Nghệ thuật / Nghệ sĩ

Khi các nghệ sĩ dùng Miniature Art để khắc họa vẻ đẹp và quyền tự do của người phụ nữ

Jun 20, 2021 | By Trang Ps

Hàng ngàn năm về trước, Miniature art (nghệ thuật thu nhỏ) đã hình thành và phát triển, đặc biệt vào thế kỷ 16 và 17, những bức họa bé xíu đã được đóng khung và làm quà tặng. Ngày nay, tại Trung Đông và Nam Á, loại hình nghệ thuật này đang được hồi sinh theo những khuynh hướng vô cùng độc đáo.

Hiba Schahbaz, installation view of “In My Heart” at Rockefeller Center, New York, 2021. Photo by Olympia Shannon. Courtesy of the artist and Art Production Fund.

Hiba Schahbaz, sắp đặt “In My Heart” tại Rockefeller Center, New York, 2021.

Là một sinh viên tại Đại học Nghệ thuật Quốc gia vào những năm 1980 tại Lahore, thủ đô Pakistan, Shahzia Sikander (sn. 1969) không được khuyến khíc vẽ tranh thu nhỏ. Cô bắt gặp phong cách nghệ thuật này lần đầu tiên qua sách khi còn nhỏ, nhưng việc tiếp cận thực hành truyền thống của Pakistan là hiếm hoi vì các viện bảo tàng phương Tây nắm giữ thể loại này. Tuy nhiên, việc nghiên cứu di sản thuộc địa và cách diễn giải theo chủ nghĩa phương Đông của nó thông qua các tài liệu đã giúp Sikander nắm bắt được quỹ đạo phức tạp của nghệ thuật thu nhỏ. Nhưng việc tìm hiểu lịch sử phức tạp này từ khi còn thiếu niên đến khi là một nghệ sĩ trưởng thành là hành trình kéo dài vài thập kỷ.

Adrienne Rich: Cartographies of Silence

Shahzia Sikander, Adrienne Rich: Cartographies of Silence, 2019, Pilar Corrias Gallery.

Sikander, nghệ sĩ có trụ sở tại New York, vốn là nhân vật hàng đầu trong làn sóng những nghệ sĩ nữ Trung Đông và Nam Á hồi sinh tranh thu nhỏ để kể các câu chuyện về tính siêu việt và cụ thể của nó. Cô và những nghệ sĩ đồng nghiệp như Hayv Kahraman, Arghavan Khosravi, Hamra Abbas, và Hiba Schahbaz đã thách thức phong cách hình ảnh và khái niệm truyền thống thông qua sự phức tạp về mặt kỹ thuật và tường thuật riêng của họ. Họ chuyển các bức tranh thu nhỏ sang nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm video, điêu khắc, đồng thời làm nền cho những câu chuyện lấy phụ nữ làm trung tâm.

Trong khi tập trung vào quyền tự chủ của phụ nữ, cũng như tình dục, nhóm nghệ sĩ này đồng thời khai thác nội tâm và tính siêu việt của nghệ thuật thu nhỏ.

Adrienne Rich: Prospective Immigrants Please Note

Shahzia Sikander, Adrienne Rich: Prospective Immigrants Please Note, 2019, Pilar Corrias Gallery.

Tranh thu nhỏ phát triển mạnh mẽ ở Ba Tư vào thế kỷ 13, bất chấp lệnh cấm nghiêm ngặt của đạo Hồi đối với việc vẽ tượng hình và tạo hình giống người. Ngay sau đó, thể loại này lại nổi lên ở Đế chế Ottoman, cũng như Ấn Độ, đặc biệt dưới thời Đế chế Mughal vào thế kỷ 16 và 17. Những tác phẩm nghệ thuật này tái hiện quy mô nhỏ của nhiều chủ đề, chẳng hạn như các sự kiện lịch sử, cuộc sống cung đình hàng ngày, thiên nhiên, hay thư pháp,… Các định dạng khác nhau từ một bản thảo với nhiều trang đến một tờ giấy, nhưng cam kết của các nghệ sĩ với quan điểm và hình tượng là nhất quán.

