Sáng tạo nghệ thuật về đề tài nhân quyền: Một giải thưởng lớn có tầm ảnh hưởng tại Hồng Kông
Giải thưởng Nghệ thuật Nhân quyền Hồng Kông (Hong Kong Human Rights Arts Prize -HKHRAP) sẽ trở lại trong tháng này nhằm thể hiện và làm sáng tỏ những vấn đề bất công trong thành phố nói riêng và quốc tế nói chung.
Nói đến Giải tưởng Nghệ thuật Nhân quyền Hồng Kông, nhà giám tuyển Chantal Wong chia sẻ sẻ những ấn tượng đặc biệt về các tác phẩm đầy nội lực được gửi về, đặc biệt là từ những cá nhân không có xuất thân từ nền tảng nghệ thuật. Cô ám ảnh với tác phẩm thể hiện người phụ nữ củaOphelia Jacrini – nghệ sĩ Pháp đang sinh sống tại Hồng Kông – với thông điệp giải phóng cơ thể và phá vỡ sự kỳ thị đối với ảnh khỏa thân, cũng như những hình ảnh đen trắng vào năm 2013 của nhiếp ảnh gia Xyza Cruz Bacani, phản ánh tình trạng lạm dụng thể xác mà các công nhân Hồng Kông phải chịu đựng.
Chantal Wong, Giám đốc khách sạn Eton kiêm đồng sáng lập Learning Together (tổ chức từ thiện hỗ trợ người tị nạn), chia sẻ: “Có người được đào tạo về nghệ thuật, có người thì không. Nhưng điều đó không hề ảnh hưởng đến giá trị của tác phẩm nghệ thuật. Đây là một trong số ít các giải thưởng mà người gửi đơn không nhất thiết là một nghệ sĩ chuyên nghiệp. Điều này đồng thời gia tăng tính bất ngờ. Nó thay đổi cách nghĩ của chúng ta về định nghĩa nghệ sĩ trong xã hội.”
Sáng tạo nghệ thuật về đề tài nhân quyền: Một giải thưởng lớn và ảnh hưởng tại Hồng Kông
Đây là lần thứ 6 HKHRAP được tổ chức. Giải thưởng được Trung tâm Tư pháp Hồng Kông (Justice Centre Hong Kong) tổ chức hàng năm kể từ năm 2013, và dành cho tất cả các nghệ si thị giác sinh ra ở Hồng Kông, những người giải quyết các vấn đề nhân đạo tại địa phương và quốc tế.
Hội đồng giám khảo sẽ lựa chọn tác phẩm và danh sách này sẽ được trưng bày tại Viện Goethe ở Trung tâm Nghệ thuật Hồng Kông (Hong Kong Arts Centre) trước khi công bố người chiến thắng và hai á quân. Người chiến thắng sẽ nhận giải thưởng tiền mặt trị giá 4.515 USD. Năm nay còn có hai giải bổ sung: giải thưởng cho tác phẩm điện ảnh hoặc video ngắn hay nhất, và giải thưởng dành cho sinh viên.
Wong nằm trong đội ngũ giám khảo cùng nghệ sĩ địa phương nổi tiếng Kacey Wong, nghệ sĩ khái niệm (conceptual artist) Jeremy Deller; cùng các nghệ sĩ khác như Katie Vajda, Christy Chow và Peter Augustus Owen. Họ có nhiệm vụ cân nhắc, lựa chọn các tác phẩm để gọi tên người chiến thắng.
Raquel Amador, đồng sáng lập Trung tâm Tư pháp Hồng Kông kiêm luật sư nhân quyền đã giúp đỡ mọi người chạy trốn khỏi cuộc đàn áp và các vấn đề nhân quyền khác trong thành phố suốt hai thập kỷ nay, chia sẻ: “Cách nghệ sĩ nhìn nhận mọi thứ có thể giúp chúng ta hiểu vấn đề một cách tốt hơn. Nghệ sĩ là những người sống để cảm nhận thế giới.”
