ART & CULTURE

Vụ trộm châu báu kinh hoàng ở Bảo tàng Green Vault: Hàng trăm triệu euro bốc hơi trong vài phút

Nov 29, 2019 | By Trang Ps

Những tên trộm ở thành phố Dresden của Đức đã đột nhập vào bảo tàng Grünes Gewölbe (Green Vault) để ăn cắp một trong những bộ sưu tập nghệ thuật lớn nhất châu Âu, trong đó có ba bộ trang sức vô giá từ thế kỷ 18. Truyền thông Đức nhấn mạnh đây là vụ trộm lớn nhất kể từ cuộc chiến tranh thế giới thứ 2.

Vụ cướp kinh hoàng diễn ra vào rạng sáng thứ 2 (25/11) sau khi một đám cháy bùng phát tại điểm phân phối điện gần đó, làm vô hiệu hóa báo động của bảo tàng và khiến khu vực chìm trong bóng tối. Dù bị cắt điện, một camera giám sát đã quay lại được cảnh hai người đàn ông đột nhập vào Grünes Gewölbe (Green Vault – Bảo tàng Châu báu) tại Cung điện Hoàng gia của thành phố Dresden.

Volker Lange, người đứng đầu lực lượng cảnh sát Dresden, cho biết rằng những tên trộm đã đập vỡ cửa sổ và băng qua hàng rào trước khi tiếp cận và phá vỡ một tủ trưng bày trong Phòng Ngọc của Grünes Gewölbe.

Cảnh sát đã có mặt tại hiện trường chỉ trong vòng vài phút, sau khi được báo cáo về vụ cướp ngay trước 5 giờ sáng (theo giờ địa phương). Nhưng lúc này, các nghi phạm đã tẩu thoát. Một chiếc xe bốc cháy được tìm thấy ở Dresden vào đầu ngày thứ 2, được cho là phương tiện chạy trốn của những tên trộm. Cảnh sát đã thiết lập những rào chắn trên đường tiếp cận đường cao tốc quanh thành phố, nhằm ngăn chặn các nghi phạm tẩu thoát xa hơn. Tuy nhiên, khoảng cách gần nhau giữa phòng trưng bay và xa lộ được cho là “điểm cộng” để giúp cuộc trốn thoát này diễn ra dễ dàng.

Vụ trộm kinh hoàng ở Bảo tàng Green Vault: Hàng trăm triệu euro bốc hơi trong vài phút

Truyền thông Đức cho biết thiệt hại từ vụ trộm lên đến hàng trăm triệu euro. Nhưng Marion Ackermann, Giám đốc bộ sưu tập nghệ thuật quốc gia của Dresden, lại nhấn mạnh rằng không thể ước đoán giá trị của những món đồ bị ăn cắp. Ackermann chia sẻ: “Chúng tôi không thể đưa ra một con số nhất định vì những giá trị ấy không thể bán được”. Đây cũng là cách để khiến những tên trộm không phá vỡ bộ sưu tập thành từng mảnh.

Ackermann tiết lộ những thứ bị đánh cắp bao gồm ba bộ kim cương vô giá của Hoàng cung, bao gồm cả những viên kim cương sáng chói từ thế kỷ 18 của người sáng lập bảo tàng.

Được thành lập bởi Augustus the Strong và Elector of Saxony vào năm 1723, Grünes Gewölbe là một trong 12 bảo tàng lưu giữ những bộ sưu tập nghệ thuật nổi tiếng của thành phố Dresden. Đúng như tên gọi, nhiều phòng trưng bày nơi đây được sơn màu xanh malachite mê hoặc.

Là một trong những bảo tàng lâu đời nhất của châu Âu, Grünes Gewölbe lưu giữ những kho báu bao gồm hình tượng Moor 63,8 cm được đính ngọc lục bảo và viên sapphire 547,71 cara do Sa hoàng Peter I của Nga tặng.

Móc mũ kim cương – Bao gồm 15 viên kim cương lớn, hơn 100 viên nhỏ và một viên kim cương 16 cara nằm ở trung tâm. Trang sức tinh xảo này sẽ được khâu vào vành mũ. Món đồ này được sản xuất vào những năm 1780.

Cũng được tạo ra cho Frederick Augustus III, tác phẩm này được làm từ hơn 230 viên kim cương riêng lẻ. Công việc chế tác được bắt đầu trước năm 1756.

177 viên ngọc trai trong chiếc vòng cổ này có kích thước từ 6,5 mm (0,26 inch) đến 12,9 mm (0,51 inch). Những viên ngọc trai được phát hiện riêng lẻ vào khoảng trước năm 1734, nhưng chỉ được xâu chuỗi lại thành một sợi dây chuyền duy nhất trong khoảng thời gian từ 1927 đến 1937.

Những viên kim cương được sắp xếp theo mô típ giống như những chiếc lá xòe ra của cây cọ.

Dài 96 cm (38 inch) và nặng 553 gram (1,2 pounds), thanh kiếm này được đi kèm với bao kiếm hoặc vỏ bọc, chứa gần 800 viên kim cương.

Bảo tàng hiện được chia làm hai phần: phần lịch sử và phần mới hơn. Vụ trộm hôm thứ 2 đã nhắm vào phần lịch sử, chiếm khoảng ¾ đồ châu báu của bảo tàng.

Lối vào hầm phòng lịch sử phải được đặt trước và giới hạn khách tham quan mỗi ngày. Các cuộc triển lãm được sắp xếp thành 9 phòng, bao gồm một phòng ngà, phòng mạ bạc và Hội trường Kho báu trung tâm.