Back Bend 2

Hayv Kahraman, Back Bend 2, 2020, Pilar Corrias Gallery.

Azra Tüzünoğlu và Gülce Özkara, hai giám tuyển phụ trách triển lãm nhóm ” Miniature 2.0: Miniature in Contemporary Art” tại Bảo tàng Pera của Istanbul, chia sẻ: “Trong một thế giới hỗn loạn và còn nhiều bất công, các phương thức tiếp cận đương đại đối với nghệ thuật thu nhỏ hứa hẹn mang đến sự thay thế và tiếp nối thú vị trong tương lai.”

Theo đó, những nữ nghệ sĩ cảm thấy hiệu quả và thuyết phục khi tham gia thực hành sáng tác nghệ thuật thu nhỏ vì tính thu nhỏ đó rất giống với sự kiểm soát của chủ thể nam giới da trắng thuộc địa đối với cơ thể người phụ nữ.

Khả năng không thể xâm phạm của cả nữ nghệ sĩ và thẩm mỹ thu nhỏ trong lịch sử nghệ thuật tiến bộ lấy phương Tây làm trung tâm là kết quả của những cấu trúc văn hóa xã hội tương đương ảnh hưởng đến nghệ thuật đương đại ngày nay.

Shahzia Sikander, detail of The Scroll, 1989–90. © Shahzia Sikander. Courtesy of the artist; Sean Kelly, New York; and the Morgan Library & Museum.

Shahzia Sikander, detail of The Scroll, 1989–90.

Hình ảnh người phụ nữ trong vũ trụ của Sikander đại diện cho cuộc đấu tranh của nữ giới trong lịch sử. Họ có những suy nghĩ, cảm xúc,… được thành hình từ truyền thống và kỹ thuật viết tay điêu luyện của Trung, Nam và Đông Á.

Shahzia Sikander, Uprooted Order, Series 3, No. 1, 1997. © Shahzia Sikander. Courtesy of the artist; Sean Kelly, New York; and the Morgan Library & Museum.

Shahzia Sikander, Uprooted Order, Series 3, No. 1, 1997.

Dự án nổi tiếng của Sikander mang tên The Scroll (1989 – 1990) xuất phát từ nỗ lực tìm kiếm tiếng nói phê phán chống lại áp bức thuộc địa và chế độ gia trưởng, được cô diễn tả bằng nghệ thuật thu nhỏ. Tác phẩm bao gồm những miêu tả tỉ mỉ về hình tượng phụ nữ trên mảnh giấy wasli truyền thống. Sikander mô tả The Scroll là một bài thơ sử thi, mở ra câu chuyện từ trái sang phải về những xung đột nội tâm lẫn xã hội người phụ nữ. Lao động và chiêm nghiệm sâu sắc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành tác phẩm do các quy luật nghiêm ngặt quy định quyền tự do của phụ nữ.

Hayv Kahraman, Chameleons, 2021 (trái), Anti/Body (phải).

Đối với nghệ sĩ người Mỹ gốc Iraq Hayv Kahraman, những cuốn sách cũng đóng vai trò như lối vào thế giới nghệ thuật thu nhỏ trong nền văn hóa của cô. Khi còn là một đứa trẻ lớn lên tại Baghdad, cô đã bắt gặp những hình ảnh về trường phái hội họa thu nhỏ ở đây và tìm hiểu đỉnh cao truyền thống này trong thế kỷ 12. Ngày này, thực hành sáng tác của Kahraman nổi tiếng với những miêu tả giàu màu sắc về lòng kiên trì của người phụ nữ, qua tạo hình cơ thể biến dạng  nhưng phảng phát năng lượng an lành, trên vải lanh màu nâu. Cô thường vẽ người phụ nữ với mái tóc củ hành và đôi mắt nhìn xuyên thấu, tạo nên cảm giác mộng trong nét thanh tao và kiên cường.

