 2019 | By Trang Ps

Vào năm ngoái, một bức tranh trí tuệ nhân tạo (AI) đạt mức đấu giá cao ngất ngưởng – 432.500 USD, bắt buộc chúng ta phải nghiêm túc nghĩ đến tiềm năng của phân khúc nghệ thuật này trong tương lai. 

Article Hero Image

Tác phẩm AI La Baronne De Bellamy của Obvious

Theo ông Max Moore, người đứng đầu bộ phận Contemporary Afternoon Auction tại Sotheby’s, “Nghệ thuật là phản ánh chân thực nhất về những gì mà môi trường lẫn xã hội của chúng ta hưởng ứng. Và thế, nó đơn thuần là sự tiếp nối tự nhiên trong tiến trình phát triển”.

Sotheby’s vừa qua đã trưng bán hai bức tranh của Obvious Art có trụ sở tại Paris. Chúng bao gồm tác phẩm chân dung cổ điển mang phong cách Âu châu “Le Baronne De Belamy” cùng series “Portrait of Edmond Belamy”, được bán đấu giá gấp 60 lần so với ước tính thấp nhất tại Christies’s trong các phiên đấu giá mùa thu 2018.

Tiềm năng không thể phủ nhận 

AI artworks

Tác phẩm Katsuwaka Of The Dawn của Obvious.

Những tác phẩm nghệ thuật AI sử dụng kỹ thuật mang tên “generative adversarial network” (GAN – mạng đối kháng sinh mẫu tích đa lớp). GAN là công nghệ đưa hàng ngàn hình ảnh cùng phong cách vào máy tính cho đến khi máy đưa ra kết luận rằng nó đã tạo dựng một bức tranh mới phản ánh chính xác nhất phong cách ấy. Tác phẩm “Katsuwaka of the Dawn Lagoon” đã được tạo ra theo phong cách Nhật Bản nhờ thuật toán GAN.

Việc bán thành công bức chân dung Edmond Belamy cho thấy có một thị trường quan tâm đến công việc này. Dù nó vẫn đang ở giai đoạn sơ khai nhưng đó là dấu hiệu tốt dự báo về vị trí của thị trường nghệ thuật AI trong tương lai gần.

Nhà đấu giá quyết định để mức giá khiêm tốn cho hai bức tranh này. “Katsuwaka” có giá ước tính từ 8.000 USD đến 12.000 USD trong khi giá khởi điểm của “Le Baron” rơi vào 20.000 USD đến 30.000 USD. Những con số này đưa ra với mong muốn khảo sát nhu cầu của thị trường đối với phân khúc nghệ thuật AI, chứ không đơn thuần mong đợi một cái giá cao ngất ngưởng hồi năm ngoái. Moore nói rằng việc bán bức chân dung Edmond Belamy thành công cho thấy có một thị trường quan tâm đến công việc này. Dù nó vẫn đang ở giai đoạn sơ khai nhưng đó là dấu hiệu tốt dự báo về vị trí của thị trường nghệ thuật AI trong tương lai gần.

AI artworks

Tác phẩm AI Memories of Passersby I của nghệ sĩ Mario Klingemann

Trong thị trường nghệ thuật AI non trẻ, Obvious không phải là đơn vị được săn lùng nhiều nhất. Steven Sacks, chủ sở hữu phòng trưng bày Bitforms tại New York, chia sẻ với khách hàng rằng nghệ sĩ người Canada gốc Mexico Rafael Lozano-Hemmer đã kiếm được khoảng 600.000 USD cho một tác phẩm AI. Trong khi các bức tranh của Obvious đã được chỉnh sửa, thì hầu hết các tác phẩm của Lozano-Hemmer sử dụng phần mềm thay đổi trong thời gian thực theo dữ liệu về phối cảnh của từng người xem.

Các nghệ sĩ AI nổi tiếng khác đang có tác phẩm triển lãm trên toàn thế giới bao gồm nghệ sĩ người Đức Mario Klingemann và nghệ sĩ Thổ Nhĩ Kỳ Refik Anadol. Klingemann cũng sáng tạo nên những bức chân dung song điều chỉnh dữ liệu làm sao để tránh tình trạng bị sao chép. Còn Anadol chủ yếu sử dụng video để tạo ra những hình ảnh động dựa trên dữ liệu trừu tượng. Tháng 3 vừa qua, tác phẩm “Memories of Passersby I” (dòng chân dung do máy tính tạo ra) của Klingemann đạt mức 40.000 USD tại cuộc đấu giá Sotheby’s ở London.

AI artworks

Edmond De Belamy khiến cộng đồng nghệ thuật quốc tế sửng sốt khi chạm mức $432.500 tại cuộc đấu giá của Christie’s 2018.

Sacks và một vài nghệ sĩ AFP khác đã lên tiếng chỉ trích việc bán tác phẩm Belamy vào hồi năm ngoái. Cá nhân họ cảm thấy bức tranh không đại diện cho tiềm năng của AI và cho rằng Obvious đang bắt chước các tác phẩm khác thay vì tạo ra cái gì đó mới mẻ. Với Sacks, anh cho rằng vấn đề ở đây là nó không được xác thực.

Một vài người cũng chỉ trích Obvious vì đã tung hô nghệ thuật AI trong việc sáng tạo tác phẩm nghệ thuật không cần đến yếu tố con người. Trong khi đó, họa sĩ người Pháp Ronan Barrot – cộng sự cùng nghệ sĩ AI người Anh Robbie Barrat, lên tiếng: “Người họa sĩ được chọn lựa. Anh ta tỏa sáng và củng cố vị trí. Một chiếc máy tính có thể làm điều đó không?”

Cuộc tranh luận tiếp tục nổ ra. Thành viên Fautrel của Obvious phủ nhận việc nhóm của anh bắt chước các tác phẩm khác và đơn thuần dùng AI như một công cụ. Nhưng bất chấp các cuộc tranh cãi, có một điều không thể phủ nhận rằng thị trường nghệ thuật AI đang phát triển và việc bán thành công Belamy đã thu hút sự chú ý của công chúng đến công nghệ mỹ thuật.

(Theo prestigeonline)

 


 
Back to top