The Lux List

Business Insider: Trở thành tỷ phú khi 70 tuổi

Aug 04, 2021 | By admin

Nhiều người cho rằng trở thành triệu phú thì cần sở hữu một khối tiền thật lớn. Nhưng một người bằng cách tăng thu nhập, tiết kiệm tiền hay dùng tiền đó để đi đầu tư, lập kế hoạch tài chính dài hạn với các chi tiêu ít hơn số tiền họ kiếm được, cũng có thể trở thành triệu phú.

Chiếc chìa khóa thành công để có thể trở thành một triệu phú khi nghỉ hưu ở tuổi 65 chính là việc sử dụng tối đa và hiệu quả thời gian. Nếu bắt đầu xây dựng kế hoạch làm giàu vào những năm 20 tuổi, thì chúng ta sẽ có tận 40 năm để có thể mang mác “triệu phú”.

Theo các nhà hoạch định tài chính, đây sẽ là những điều nên làm ở những năm 20 tuổi, 30 tuổi, 40 và 50 tuổi để đạt được điều đó.

Những năm 20 tuổi: Bắt đầu tiết kiệm phần trăm thu nhập để có thể tích lũy theo thời gian

Trong những năm này, điều quan trọng nhất cần làm là thường xuyên tiết kiệm nhiều nhất có thể.

Bà Alicia Butera, một nhà Hoạch định chính sách tại Planning Inside Reach đã chia sẻ “Chúng ta nên tiết kiệm ít nhất 20% thu nhập nếu có thể ở tuổi 20. Vì đó là thời gian có ít chi phí để chi tiêu nhất; ngay cả khi ở khoảng 25 tuổi và trong giai đoạn bắt đầu kiếm tiền thật sự, thì chúng ta vẫn còn đang theo lối sống ở thời đại học”.

Butera gợi ý rằng có thể xây dựng cơ chế tự động khấu trừ 20% tiền lương (hoặc bất kỳ phần trăm nào với khả năng của bản thân) trong tài khoản của mình nhằm không nhận ra sự biến mất của nó. Điều này có thể giúp chúng ta tập quen với việc chi tiêu tiết kiệm.

Tiết kiệm từ sớm là một phần cực kỳ quan trọng để có thể trở nên giàu có. William D. Danko, đồng tác giả của tác phẩm “Triệu phú nhà bên” (Millionaire next door) và là tác giả của cuốn sách “Giàu có hơn một nhà triệu phú” (Richer than a millionaire) đã chia sẻ trong phần hỏi đáp của tờ báo Washington Post về một trong ba phương thức để trở thành một nhà triệu phú chính là việc cam kết thực hiện tiết kiệm 20% thu nhập của bạn. Ông ấy cho rằng, nếu sử dụng hết số tiền kiếm được, chúng ta sẽ không thể xây dựng “một giá trị tài sản ròng đáng kể”.

Theo Butera, tiết kiệm tiền khi còn trẻ là một yếu tố chủ yếu và rất quan trọng cho quá trình tích lũy – có khoảng thời gian này dài đến đâu, trái ngọt gặt hái sẽ lớn đến đó. Nếu đầu tư số tiền tiết kiệm này vào một tài khoản cho sự nghỉ hưu hoặc một quỹ nào khác, chúng ta sẽ có thể tận dụng lãi kép, số tiền lãi kiếm được từ tiền tiết kiệm sẽ tăng nhiều hơn qua từng năm.

Mari Adam, một nhà hoạch định tài chính của Hiệp hội tài chính Adam đã làm một bài toán cho một kịch bản giả định: giả sử lợi nhuận 7% hàng năm cho các khoản đầu tư của bạn: Nếu đóng góp 5.500 đô la mỗi năm cho một Quỹ hưu trí bắt đầu ở tuổi 22, sau đó tăng số tiền đóng góp hàng năm lên 6.500 đô la khi đủ điều kiện để bắt kịp việc đóng góp ở tuổi 50, chúng ta sẽ có 1,5 triệu đô la mà không cần phải đóng thuế ở tuổi 65.

