BUSINESS OF LUXURY

Business of Luxury: Gucci đang bức tử Versace

Apr 26, 2019 | By Nguyen Huu Hon

Một triều đại thời trang Ý sắp bị tiêu diệt bởi chính một đồng hương, nhưng người Mỹ lại đang nuôi hy vọng hồi sinh nó.

Từ cuối năm 2018, nhiều biến động xảy ra trong ngành thời trang xa xỉ. Huyền thoại Jean-Claude Biver tuyên bố ông sẽ rời khỏi mảng đồng hồ của LVMH. Jérôme Lambert được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành mới của Tập đoàn Richemont, một vị trí đã bị bỏ trống kể từ tháng 3 năm 2017. Sau đó, cả Richard Mille và Audemars Piguet đều đưa ra tuyên bố rằng họ sẽ rút khỏi SIHH từ sau năm 2019.

Nhưng một trong những vụ lùm xùm lớn nhất là nguồn tin nhà thời trang Michael Kors đến từ Mỹ có ý định mua lại Versace với giá 2,1 tỷ đô la. Điều này đã xảy ra trong Tuần lễ thời trang Paris, vì vậy các cuộc nói chuyện sau chương trình này ẩn chứa nhiều suy đoán khác nhau về ý nghĩa của thỏa thuận này. Có một giả thuyết phổ biến về lý do sâu xa của động thái này: Gucci đã bức tử Versace.

Tin đồn Michael Kors đến từ Mỹ có ý định mua lại Versace với giá 2,1 tỷ đô la Mỹ xảy ra tại Tuần lễ thời trang Paris, vì vậy các cuộc nói chuyện sau chương trình này ẩn chứa nhiều suy đoán khác nhau về ý nghĩa của thỏa thuận này.

Luôn có sự phân biệt giai cấp rõ ràng trong thị trường xa xỉ, nhưng giờ đây truyền thông rầm rộ và văn hóa FOMO đang thúc đẩy cơn thèm khát điên cuồng logo hàng hiệu ở mọi thứ, từ giày thể thao cao cấp đến đồng hồ. Người ta sẽ cho rằng hai thương hiệu lừng lẫy với logo và thiết kế nổi bật đều được hưởng lợi từ cơn sốt tiêu dùng này. Nhưng bằng cách nào đó, dường như Gucci không thỏa mãn chỉ là người đứng đầu, họ còn đang dùng mọi thủ thuật để khiến Versace trông già nua và lạc hậu khi đem ra so sánh.

Điều buồn cười là câu chuyện Montague vs Capulet kiểu này không có chiến thắng thực sự trên các phương tiện truyền thông xã hội. Versace tự hào có hơn 14 triệu người theo dõi Instagram, khiến nó có lẽ là thương hiệu có ảnh hưởng nhất trên mạng trong số các thương hiệu xa xỉ. Ngay cả hoạt động trực tuyến đó đã được chuyển thành lợi nhuận: Forbes báo cáo rằng thương hiệu này đã thu về tổng cộng $ 810 triệu trong năm 2017, với lợi nhuận khoảng 17 triệu đô la. Ở một diễn biến khác, Gucci cũng chẳng kém cạnh với báo cáo doanh thu nửa năm 2018 tương đương với doanh thu cả năm của năm 2015. Năm nay, thương hiệu đã báo cáo lợi nhuận trước thuế và các khoản mục tài chính ở mức 1,72 tỷ đô la trong nửa đầu năm 2018.

Chuyện gì đã xảy ra?

Sự thật là: cả hai thương hiệu đều có mối liên kết sâu sắc với gia đình chủ nhân sáng lập. Triều đại Gucci tồn tại lâu hơn một chút, được thành lập tại Florence bởi Guccio Gucci vào năm 1921 (trong khi Gianni Versace SpA chưa sinh ra cho đến năm 1978), nhưng cả hai nhà thời trang này đều sở hữu những chuẩn mực về sự quyến rũ và sang trọng độc đáo của Ý. Cả hai công ty cũng chật vật sống sót sau những vụ ám sát. Cháu trai Maurizio của Guccio đã bị giết bởi một kẻ sát nhân ở Milan vào năm 1995. Và Gianni Versace đã bị giết bởi một kẻ giết người hàng loạt vào năm 1997.

