Mihrab: Những kiệt tác của nghệ thuật Hồi giáo
Mihrab là một hốc hình bán nguyệt trong những bức tường của nhà thờ Hồi giáo chỉ Qibla (hướng Kaaaba) ở Mecca, hướng linh thiêng của người Hồi khi cầu nguyện. Theo thời gian, mihrab đã chuyển từ những hốc đơn giản thành những kiệt tác trong nghệ thuật Hồi giáo.
Mihrab hình bán nguyệt đầu tiên được ghi nhận từ Nhà thờ Hồi giáo Tiên Tri (Mosque of the Prophet) tại Medina. Đây từng là nơi cư trú của nhà tiên tri Muhammad, sau này trở thành nơi tụ họp của ông và những đệ tử, dần dần trở thành Nhà thờ Hồi giáo đầu tiên.
Tuy nhiên, mihrabs có thể đã từng được sử dụng trước cả Muhammad, và chỉ dành riêng cho các mục đích khác nhau. Chúng dành cho những người có tầm quan trọng và địa vị cao trong xã hội. Bản thân từ mihrab đã đại diện cho vị trí “trên cao”, nơi quan trọng nhất của ngôi nhà.
Vị trí Bán đảo Ả Rập vốn là nơi giao thoa giữa các tôn giáo và nền văn hóa. Các mihrabs có thể đã được truyền cảm hứng từ các nền văn hóa khác nhau này. Trong hình trên, chúng ta có thể thấy ví dụ về một ngách được viết bằng tiếng Do Thái trong các thánh đường, trong khi đó, người La Mã cũng sử dụng các hốc để trưng bày các bức tượng của những vị thần.
Trang trí trong các Nhà thờ Hồi giáo không thể mô tả các sinh vật sinh động (Vì vai trò của Đấng Sáng tạo chỉ thuộc về Chúa), nên thư tháp và trang trí hoa văn arabesque chiếm vị trí quan trọng trong nghệ thuật tôn giáo. Các chữ khắc trên tường của mihrab này là một trích dẫn từ Chương Ánh sáng (24:35) của Kinh Qur’an:
“Chúa là ánh sáng của trời và đất. Ánh sáng của Ngài giống như một ngách trong đó làm một ngọn đèn, ngọn đèn được bao bọc trong thủy tinh – thủy tinh, như nó vốn là một ngôi sao lấp lánh…. Đức Chúa Trời hướng dẫn những ai muốn đến với ánh sáng của Ngài, và Đức Chúa Trời đặt ra các dụ ngôn cho loài người.”
Điều này đã giải thích mô típ lặp đi lặp lại của một chiếc đèn treo trong mihrab với một cây xanh mọc bên dưới, như tấm thảm xinh đẹp này với mục đích để cầu nguyện.