Cách tiếp cận đương đại của Kahraman với nghệ thuật thu nhỏ phù hợp với các bản thảo từ thế kỷ 11 của thi sĩ Maqumat al Hariri. Cô nhấn mạnh khắc họa biểu hiện khuôn mặt và chuyển động của nhân vật, đồng thời kết nối truyền thống ở cấp độ văn học bằng cách viết tiếng bản ngữ lên tác phẩm. Hơn nữa, Maqamat còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các bức chân dung về cơ thể của Kahraman. Ngoài vẻ đẹp sinh động, hấp dẫn tính nữ trong tranh của Kahraman thể hiện qua sự giải phóng cơ thể và linh hồn.

Arghavan Khosravi, Black Rain, 2021. Courtesy of the artist and Rachel Uffner Gallery.

Arghavan Khosravi, Black Rain, 2021.

Nghệ sĩ Iran Arghavan Khosravi học nghệ thuật thu nhỏ từ cha mình, một kiến trúc sư về loại hình kiến trúc Hồi giáo và Ba Tư truyền thống. Tuy nhiên, cho đến khi bắt đầu chương trình MFA tại Đại học Tehran, cô mới bắt đầu dẫn thân tìm hiểu sâu về nghệ thuật thu nhỏ tại Iran. Triển lãm gần đây của nghệ sĩ là In Between Places tại phòng trưng bày Rachel Uffner, thể hiện mối quan tâm của cô với thẩm mỹ kiến trúc và chiều sâu của tranh thu nhỏ.

Arghavan Khosravi, The Suspension, 2020 (trái) và Patiently Waiting, 2021 (phải).

Mô tả kiến trúc là một phần trong nghệ thuật thu nhỏ của Ba Tư luôn khiến cô thích thú. Những bức tranh ba chiều của cô càng trở nên thuyết phục với diễn giải này. Cô cũng thường đề cập vấn đề chính trị giữa đất nước quê hương và Hoa Kỳ, nơi cô đang lưu trú.

Hamra Abbas, from the series Every Color, 2020

Nghệ sĩ Pakistan Hambra Abbas bắt đầu vẽ tranh thu nhỏ khi theo học tại trường nghệ thuật. Loạt tranh Every Colour của Abbas được giới thiệu tại Asia Society Triennial 2020 – 2021 thu hút các thành viên cộng đồng chuyển giới ở Lahore nhờ khả năng hồi sinh nghệ thuật vẽ chân dung. Hoàn toàn loại bỏ nền và cơ thể, cô ấy đưa người xem đối diện với khuôn mặt chủ thể với thẩm mỹ hiện thực, là kết quả của thực hành điêu khắc và hội họa, cách điệu hẳn với nghệ thuật thu nhỏ truyền thống.

Hiba Schahbaz, installation view of “In My Heart” at Rockefeller Center, New York, 2021. Photo by Olympia Shannon. Courtesy of the artist and Art Production Fund.

Hiba Schahbaz, sắp đặt tác phẩm “In My Heart” tại Rockefeller Center, New York, 2021

Trong khi đó, họa sĩ Hiba Schahbaz bị thu hút mạnh mẽ bởi những chi tiết phức tạp của bức tranh thu nhỏ. Triển lãm gần đây của cô mang tên In My Heart là bản tình ca về sự hàn gắn mang tính tập thể, được thể hiện qua bức tranh tường dài 38 mét, nổi bật với hình tượng người phụ nữ trầm ngâm, lấy cảm hứng từ chính tâm hồn nữ họa sĩ.

Có thể nói, giữa những hỗn loạn và bất ổn xã hội, nghệ thuật thu nhỏ đã và đang cung cấp cơ hội để người nghệ sĩ bộc lộ bản thân một cách kiên cường.

(Theo Artsy)


 
Back to top