LIFE / Du lịch

Thiên đường di sản văn hóa có nguy cơ bị đánh mất tại Iran

Jan 11, 2020 | By Stephanie Nguyen

Trước tình hình Chiến tranh Thế giới thứ ba có thể nổ ra giữa Hoa Kỳ và Iran, đây là danh sách những viên ngọc quý tại đất nước này mà bạn phải xem trước khi tất cả trở thành quá muộn. Trong danh sách này có một vài cái tên đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

Vụ ám sát chỉ huy quân đội Iran, Qasem Soleimani theo lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump có thể gây ra sự trả đũa dữ dội và một cuộc Chiến tranh Thế giới tiếp theo là một khả năng có thể xảy ra. Với những nỗ lực làm giảm căng thẳng, chúng ta có quyền hy vọng tương lai có thể né tránh điều không mong muốn. Đó sẽ là tổn thất rất lớn không chỉ về người và của, mà còn cho những di sản văn hóa lâu đời được Unesco công nhận tại xứ sở Trung Đông này.

Iran có hơn 20 di sản và thắng cảnh thế giới, chứa đựng văn hóa của lãnh thổ Iran từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 4 TCN. Hàng loạt cung điện, danh lam thắng cảnh, đền thờ, những cây cầu, nhà thờ Hồi giáo và nhà thờ đại diện cho kiến ​​trúc và lịch sử của mọi cộng đồng người dân Iran.

Iran là một mỏ vàng văn hóa với các di sản thế giới được Unesco công nhận.

1/ Nhà thờ Hồi giáo Jameh

Được xây dựng vào thế kỷ thứ 12 dưới triều đại của Umayyad, mỗi cột trụ của nhà thờ đều được chính tay các vị quốc vương thành Damascus (Caliph of Damascus) thiết kế xây dựng. Nền đất xây dựng nhà thờ trước đây là điểm tập trung Hỏa giáo (Zoroastrianism), sau này được chuyển đổi thành nhà thờ Hồi giáo và được xem như địa điểm tâm linh lớn nhất của thành phố Isfahān. Với bốn cổng được đặt theo chéo nhau, Nhà thờ Hồi giáo Jameh nổi tiếng với tòa tháp cao nhất và mái vòng thánh đường rộng lớn nhất vào thời điểm đó.

2/ Quảng trường Naqsh-e Jahan (Mô hình của Quảng trường Thế giới)

Quảng trường rộng hơn 83.500 m2.

Để vinh danh vị vua Safavid thứ năm, Shah Abbas Vĩ Đại, kiến ​​trúc sư trưởng Ali Akbar Esfahani đã mở rộng cấu trúc thành phố về phía sông, biến Naqsh-e Jahan trở thành một trong những quảng trường thành phố lớn nhất thế giới với diện tích 83.500 m2.

Với thiết kế hình chữ nhật, Quảng trường Naqsh-e Jahan có bốn cột trụ quyền lực đặt dọc theo chu vi. Mỗi cột trụ đại diện cho một lĩnh vực của thành phố: vị thế kinh tế, con người, sức mạnh tôn giáo và quyền lực chính phủ. Tồn tại sừng sững hơn 400 năm, quảng trường giờ đây trở này trung tâm rực rỡ cho những lễ hội, buổi diễu hành, sự kiện thể thao và nghi lễ quốc gia.

Các cột đá mục tiêu được đặt ở hai bên quảng trường là nơi trước đây được dùn để chơi các môn thể thao Ba Tư cổ và phổ biến như polo hay cưỡi ngựa, vốn được xem như biểu tượng của lòng quả cảm của các chiến binh.

3/ Nhà thờ Vank Armenia

Còn được biết đến với tên gọi Nhà thờ Chúa Cứu Thế hay Nhà thờ Các Nữ Tu, nhà thờ này nằm ở quận New Julfa của thành phố Isfahān, Iran. “Vank” là một thuật ngữ Armenia mang nghĩa “tu viện” hay “nữ tu viện”. Nhà thờ được xây dựng bởi hàng trăm ngàn người Armenia bị bắt và tái định cư trong Chiến tranh Ottoman và chính thức mở cửa năm 1606.

Mái vòm bích họa tinh xảo và chạm trổ mạ vàng.

Những bức bích họa tinh xảo và chạm trổ mạ vàng tạo nên nội thất của nhà thờ. Phần vòm trung tâm màu xanh pha vàng tinh tế, thể hiện lại những câu chuyện trong Kinh Thánh về sự sáng tạo ra thế giới ngày nay.

Bên ngoài một tòa tháp lớn tự do nằm bên cạnh mộ phần của các Kitô hữu chính thống và phản kháng. Gạch khắc tên của Armenia nằm dọc theo lối vào nhà thờ. Ngoài ra, ở đây còn có thư viện và bảo tàng với hơn 700 cuốn sách viết tay và vô số tài nguyên vô giá của Armenia nghiên cứu về ngôn ngữ và nghệ thuật châu Âu thời trung cổ, cùng một loạt tạo tác cổ đại.

Không gian mộ phần của các Kitô hữu chính thống và phản kháng.

4/ Tháp Azadi

Ảnh: Fine Art America

Được thiết kế để tưởng nhớ kỷ niệm 2.500 năm của Đế chế Ba Tư, Tháp Azadi, trước đây là Tháp Shahyad, được hoàn thành vào năm 1971. Với các yếu tố kết hợp của cả kiến ​​trúc trước và sau Hồi giáo, tòa tháp cao 50m và được bao phủ bởi hơn 8.000 khối đá Esfahan cẩm thạch trắng.

Nằm trong khu khu phức hợp văn hóa của Quảng trường Azadi rộng hơn 50.000 m2, tòa tháp là kiến trúc nổi bật nhất ở phía tây của thành phố thủ đô, với những khu vườn truyền thống kiểu Ba Tư, bãi cỏ tự nhiên được chăm sóc cẩn thận, đài phun nước và hàng loạt luống hoa tươi thắm. Tháp Azadi là một trong những di sản quốc gia đáng kinh ngạc nhất trên Instagram.

5/ Sảnh đường Chehel Sotoun

Phản ánh nghệ thuật và kiến ​​trúc nguyên bản nhất của Iran, Sảnh đường Chehel Sotoun của thành phố Isfahan được xây dựng vào năm 1647 dành cho vua tổ chức các nghi lễ tôn giáo hoặc đón tiếp đại sứ nước ngoài. Sảnh đường có sân thượng tráng lệ, sảnh tiếp tân trang nghiêm và hồ bơi dài 110m với hoa hồng, cây ăn trái và hàng loạt loại cây trang trí khác.

6/ Lăng mộ Ferdowsi

Là một khối kiến trúc cẩm thạch trắng khổng lồ, Lăng mộ Ferdowsi được xây dựng vào đầu những năm 1930 và được đặt theo tên của một trong những nhà thơ Ba Tư có ảnh hưởng nhất, Ferdowsi.

Thành tựu vĩ đại nhất của Ferdowsi là tạo nên danh tính cho cả đất nước Iran. Hàng trăm năm sau khi ông qua đời, năm 1934, vua Reza Shah của triều đại Pahlavi đã cho xây dựng ngôi mộ hình chữ nhật làm nơi an nghỉ đầy trang nghiêm cho nhà thơ.


 
Back to top