Michael Kretschmer, lãnh đạo của bang Saxony (hay còn gọi là Sachsen, trong đó Dresden là thủ phủ), cho biết ông đã bị kiệt quệ hoàn toàn khi nghe tin tức này. Ông nói, không chỉ những kho báu trong phòng trưng bày bị cướp mà đó là cả văn hóa và con người Saxon. Bạn không thể hiểu lịch sử của đất nước Đức, cùng bang tự do Sachsen nếu như không có Grünes Gewölbe và các bộ sưu tập của nó.

Thiết kế được tạo ra giống với một con chim, với một viên kim cương hình giọt lớn tượng trưng cho cơ thể của nó và hai bàn chân có móng vuốt được nhô ra từ viên ngọc.

Kiểu nơ trang trí này là một họa tiết phổ biến trong đồ trang sức của thế kỷ 18 và sẽ được phụ nữ của triều đình đeo dưới đường viền cổ áo. Viên ngọc chứa hơn 660 viên kim cương riêng lẻ với một viên kim cương trọng lượng kết hợp 614 cara.

Hoàn thành tại Geneva vào nửa cuối những năm 1740, viên ngọc này là tác phẩm của thợ kim hoàn Thụy Sĩ và thợ cắt kim cương nổi tiếng Jean Jacques Pallard. Vật phẩm này có hình dạng của một ngôi sao tám cánh, với một viên kim cương 20 cara ở trung tâm và một cây thánh giá của người Malta được làm từ hồng ngọc.

Chỉ riêng Grünes Gewölbe đã bao gồm 10 phòng trưng bày đầy đủ với khoảng 3.000 mặt hàng trang sức và các kiệt tác khác. Tòa nhà đã bị hư hại nặng nề trong chiến tranh thế giới thứ 2, nhưng sau đó đã được khôi phục hoàn toàn, mở cửa trở lại đón du khách quốc tế vào năm 2006. Grünes Gewölbe trở thành “nam châm” thu hút khách du lịch kể từ năm 1724, trong lần đầu tiên mở cửa cho công chúng.

Một trong những kho báu nổi tiếng và quý giá nhất của bảo tàng là kim cương xanh Dresden cùng với các tác phẩm có giá trị khác hiện đang được Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, New York mượn triển lãm.

Roland Wöller – Bộ trưởng Nội vụ của Sachsen, cho biết: “Đây là một ngày cay đắng đối với di sản văn hóa Sachsen. Những tên trộm đã đánh cắp kho tàng văn hóa có giá trị vô cùng, không chỉ dừng lại ở ý nghĩa vật chất mà còn là giá trị vô hình đối với bang Sachsen. Wöller cho biết cảnh sát đã thành lập một nhóm điều tra viên đặc biệt để theo đuổi vụ án. “Chúng tôi sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình không chỉ để mang kho báu văn hóa trở lại, mà còn bắt được thủ phạm” – ông nói.

Các chuyên gia về trộm cắp hàng đầu quốc tế đang suy đoán về động cơ của kẻ trộm. Ông Arthur Brand, thám tử nghệ thuật người Hà Lan, người đã gây chú ý vào đầu tháng này khi phát hiện chiếc nhẫn vàng đã mất từ ​​lâu của nhà văn Oscar Wilde, cho biết châu báu trong bảo tàng có thể đã bị đánh cắp bởi những người hy vọng bán chúng – người sẽ sớm nhận ra rằng ít hy vọng để làm như vậy.

Nhưng kịch bản tệ hơn là những tên trộm chuyên nghiệp sẽ biến những đồ châu báu này thành vàng, bạc tan chảy và bán chúng một cách riêng biệt. Tuy nhiên, sau khi tác phẩm bị phá hủy thì giá trị của nó cũng biến mất mãi mãi.

Bernhard Pacher, quản lý nhà đấu giá nghệ thuật Hermann Historyica, nói rằng nếu đồ châu báu kia có giá trị 1 tỷ euro thì khi bị phá vỡ hay tan chảy, chúng vẫn được giá (ít nhất 200 triệu euro).

Đây là vụ trộm cao cấp thứ hai diễn ra ở Đức trong những năm gần đây, sau khi một đồng xu vàng 24 cara nặng 100 kg bị đánh cắp từ bảo tàng Bode vào năm 2017.

Cùng xem lại những vụ trộm đẳng cấp thế giới:

100 triệu bảng kim cương

Năm 2003, 100 triệu bảng kim cương đã bị đánh cắp từ Trung tâm kim cương ở Antwerp, Bỉ. Một số kim cương đã được phục hồi.

Vụ cướp ở Cannes

Một tên trộm ở Cannes đã kiếm được hơn 90 triệu bảng khi ăn cắp ngọc trong triển lãm ở khách sạn Carlton, nơi Alfred Hitchcock quay bộ phim To Catch a Thief. Những viên ngọc vẫn chưa được tìm thấy.

V cướp sân bay 58 triu bng

Năm 2005, một vụ trộm kim cương trị giá 58 triệu bảng đã diễn ra tại sân bay Schipol của Amsterdam. Mặc dù cảnh sát đã thu hồi được một số, nhưng giá trị 43 triệu bảng còn lại thì chưa.

Trm cp 56 triu bng Paris

Năm 2008, cửa hàng boutique của Harry Winston gần Champs-Elysees, Paris đã bị một nhóm đàn ông trang điểm đột kích, với tổng giá trị thiệt hại lên tới 56 triệu bảng.

V cướp Mayfair tr giá 40 triu bng

Năm 2009, Cửa hàng kim cương của Graff ở Mayfair đã bị tước nhẫn và kim cương trị giá hơn 40 triệu bảng. Có khả năng những viên ngọc đã bị phá vỡ và bán ra thị trường quốc tế.

(Theo theguardian)


 
Back to top