Sống

Một thập kỷ nhìn lại: Từ WSJ – 10 sự kiện quan trọng diễn ra trên thế giới suốt một thập kỷ qua

Dec 31, 2019 | By Trang Ps

Trong thập kỷ qua (2010 – 2019), thế giới đã chứng kiến nhiều thay đổi và tiến bộ từ lĩnh vực chính trị – kinh tế – văn hóa và xã hội. Trước khi bước sang năm mới 2020, tờ WSJ điểm lại những sự kiện quan trọng diễn ra trong thời gian này. 

Donald Trump trở thành Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ; Anh quyết định tách ra khỏi EU; sự bùng nổ của truyền thông xã hội; Mỹ chính thức công nhận hôn nhân đồng giới; sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc… là những dự kiện quan trọng diễn ra trong thập kỷ qua.

Nền kinh tế nhìn chung tăng trưởng chậm nhưng đều đặn, nhưng cuộc khủng hoảng tài chính đã để lại dấu dấn khó phai trong chính trị và xã hội thế giới. Thay vì cố gắng tóm tắt lại những dự kiện quan trọng xảy ra trên thế giới kể từ năm 2010, bài viết này cung cấp một số góc nhìn nhằm phản ánh xu hướng và tạo tiền đề phát triển cho những năm sắp tới.

1/ Thị trường chứng khoán: Hoa Kỳ vẫn dẫn dầu

Nguyên nhân thúc đẩy sự vượt trội của Hoa Kỳ trong lĩnh vực chứng khoán là quốc gia này đã hoạt động tốt hơn hẳn những đất nước khác (Theo James Mackffy). Với nền kinh tế hùng mạnh, công nghệ đột phá, không bị tác động bởi cuộc khủng khoảng tại châu Âu và nhiều thị trường mới nổi, cường quốc này giữ vững vị thế số 1 trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn nghi ngờ về tính bền vững của sự vượt trội này. Cùng lúc đó, các nhà đầu tư có vẻ đã quên bài học khủng hoảng tài chính diễn ra từ năm 2008-2009, bùng nổ mạnh mẽ đầu tiên tại Hòa Kỳ, sau đó lan ra các nước Âu châu và nhiều nơi khác trên toàn cầu.

Trong thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến nhiều công ty đứng sau những ứng dụng “hot” nhất trên thế giới và sở hữu giá trị kỷ lục. Chỉ riêng năm 2019, Hoa Kỳ đã xuất hiện 13 startup “kỳ lân” có giá trị từ 1 tỷ USD trở lên. Nhưng hoạt động của các “kỳ lân” vẫn chưa rõ ràng.

2/ Bùng nổ trong truyền thông xã hội

Image result for facebook ipo

Thập kỷ vừa qua chứng kiến sự bùng nổ dữ dội của truyền thông xã hội. Truyền thông xã hội ảnh hưởng mạnh mẽ lên tình hình chính trị và xã hội tòàn thế giới, thay đổi cách thức giao tiếp của con người, đồng thời làm dấy lên quan ngại về tính bảo mật, riêng tư. Năm 2010, có ít hơn 1 tỷ người trên thế giới tạo tài khoản trên trang mạng xã hội. Con số đó giờ đây đã tăng gấp ba lần, và Facebook, với một tỷ người sử dụng, giờ đây vẫn giữ vị trí số một sau khi đánh bại Myspace.

3/ Thập kỷ của điện thoại thông minh

Thập kỷ qua là thời đại của những chiếc smartphone, cuộc cách mạng phát trực tuyến và 5 công ty công nghệ lớn. Thị trường chứng khoán đã định giá nhóm 5 công ty bao gồm: Apple, Microsoft, Amazon.com, Google (thuộc tập đoàn Alphabet) và Facebook với tổng giá trị khoảng 4.000 tỷ USD. Đó là con số hết sức khổng lồ sau thời đại Standard Oil – Tập đoàn dầu lửa hùng mạnh của nhà tư bản John D. Rockefeller. Và tác động của các công ty này đối với xã hội được đánh giá là mang tính cách mạng không thua kém bất cứ sự kiện lớn nào khác trong lịch sử.

Để thấy rõ hơn về cách các công ty công nghệ này thu lợi trong suốt thập kỷ qua, hãy nhìn vào điện thoại thông minh. Apple đã ra mắt chiếc điện thoại thông minh với màn hình cảm ứng vào năm 2007, nhưng kể từ năm 2010, chúng ta đã bắt đầu chứng kiến nhiều ứng dụng lớn nhất xuất hiện, với vô vàn tuyệt tác smartphone đến từ nhiều hãng khác nhau.

4/ Xã hội thay đổi mạnh trong những năm qua

Hôn nhân đóng vai trò ít quan trọng hơn trong gia đình, trừ trường hợp hôn nhân đồng tính (được Mỹ chính thức công nhận vào năm 2015) đã đạt tỷ lệ cao hơn trên toàn cầu. Cùng với đó, vai trò của những tôn giáo coi trọng hình thức (organised religion) đang dần suy giảm, hơn một phần tư người lớn bảo rằng họ không theo bất cứ tôn giáo nào.

