The Lux List

Điều kiện để lọt top 1% giàu có trên thế giới khác nhau ra sao?

Feb 21, 2020 | By Trang Ps

Top 1% những người giàu có nhất thế giới đã chứng tỏ đặc quyền trong việc hưởng thụ lối sống tột đỉnh xa hoa. Đặc biệt, kể từ sau cuộc biểu tình Chiếm lấy phố Wall diễn ra vào năm 2011 tại thành phố New York, bất bình đẳng và khoảng cách giàu nghèo toàn cầu ngày càng leo thang và nhóm 1% này chưa bao giờ có ảnh hưởng hơn thế.  

undefined

Top 1% trải dài trên phạm vi rộng lớn, từ giới chuyên gia siêu giàu đến tỷ phú sở hữu của cải còn nhiều hơn không ít quốc gia. Và độ khó của việc lọt vào danh sách vàng này cũng tùy thuộc vào nơi bạn sống.

Điều kiện để lọt top 1% giàu có trên thế giới

Để gia nhập nhóm 1% tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập thịnh vượng, bạn đòi hỏi phải có ít nhất 900.000 USD, hoặc thu nhập gấp 12 lần so với ở Ấn Độ, một thị trường đông dân đang phát triển hàng đầu và top 1% này tương đương với số tiền của hơn 13 triệu dân gộp lại. Tại phần lớn các quốc gia đang phát triển, thu nhập từ 200.000 – 300.000 USD dễ dàng giúp bạn thuộc top 1%.

Tại Hoa Kỳ, tầng lớp giàu có cách xa tầng lớp trung lưu và giai cấp công nhân (những người có thu nhập hầu như không tăng trong vài thập kỷ qua) rất nhiều bậc. Bất bình đẳng và khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng nới rộng. Bạn phải có thu nhập tối thiểu 500.000 USD để lọt vào top 1% tại Mỹ, nhưng để lọt top 0,1% hiện nay đòi hỏi thu nhập hàng năm cao hơn 2 triệu USD. Ngưỡng cho 0,01% là 10 triệu USD.

Một vài quốc gia đang hết sức nỗ lực để thu hút top 1% này cùng khối tài sản kếch xù của họ. Chẳng hạn, Singapore và Monaco đã biến hòa thành thiên đường “trốn thuế” hàng đầu nơi những người khá giả có thể sống và đầu tư ở mức thuế và gánh nặng pháp lý nhẹ nhàng hơn. Một số quốc gia giàu dầu khí thậm chí không đánh thuế top 1%.

Tuy nhiên, ở hầu khắp thế giới, các chính trị gia thường sử dụng thuế nhằm san bằng khoảng cách giàu nghèo. Với các nước có thuế thu nhập lũy tiến, mức cao nhất chỉ áp dụng cho top 1% người giàu.

Sự giàu có gia tăng góp phần thúc đẩy bùng nổ chi tiêu xa xỉ, điển hình là tại Trung Quốc. McKinsey & Co. ước tính chi tiêu xa xỉ bao gồm phụ kiện, trang sức và đồng hồ tăng 47% kể từ năm 2012. Tuy nhiên, nhiều thành viên trong nhóm 1% ít quan tâm đến túi xách hàng hiệu hay thời trang cao cấp nói chung. Nhà ở, giáo dục, chăm sóc trẻ mới là những chi phí phổ biến, và mức chi tiêu cũng khác nhau trên toàn thế giới.

Bond Street Exclusive Shopping In London

Theo Gail Rabasca, phó chủ tịch điều hành tại công ty tư vấn tái định cư Chamness Worldwide: “Chủ đề phổ biến nhất từ thành phố này đến thành phố khác là cuộc cạnh tranh khốc liệt đối với các trường quốc tế nói tiếng Anh, vì người nước ngoài muốn con cái có vị trí giáo dục cao hơn cùng nhận thức đa văn hóa.”

Giá bất động sản cao cấp tại các thành phố lớn trên toàn cầu đã tăng vọt từ năm 2010 đến năm 2018, nhưng sự tăng trưởng đã chậm lại trong thời gian gần đây. Vấn đề đến từ tồn đọng nguồn cung và chi phí quá cao. Rồi bạn sẽ thấy, vẫn tồn tại giới hạn đối với việc người giàu trả giá như thế nào.

Bloomberg


 
Back to top