Giải thưởng Max Mara 2020 vinh danh Emma Talbot là người chiến thắng lần thứ tám
Giám đốc OBE của Phòng trưng bày Whitechapel, Iwona Blazwick công bố nghệ sĩ Emma Talbot là người chiến thắng Giải thưởng nghệ thuật Max Mara năm 2020 dành cho phụ nữ.
Được thành lập để hỗ trợ những nghệ sĩ nữ mới nổi của Anh trên con đường nghệ thuật, Giải thưởng nghệ thuật Max Mara được tổ chức hai năm một lần từ năm 2005. Người thắng cuộc sẽ đến Ý sáu tháng, và có cơ hội phát huy tiềm năng cũng như trưng bày tác phẩm gốc trong Phòng trưng bày Whitechapel ở Luân Đôn, hoặc trong các triển lãm cá nhân lớn của Ý như Collezione Maramotti.
Giải thưởng được công bố tại Phòng trưng bày Whitechapel, London, với ban giám khảo gồm Giám đốc OBE của Phòng trưng bày Whitechapel, Iwona Blazwick, cùng một hội đồng gồm các chuyên gia về nghệ thuật thế giới bao gồm nghệ sĩ biên kịch Florence Ingleby, nghệ sĩ Chantal Joffe, nhà sưu tập Fatima Maleki và nhà phê bình nghệ thuật Hettie Judah. Tất cả đều hài lòng với việc giải thưởng đã thuộc về Talbot, người chiến thắng thứ tám trong lịch sử giải thưởng Max Mara. Danh sách đề cử chung cuộc gồm nhiều cá nhân tài năng khác như Allison Katz, Katie Schwab, Tai Shani và Hanna Tuulikki.
Emma Talbot sống và làm việc ở London từ năm 1969. Cô đã dành cả đời mình để vẽ, thiết kế các tác phẩm sắp đặt và điêu khắc. Cô luôn nỗ lực để khám phá các khía cạnh bên trong của suy nghĩ cá nhân, cảm xúc và cuộc đời.
“Emma Talbot thực hiện các bức vẽ rạng rỡ và tác phẩm điêu khắc đa sắc trên quy mô hoành tráng; kết hợp từ ngữ và hình ảnh để thể hiện sự trữ tình và nỗi đau của chủ thể. Tất cả chúng ta cùng trông đợi cuộc sống và trải nghiệm ở Ý sẽ tác động đến thẩm mỹ và tầm nhìn của người chiến thắng giải thưởng nghệ thuật Max Mara năm nay!” – Iwona Blazwick, Giám đốc OBE của Phòng trưng bày Whitechapel, cho biết.
Làm việc với các bức tranh từ vải, kết hợp những đoạn chú thích của riêng mình bên cạnh những câu văn trích dẫn, các tác phẩm của Talbot phản ánh các vấn đề chính trị xã hội, bình đẳng giới, cuộc sống tự nhiên và xã hội trong bối cảnh của công nghệ và ngôn ngữ.
Lấy cảm hứng mạnh mẽ từ bức tranh của Gustav Klimt có tựa đề “Three Ages of Woman (1905)”, tác phẩm dành chiến thắng của Emma Talbottrong với hình tượng người phụ nữ khỏa thân đứng trong sự xấu hổ toát lên mong muốn đặt ra các câu hỏi về quyền lực, thái độ với thiên nhiên và đại diện của người phụ nữ, thông qua lăng kính cá nhân sâu sắc.
Trong tác phẩm dự Giải thưởng, Talbot đã khắc họa sống động hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi vượt qua hàng loạt thử thách tương tự 12 thử thách của Hercules. Thông qua đó, Talbot gửi gắm tiềm năng tái cấu trúc xã hội đương đại, đồng thời chống lại các thái độ tiêu cực phổ biến đối với người lớn tuổi.
“Emma Talbot đã tạo ra một dự án rất nguyên bản và đặc sắc, hy vọng cô ấy sẽ tận dụng được những tiềm năng đáng kinh ngạc mà Ý mang lại khi đi sâu vào lịch sử nghệ thuật, kỹ thuật kết cấu và sự đa dạng của các vùng lãnh thổ: tất cả các yếu tố quan trọng cho nỗ lực trong tương lai của cô. Chúng tôi rất mong được chào đón cô ấy đến Ý và Collezione Maramotti”. – Luigi Maramotti, Chủ tịch của Max Mara.
Dành thời gian ở Rome, Reggio Emilia và Sicily, với các điểm dừng chân ở Milan, Como, Florence và Prato, sáu tháng của Talbot ở Ý sẽ mang đến cơ hội để cô tiếp tục nghiên cứu về thần thoại cổ điển, tranh lụa truyền thống, nghề thủ công dệt may, các địa điểm khảo cổ, núi lửa và làm việc cùng với các thợ thủ công địa phương của mỗi thành phố để có được các kỹ năng mới.
Thông qua việc có được kiến thức cần thiết để hiện thực hóa đề xuất của mình, Emma Talbot chắc chắn sẽ sáng tạo một bộ sưu tập mới, nó sẽ được trưng bày đầu tiên tại Phòng trưng bày Whitechapel và sau đó tại Collezione Maramotti, Reggio Emilia, Ý, vào năm 2021.