5/ Chính trị Hoa Kỳ chuyển đổi

Sự chia rẽ trong lòng xã hội Mỹ và hệ thống chính trị đang bị nới rộng và trở nên cứng rắn hơn. Thập kỷ qua, quốc gia đã chứng kiến sự trỗi dậy song song của chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa dân tộc. Thực tế, tỷ lệ người di dân và tị nạn đã lên rất cao ở Hoa Kỳ; các mối lo ngại về sự thay đổi văn hóa đã thôi thúc nhiều cử tri ủng hộ các đảng dân túy, các nhà lãnh đạo dân túy mặc dù người dân phải gánh chịu mối đe dọa kinh tế trực tiếp. Xu hướng này thể hiện trong mục tiêu mà các đảng dân túy tuyên bố công khai: “giành lại đất nước mình”.

6/ Sự trỗi dậy của Trung Hoa

Image result for china

Trung Hoa nổi lên như một cường quốc, làm xáo trộn các thỏa thuận toàn cầu và gây ra nhiều phản ứng dữ đội. Đầu những năm 2010, Trung Quốc tạo dấu ấn toàn cầu bằng sức mạnh kinh tế, và họ cũng đã vươn lên để trở thành nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới. Các công ty Trung Hoa được đẩy ra nước ngoài, đảm bảo nguồn lực và thị trường nhằm phục vụ tầng lớp trung lưu đang mở rộng. Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã rủ bỏ sự miễn cưỡng từ lâu để đảm đương vai trò lớn hơn trong các vấn đề quốc tế.

7/ Nghệ thuật phát triển rực rỡ

Thập kỷ vừa qua, loài người đã chứng kiến rất nhiều sự đổi mới trong phim ảnh. Những nhóm lớn ngồi quanh khán phòng tối và thưởng thức tác phẩm điện ảnh trên màn ảnh rộng từ hai đến ba tiếng đồng hồ. Trong khi đó, “thời hoàng kim thứ hai” của điện ảnh đã mang đến cho chúng ta những show truyền hình biểu tượng, nhưng chúng ta đang trở thành những người xem bị ngắt kết nối khỏi khoảnh khắc văn hóa phổ quát (universal culture).

Đặc biệt, bức tranh AI đạt mức đấu giá cao ngất ngưỡng – 432.500 USD khiến chúng ta phải nghiêm túc nghĩ đến tiềm năng của phân khúc nghệ thuật này trong tương lai. Bên cạnh đó, việc hợp tác của nghệ sĩ với các thương hiệu lớn như Uniqlo x Kaws, Takashi Murakami x Pharrell Williams… cũng thành công vang dội và trở thành xu hướng.

8/ Anh tách khỏi EU (BREXIT)

Image result for brexit pictures

Brexit là vấn đề thu hút được nhiều sự chú ý trong thời gian vừa qua. Sự kiện này không chỉ gây chấn động trên toàn Vương quốc Anh, mà còn tác động lên toàn thế giới.

Mối quan hệ giữa Anh và EU không phải lúc nào cũng tốt đẹp, và nhờ những thương lượng và thỏa thuận liên tục của các nhà lãnh đạo Anh và những người đứng đầu EU, mối quan hệ này đã được duy trì trong suốt 40 năm qua. Tuy nhiên, kể từ năm 2010, khi EU bắt đầu đối mặt với nhiều khó khăn như cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp năm 2010 và giờ là cuộc khủng khoảng nhập cư, nhiều người Anh một lần nữa lại nghi hoặc về mối quan hệ giữa Anh và EU.

Thủ tướng David Cameron đã quyết định mở cuộc trưng cầu dân ý này vào ngày 23 tháng 6 năm 2016. Người dân Anh đã quyết định rời khỏi EU với tỷ lệ số phiếu ra đi là 52% so với số phiếu ở lại là 48%.

9/ Mùa Xuân Ả Rập tại Trung Đông

Image result for Arab Spring

Mùa Xuân Ả Rập bắt đầu vào ngày 18 tháng 12 năm 2010, là làn sóng cách mạng với các cuộc nổi dậy, diễu hành và biểu tình phản đối chưa có tiền lệ tại các quốc gia ở thế giới Ả Rập: Tunisia, Algérie, Ai Cập, Yemen và Jordan, Mauritanie, Ả Rập Xê Út, Oman, Sudan, Syria, Iraq, Libya và Maroc

Nguyên nhân dẫn đến các cuộc biểu tình phản đối bao gồm các cáo buộc tham nhũng chính phủ, các vi phạm nhân quyền và tình trạng đói nghèo cùng cực. Việc gia tăng giá lương thực và nạn đói toàn cầu cũng là lý do chính, liên quan đến các đe dọa cho an ninh lương thực khắp thế giới và giá cả đã đạt mức giá trong Khủng hoảng giá lương thực thế giới 2007–2008. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng các thế lực chính trị phương Tây là nguyên nhân đứng sau các cuộc bạo loạn này, như đã từng thấy tại nhiều cuộc “cách mạng” trước đây.

10/ Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ

Image result for china america trade war

Chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc khởi đầu vào ngày vào ngày 22 tháng 3 năm 2018 khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 50 tỷ USD cho hàng hóa Trung Quốc dựa theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974, để ngăn chặn những gì họ cho là hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ.

Thương chiến kéo dài dự báo khả năng quay lưng lại với tiến trình toàn cầu hóa trong nửa thế kỷ qua, hướng tới một trật tự thế giới hai cực một lần nữa. Sự thay đổi này sẽ đưa đến những hệ quả rất lớn, vượt qua chuyện tốc độ tăng trưởng của quý tới sẽ là bao nhiêu. Toàn bộ hệ thống thế giới đang được định hình lại. Con người đang đối mặt với một dấu hỏi lớn về quản trị toàn cầu, và cần suy nghĩ về nó một cách nghiêm túc

(Tham khảo từ WSJ)


 
Back to top