Ethipopia lập kỷ lục Guinness khi trồng 350 triệu cây mỗi ngày
Thủ tướng Abiy Ahmed của Ethiopia đã cùng nhân dân nỗ lực trồng cây trong mùa hè này. Ethiopia không chỉ lập kỷ lục Guinness khi trồng 350 triệu cây mỗi ngày mà ngài thủ tướng còn vận động nhiều quốc gia đồng hành và lan tỏa chiến dịch nhân văn này.
Bất cứ người dân nào của Ethiopia, không kể nam hay nữ, già hay trẻ, từ sinh viên, nông dân, chuyên gia, doanh nhân, nhà chức trách, nhà môi trường và quan chức chính phủ đã chung tay xây dựng một Ethiopia văn minh hơn, xanh sạch đẹp hơn bằng cách trồng hàng triệu cây vào thứ Hai vừa qua.
Theo như chính phủ chia sẻ, đây là ngày hội trồng cây đi vào lịch sử của quốc gia, với 350 triệu cây được trồng chỉ trong một ngày.
Dự án trồng cây này nằm trong một phần chiến dịch bảo vệ môi trường, chống lại nạn phá rừng và biến đổi khí hậu của ông Ahmed. Hoạt động ý nghĩa này cho phép nhiều trường học và văn phòng chính phủ đóng cửa, để khuyến khích mỗi công nhân, đặc biệt là người trẻ tham gia chương trình. Chương trình có sự hỗ trợ của một số nhóm viện trợ quốc tế. Mục đích ban đầu là có thể trồng ít nhất 200 triệu cây mỗi ngày, nhưng con số ấy đã vượt ngưỡng đáng kinh ngạc, gần gấp đôi (350 triệu cây). Theo Guinness World Records, kỷ lục trồng cây trước đó thuộc về bang Uttar Pradesh của Ấn Độ, với 50 triệu cây được trồng vào năm 2016.
PM Abiy Ahmed met with @WFPChief to discuss further strengthening support to #Ethiopia. WFP have been engaged in food security & nutrition, and early warning & climate action among other focal areas. The two planted seedlings as part of the #GreenLegacy initiative. #PMOEthiopia pic.twitter.com/UhK9nkHG4n
— Office of the Prime Minister – Ethiopia (@PMEthiopia) July 25, 2019
Theo nghiên cứu và khảo sát, diện tích rừng của hành tinh chúng ta đang bị thu hẹp trầm trọng với tốc độ đáng báo động. Vì thế, các chiến dịch trồng cây đã dấy lên trên toàn thế giới, với mục tiêu chống biến đổi khí hậu, xói mòn đất và hủy hoại môi trường. Sau khi mất phần lớn diện tích rừng, Trung Quốc đã trở thành quốc gia tiên phong trong việc trồng cây. Theo đó, nhiều quốc gia cũng ký vào chiến dịch trồng cây trên diện rộng.
Earth Day Network kêu gọi trồng 7,8 tỷ cây vào Ngày Trái Đất trong năm tới. Mỗi cây tương đương với một người dân trên hành tinh này.
#Ethiopia began its National Tree Planting compaign to plant 200M trees a day. @UNEnvironment supports the campaign 2 reach 4 billion trees as response to fight land degradation & climate change @SDG2030 #GreenLegacyEthiopia pic.twitter.com/3e91r1f32W
— UN Environment Programme in Africa (@UNEP_Africa) July 29, 2019
Hiện tại, có khoảng 900 triệu ha đất – gần bằng diện tích Hoa Kỳ, không được sử dụng và không hỗ trợ môi trường rừng. Và điều này thu hút sự quan tâm của nhiều nhà môi trường trên toàn cầu. Nếu cây được trồng trên tất cả các vùng đó, khi trưởng thành, chúng có thể lưu trữ khoảng 2/3 lượng carbon mà con người thải ra trái đất thông qua hoạt động công nghiệp đầy tham vọng của chính họ.
Vào đầu thế kỷ 20, khoảng 1/3 Ethiopia được bao phủ bởi rừng, nhưng con số này đã bị giảm xuống còn 4% vào năm 2000. Dân số đất nước tăng vọt lên 100 triệu người, gấp khoảng 5 lần so với năm 1960. Tăng trưởng dân số cộng thêm nhận thức kém đã khiến nạn phá rừng cũng như nhu cầu đất nông nghiệp tăng lên. Từ năm 1990 đến năm 2015, Ethiopia mất 2,6 triệu ha rừng, vì thế, đây là một trong những quốc gia tham gia chiến dịch trồng rừng kéo dài hàng thập kỷ của Liên Hợp Quốc.
I did my share to #PlantMyPrint and leave a #GreenLegacyEthiopia 💪🏼🇪🇹
Such an exciting campaign that went beyond expected!
Well done #Ethiopia on breaking the record of planting over 353 million trees in just a day! pic.twitter.com/lviRQYIQwd— Bitania Lulu Berhanu (@bitania_lulu) July 29, 2019
Đồng hành trong chiến dịch nhân văn này, các tổ chức như Farm Africa đã làm việc cùng người dân Ethiopia và các quốc gia khác nhằm bảo vệ rừng. Trang trại châu Phi đã hỗ trợ người dân ở tỉnh Bale phát triển ngành nghề tương thích với rừng như nuôi ong, sản xuất tinh dầu, làm đồ nội thất bằng tre và sử dụng bếp tiết kiệm để giảm sự phụ thuộc vào củi.