Những năm 30 tuổi: Cắt giảm chi tiêu và hạn chế lối sống creep

Hạn chế lối sống phung phí, sử dụng quá số tiền bạn kiếm được.

Lối sống Creep: còn được gọi là lạm phát lối sống, là một hiện tượng xảy ra khi càng nhiều nguồn lực dành cho mức sống thì những thứ xa xỉ trước đây trở thành nhu cầu thiết yếu.

Butera cho rằng nhiều người có xu hướng bắt đầu kiếm nhiều tiền hơn, lập gia đình để có thu nhập kép từ chồng hoặc vợ, mua nhà hoặc có con ở độ tuổi 30, vì vậy cuộc sống có thể trở nên đắt đỏ hơn nhiều.

Cô nói thêm rằng, “Tuổi 30 là thời điểm mọi người có thể bị việc tiêu tiền cám dỗ nhiều nhất. Như vậy, điều quan trọng nhất lúc này là phải “chống lại lối sống mà chúng ta không đủ khả năng để chi trả”, ngăn bản thân khỏi những sai lầm tài chính lớn kéo dài trong thập kỷ tới. Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào việc chúng ta có thể tiếp tục giữ nguyên – hoặc tăng – mô hình tiết kiệm đã bắt đầu ở độ tuổi 20 hay không”.

Tác giả của cuốn sách “Nhà triệu phú tiếp theo nhà bên: Chiến lược lâu dài để trở nên giàu có” và là giám đốc nghiên cứu tại Viện nghiên cứu sự giàu có của thị trường, bà Sarah Stanley Fallaw, cho biết hầu hết 600 triệu phú mà bà đã nghiên cứu đều xây dựng cuộc sống với chi tiêu thấp hơn số tiền họ kiếm được để có thể đạt đến số tiền tiết kiệm đến hàng 7 chữ số (Đô la Mỹ).

Adam cho rằng nếu chúng ta đang có ý định mua nhà thì cần phải đưa ra các lựa chọn thế chấp thông minh và tránh phải trở thành một người chi tiêu quá nhiều vào các hoạt động sử dụng nhà đất (bao gồm việc thanh toán tiền thế chấp, thuế tài sản, phí bảo trì và sử dụng). Hầu hết các nhà triệu phú mà Stanley Fallaw nghiên cứu đều không mua nhà với số tiền gấp 3 lần thu nhập hằng năm của họ.

Bên cạnh đó, Adam cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xem xét cách bạn sẽ tự lập khi đơn thân nuôi nấng con cái: “Cần thận trọng trong việc duy trì các kỹ năng chi tiêu hợp lý cho hiện tại, tiết kiệm cho tương lai và tham gia vào việc đầu tư xây dựng cho các kế hoạch phát triển ngân sách gia đình. Chúng ta luôn luôn phải xây dựng kế hoạch B cho bản thân nếu như có cuộc hôn nhân không mấy tốt đẹp”.

Những năm 40 tuổi: Tập trung phát triển thu nhập để chuẩn bị cho việc nghỉ hưu

Tuổi 40 là thời gian để thực sự tập trung vào việc kiếm tiền.

Chúng ta nên cân nhắc xem xét việc thuê ngoài những thứ cản trở việc kiếm tiền. Điều này đồng nghĩa với việc thuê một người lập kế hoạch tài chính để quản lý tiền bạc, hay một kế toán để tập trung làm các vấn đề về thuế toán, hoặc đơn thuần là thuê một người giúp việc để quản lý nhà cửa cũng như đi chợ, thay vì phải tự mình làm hết tất các các công việc trên.

Butera cho rằng: “Trong sự nghiệp ở tuổi trung niên, thông thường thì chúng ta có thể tạo ra mức thu nhập cao nhất. Vì vậy hãy bắt đầu để người khác làm thay một số công việc trong khi bạn tập trung tối đa vào công việc để tăng thêm thu nhập và lợi ích cho mình”.

