Refik Anadol chế tác bức họa canvas LED từ dữ liệu màu sắc của xe Rolls-Royce
Nghệ sĩ thị giác Refik Anadol đã sử dụng dữ liệu từ màu sắc xe Rolls-Royce được sản xuất trong thập kỷ trước để chế tạo bức tranh canvas LED, đồng thời khám phá thử thách và cơ hội mà chúng ta có thể đối mặt trong kỷ nguyên kỹ thuật số ngày hôm nay.
Được giới thiệu tại Frieze Los Angeles, “Art of Perfection: Data Painting” là cuộc nghiên cứu mới trong chương trình “Muse” của Rolls-Royce. Sáng kiến này ra đời với mục đích nâng cao phương tiện hình ảnh động đồng thời khám phá chất liệu và hỗ trợ ý tưởng nghệ thuật.
Anadol đã tạo ra những bức canvas LED nổi bật với họa tiết phong phú, truyền tải rõ nét bức họa được hình thành từ các dữ liệu tại trung tâm hoàn thiện bề mặt của Rolls-Royce ở Goodwood, Vương quốc Anh (địa điểm những chiếc xe được phun sơn). Dữ liệu tham chiếu màu của mỗi chiếc xe, cũng như thông tin tạo ra từ chuyển động robot được yêu cầu để áp dụng vào độ bóng bề mặt của mỗi chiếc xe. Cuối cùng, hình ảnh tùy chỉnh tạo nên tác phẩm nghệ thuật này đã được thiết kế chính xác nhằm bổ sung cho khung vẽ và không gian xung quanh.
Cuộc đối thoại về con người và máy móc
Nghệ sĩ Anadol quan tâm đến những thách thức và cơ hội mà chúng ta có thể đối mặt trong thời đại kỹ thuật số. Đây cũng là nghiên cứu về ý nghĩa của việc trở thành một con người trong kỷ nguyên máy móc và trí tuệ nhân tạo. Anh ấy đã khám phá nhận thức và trải nghiệm về thời gian và không gian đang thay đổi hoàn toàn khi công nghệ thống trị cuộc sống hàng ngày.
Nghệ thuật mà Anadol cố gắng khám phá giúp mọi người ở mọi lứa tuổi, nền tảng và nền văn hóa, cảm nhận rằng đây là bối cảnh mới trong tương lai. Nó gửi gắm thông điệp về sự phê bình cũng như hy vọng.
“Những gì đang diễn ra với thế giới loài người dường như quá nhanh và không thể dừng lại, cũng như sự thay đổi trong cuộc sống và sự phân nhánh của công nghệ cũng đang diễn biến theo chiều hướng ấy. Nghệ thuật mà tôi cố gắng khám phá giúp mọi người ở mọi lứa tuổi, nền tảng và nền văn hóa, cảm nhận rằng đây là bối cảnh mới trong tương lai. Nó gửi gắm thông điệp về sự phê bình cũng như hy vọng. Những kinh nghiệm này phần nào truyền cảm hứng cho ai đó đang nỗ lực khám phá sức mạnh mới của công nghệ cũng như “thiền” và tận hưởng thời gian lẫn không gian mới.” – Refik Anadol thẳng thắn chia sẻ.
Anadol chọn sử dụng dữ liệu làm sắc tố cùng với trí tuệ nhân tạo để tạo ra mục đích sau cùng cho tác phẩm. Một điều khá rõ ràng rằng máy móc có thể học. Thậm chí, chúng có thể gây ra ảo giác. Tuy nhiên, câu hỏi lớn là, từ góc độ nhân văn, chính xác là chúng ta đang làm gì với công nghệ này? Chính câu hỏi “ý nghĩa của việc trở thành một con người trong thế kỷ 21” đã giải thích cho tiến trình của chúng ta. Rất có thể, câu trả lời là mối quan hệ giữa chúng ta và hệ thống công nghệ đó.
Nghệ sĩ cũng chia sẻ thêm rằng tác phẩm nghệ thuật của anh góp phần giải quyết khoảnh khắc tình cờ, ẩn giấu trong các hệ thống máy móc và mục đích chính của anh là tạo ra khoảnh khắc thay đổi cuộc sống. Anh cũng lưu ý thêm rằng anh không cố gắng khiến con người trở nên máy móc hơn, mà suy đoán về khả năng máy móc trở nên giống con người hơn. Nói một cách đơn giản, Anadol đang cố gắng tìm kiếm “bản chất” con người trong những thứ không phải con người.
Nói một cách đơn giản, Anadol đang cố gắng tìm kiếm “bản chất” con người trong những thứ không phải con người.
Đối với Anadol, nghệ thuật thuộc về con người và trí tưởng tượng. Trong từng khoảnh khắc của nhân loại, chúng ta luôn được truyền cảm hứng bởi công nghệ. Hoặc là, chúng ta tìm thấy ngọn lửa và nấu ăn cùng đồng loại, hoặc là cùng công nghệ đó, con người dần trở nên xa cách nhau. Anh cảm thấy kịch bản thứ hai gần với những gì đang xảy ra với thế giới chúng ta. Chúng ta hiện sở hữu một trong những công cụ tuyệt vời cho phép chúng ta suy nghĩ, học hỏi và ghi nhớ. Anh hy vọng thứ nghệ thuật mà anh đang cố gắng tưởng tượng cuối cùng có thể trở thành nghệ thuật đúng nghĩa đồng thời là trải nghiệm kích thích cảm giác ấy. Góc nhìn này mang lại chiều sâu cần thiết cho bề mặt chính xác là những gì mà nghệ thuật có thể thực hiện.
Cuộc trưng bày nghệ thuật audio-visual của nghệ sĩ gốc Thổ Nhĩ Kỳ Anadol diễn ra tại Bảo tàng Hammer, (Los Angeles, Hoa Kỳ); International Digital Arts Biennial (Montreal, Canada); và Arts Electronica Festival (Linz, Áo). Anadol không giấu được niềm hạnh phúc khi Rolls-Royce đã chia sẻ nguồn dữ liệu phức tạp của hãng với anh, từ đó trở thành nguồn nguyên liệu cần thiết và quan trọng cho những tác phẩm thú vị này.
Forbes
Độc giả quan tâm có thể tìm hiểu thêm tại Chương trình nghệ thuật Rolls-Royce Muse