Câu chuyện về những thương hiệu sang trọng này chuyển hướng khi Gucci trở thành một phần của Tập đoàn Kering vào năm 1999. Trong hai thập kỷ tiếp theo, các giám đốc sáng tạo như Tom Ford đã trị vì thương hiệu và làm cho nó ít ồn ào hơn, chỉ tập trung vào các bộ sưu tập thời trang cao cấp.

Cuộc đảo chính thực sự bắt đầu cho các nhãn hiệu như Versace đã đến khi Gucci bổ nhiệm Alessandro Michele làm giám đốc sáng tạo cho tất cả các bộ sưu tập và thương hiệu toàn cầu. Điều này có nghĩa là tất cả mọi thứ từ các bộ lễ phục cho đến đồng hồ đều là kết quả từ tầm nhìn chiến lược của Michele.

Và quả thật là một tầm nhìn với nhiều toan tính! Michele được Tom Ford thuê vào năm 2002 và làm việc tại nhiều vị trí trong mảng thời trang cao cấp trước khi tự mình chiếm lấy vị trí hàng đầu. Phong cách của anh ấy mang tính cá nhân sâu sắc, chịu ảnh hưởng từ niềm đam mê của chính bản thân anh đối với các di sản của nhà Gucci, hàng dệt may và quần áo cổ, và các phục sức bẻ cong rảo cản về giới tính. Bộ sưu tập đầu tiên của anh ra mắt vào năm 2015, và được cả khách hàng trẻ tuổi và lớn tuổi đều yêu thích!

Gianni Versace cũng là một nhà thiết kế có tầm nhìn phổ quát. Dù có những phát triển mạnh trong những năm sau khi ông qua đời, nhưng công ty này chưa bao giờ hồi phục hoàn toàn sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khi những người mua hàng xa xỉ chỉ mong chờ những ngày sales chớp nhoáng của Versace.

Và trong khi sư tôn kính đối với Versace vẫn còn đó (cả Migos và Bruno Mars đều có bài hát với tên thương hiệu là “Versace” và “Versace on the Floor”), nhãn hiệu thời trang này không thể trở thành một nét văn hóa (hay chỉ là kinh doanh có lời) giống như cách mà Gucci đang làm.

Một phần lý do là Versace chưa bao giờ thực sự có một dòng sản phẩm đặc trưng của riêng mình. Đối với hầu hết các nhà mốt, túi xách và nước hoa là những trụ cột thực sự chứ không phải quần áo. Versace cũng có một chiếc túi hao hao kiểu như Hermès, nhưng chẳng có mùi hương đặc trưng như Chanel, và càng không có đồng hồ độc đáo kiểu Gucci.

Khi những chiếc đồng hồ vào cuộc chơi

Thiên hạ đồn rằng Kors muốn mua Versace để tạo ra tập đoàn xa xỉ với nhiều thương hiệu đầu tiên của Mỹ (năm ngoái họ đã mua Jimmy Choo với giá 1,2 tỷ đô la và được cho là đang cố gắng chiếm luôn thương hiệu Coach của Tapestry). Kors kinh doanh tốt trong danh mục đồng hồ thời trang, nhưng nếu họ thực sự muốn bao trọn toàn bộ phong cách xa xỉ, họ cần chú ý nhiều hơn đến những chiếc đồng hồ Versace.

Hiện tại, phân khúc cao cấp nhất của Versace là một số loại đồng hồ bấm giờ tự động có giá tầm 2.000 USD. Ngoài việc đặt logo Medusa ở vị trí 12 giờ hoặc tên của nhà thiết kế trên khung, không có gì về những chiếc đồng hồ này để tôn vinh thêm cho Versace.

Versace mới sẽ làm tốt nếu làm theo Ralph Lauren, họ đã sử dụng các bộ máy của Richemont giống như Piaget và áp dụng các tiêu chuẩn đồng hồ cao cấp horlogerie haute. Hoặc thậm chí làm như Gucci để các đồng hồ của họ thực sự vượt trội và tự hào với logo Versace lộng lẫy!


 
Back to top