Adam cũng đồng ý với quan điểm này: “Đây là thời gian mà chúng ta đạt được thu nhập cao nhất, và trên thực tế, nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân có thể trật bánh bất cứ lúc nào ở độ tuổi 50, cho nên hãy biết cách để có thể thay đổi chúng. Hãy tính toán về việc đầu tư và tập trung vào kế hoạch dài hạn để phát triển chúng”.

Và khi tập trung phát triển thu nhập, chúng ta vẫn phải tiếp tục tiết kiệm một khoản tiền cho các tài khoản hưu trí với mức tối ưu nhất là 20% tiền lương, nhưng Adam cũng cho rằng tiết kiệm tối thiểu 15% cũng đã được rồi.

“Phải tập trung vào việc đạt được kết quả tích cực cuối cùng mà không bị phân tâm bởi các vấn đề khác hoặc thất bại”.

Những năm 50 tuổi: Đảm bảo vẫn theo đúng lộ trình cho kế hoạch nghỉ hưu, cũng như đừng để những đứa con làm trật đường ray đó

Điều quan trọng nhất cần làm ở độ tuổi này là việc dạy con cách chi tiêu.

10 năm trước khi nghỉ hưu là giai đoạn cuối cùng của kế hoạch này. Theo Butera, đây là thời gian quan trọng để có thể dạy những đứa con, đứa cháu của mình về việc đưa ra các quyết định tài chính như thế nào và khiến chúng có thể tham gia vào các kế hoạch chúng ta đang xây dựng.

“Hầu hết những đứa con và các thành viên trong gia đình nếu như không có khả năng tự chủ về mặt tài chính, sẽ gây cản trở cho việc tiết kiệm chi tiêu của chúng ta khi phải sử dụng số tiền của bản thân để chăm lo cho họ. Một số người thể hiện tình cảm của mình bằng cách cho tiền và chính điều này sẽ làm cạn kiệt ngân sách tiết kiệm. Từ bỏ việc tiết kiệm hoặc không giữ tiền cho bản thân mình ở độ tuổi 50 này có thể là một mối ngăn chặn rất lớn cho kế hoạch tài chính”.

Theo một báo cáo vào năm 2018 của Merrill Lynch – một bộ phận quản lý tài sản và đầu tư của Ngân hàng Hoa Kỳ, 79% trong số 2500 cha mẹ người Mỹ vẫn tiếp tục hỗ trợ tài chính cho những đứa con của họ khi đã trưởng thành, và 72% trong số họ đặt lợi ích cho con cái lên trên hết những nhu cầu cá nhân trong việc tiết kiệm tiền bạc cho việc nghỉ hưu.

Theo Butera, dạy dỗ cho con cái những kỹ năng về mặt tiền bạc sẽ là một phương pháp quan trọng giúp chúng có thể độc lập về tài chính trong tương lai. Adam cũng đã bổ sung thêm vào điểm này bằng việc chúng ta không nên chi tiêu quá nhiều cho con và ngưng vượt quá các khoản kinh phí cho đại học hay các khoản nợ khác.

Butera cho rằng “Từ bây giờ chúng ta cần phải biết chính xác những gì bạn cần phải chi tiêu và những gì mình cần khi về già. Nếu những món này thật sự không bền vững thì hãy siết chặt chi tiêu ngay bây giờ”.

Để trở nên giàu có khi về già, tất cả những gì chúng cần làm, và quan trọng nhất cần làm, chính là tiết kiệm. Theo các nhà hoạch định tài chính, thì việc tích lũy này phải được thực hiện như một tiến trình xuyên suốt cuộc sống, và về cơ bản, là phải biết kiềm chế sự chi tiêu của bản thân. Nếu thực hiện tốt được những lời khuyên trên, thì chắc chắn việc nằm dài trên một bãi biển đẹp với đủ mọi ước muốn được đáp ứng bằng số tài sản đang sở hữu ở tuổi 60 sẽ là điều hoàn toàn có thật.

Theo: Businessinsider


 
Back to top