Năm nay, các tác phẩm gửi về tập trung vào các chủ đề như: nạn phân biệt đối xử với người dân tộc thiểu số, người tị nạn, lao động nhập cư, bình đẳng hôn nhân và nô lệ… Một loạt các vấn đề thực sự phản ánh tình trạng, theo như tuyên bố về quyền con người của Liên Hợp Quốc, bao gồm 30 quyền cơ bản có tầm quan trọng như nhau.
Kể từ khi thành lập, giải thưởng này đã chiếu rọi luồng sáng vào những người làm sáng tạo trong thành phố, họ có thể thường phải vật lộn để tiến sâu hơn vào thế giới nghệ thuật. Wong đặc biệt ghi nhớ tác phẩm của nhiếp ảnh gia người Philippines Bacani được chọn cho Giải thưởng Trung tâm Tư pháp (Justice Centre Choice Award) vào năm 2013. Tác phẩm của Bacani lột tả hoàn cảnh khắc nghiệt của những người phụ nữ từ Đông Nam Á đến làm việc tại Hồng Kông.
Nghệ sĩ sinh ra ở Úc Kate Vajda giành giải thường vào năm 2014 cho loạt ảnh “Can you see me yet?” (Bạn đã thấy tôi chưa?), tập trung khám phá những công nhân đóng vai trò xương sống trong xã hội nhưng bị xem như không tồn tại. Vadja cho biết thêm: “Nghệ thuật có thể có tác động vô cùng to lớn đến vấn đề nhân quyền và xã hội nếu các nghệ sĩ có cơ hội thảo luận về nó trong một diễn đàn công cộng, và sử dụng trí tưởng tượng để dưa ra quan điểm sống khác nhau.”
Năm nay, giải thưởng lần đầu tiên dành cho tất cả học sinh trung học có trụ sở tại Hồng Kông, với hạng mục “new student” (học sinh mới). Việc mở rộng cơ hội cho những người trẻ tuổi muốn thảo luận về vấn đề nhân quyền là điều rất quan trọng. Khi truyền thông kỹ thuật trở nên phổ biến hơn, hạng mục video với độ dài khoảng 45 giây cũng sẽ có mặt trong năm nay .
Nghệ thuật và các phong trào từ lâu đã song hành với nhau: từ phong trào nhân quyền ở Mỹ, phong trào chống chủ nghĩa Apathai ở Nam Phi và phong trào nữ quyền trên toàn cầu đã tạo ra vô vàn tác phẩm truyền cảm hứng, từ đó mang đến sự rõ ràng, bình đẳng cho toàn thế giới.
Các giải thưởng HKHRAP 2020
Giải thưởng Nghệ thuật Nhân Quyền Hồng Kông 2020: Kam Wa Magus Yuen (HK), Hong Kong Symposium 2019
Giải nhì: Benson Koo, tác phẩm video Dream Criminal
Giải nhì: Chan Kiu Hong, Mo Soeng
Giải thưởng mới cho năm 2020:
Giải thưởng Justice Centre Award: Ben Kostrzewa, The Portrait Project
Giải Student Award: Cristiana Papadopolous, Perpetual Climb
Giải “45 Seconds for Human Rights” Award: Man Chi Loy Armechan, Popo Dragon
Tất cả các tác phẩm nghệ thuật lọt vào danh sách hiện đang được trưng bày tại Viện Goethe Hồng Kông trong triển lãm được giám tuyển bởi nghệ sĩ và nhà văn Hồng Kông KY Wong. Khán giả cũng có thể tham gia cuộc triển lãm ảo trên Trang Facebook của Trung tâm Tư pháp Hồng Kông (Justice Centre Hong Kong). Tất cả các tác phẩm có thể mua thông qua đấu giá trực tuyến cho đến ngày 6 tháng 6 năm 2020, toàn bộ số tiền thu được sẽ dành cho nghệ sĩ đoạt giải và hỗ trợ hoạt động phi lợi nhuận quan trọng của Trung tâm Tư pháp Hồng Kông.