ECOXURY: 10 giải pháp sống xanh với thời trang bền vững mà bạn nhất định phải biết
Ngày nay, các khái niệm xung quanh thời trang bền vững ngày càng phổ biến hơn. Chúng ta có thể thấy ở đâu đó cụm từ thời trang second-hand, thời trang không-tàn-nhẫn hay thời trang thuần chay – vegan fashion, thời trang thân thiện với môi trường, thời trang chậm và công bằng, mà gần đây nhất là xu hướng thời trang xa xỉ upcycled.
Trong thời đại của những chiêu trò như sử dụng thời trang bền vững làm chiêu bài để quảng bá, chuyên đề Thời trang bền vững do đội ngũ Luxuo thực hiện sẽ mang đến nguồn tài liệu tham khảo, để nhận biết một số thương hiệu thời trang bền vững thực sự. Chuyên đề thời trang bền vững được thực hiện dành cho người tiêu dùng và các thương hiệu thời trang, để hiểu về các khái niệm thuộc lĩnh vực thời trang bền vững và làm thế nào để ủng hộ, cũng như ý nghĩa của việc sống bền vững hơn mang lại cho cuộc đời chúng ta.
Bài viết 10 giải pháp sống xanh với thời trang bền vững mà bạn nhất định phải biết dành cho những ai yêu thời trang hay muốn sống xanh hơn vì hành tinh này.
Thời trang bền vững thực sự là gì?
Với các thương hiệu thời trang thì thời trang bền vững có nghĩa là: tạo ra trang phục theo cách mà con người có sự cân nhắc kĩ lưỡng hơn về các yếu tố xung quanh hành tinh, con người và động vật. Điều đó cũng có nghĩa rằng làm thời trang mà không để lại dấu vết gây hại nào cho môi trường, không huỷ diệt thế giới mà chúng ta đang sống.
Đối với những ai yêu mến thời trang và muốn thúc đẩy cho lĩnh vực thời trang bền vững, thời trang bền vững nghĩa là bạn hãy nghĩ hai lần trước khi mua một món đồ. Hoặc hiểu rằng bạn đang ủng hộ bên nào của thế giới thời trang thông qua hành động mua hàng của mình. Bạn có thể tự hỏi mình vài câu đơn giản trước khi mua bất kì sản phẩm nào:
- Tôi sẽ mặc trang phục/ đôi giày này cả kể khi biết cách mà chúng được sản xuất?
- Cả kể khi họ giết những loài động vật?
- Cả kể khi họ làm ô nhiễm nguồn nước từ sông, phá rừng?
Sự thật về thời trang bền vững: thời trang không thể nào bền vững 100%
Sự thật là, thời trang không thể nào bền vững 100%. Tại sao? Vì chỉ riêng hoạt động may mặc thôi cũng đã cho thấy chúng ta đang dày vò hành tinh này từng chút từng chút một. Giống như các kiểu thời trang khác, thời trang bền vững cũng sử dụng tài nguyên như điện và nước.
Tương tự như vậy, bạn không thể nói bạn đang làm điều gì bền vững. Chỉ với việc giặt là trang phục của mình, là bạn đang sử dụng chất tẩy rửa gây hại cho môi trường – bất kể loại bột giặt có thân thiện với môi trường đến đâu, nhưng bạn vẫn dùng nước và điện đấy thôi.
Vậy làm sao để chúng ta sống bền vững hơn?
Mặc dù không thể sống xanh tuyệt đối nhưng chúng ta vẫn có thể góp phần giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của con người đối với hành tinh này. Ở phương diện tiêu dùng thời trang, chúng ta có thể thực hiện các giải pháp đơn giản sau đây:
1. Đơn giản là trao đổi quần áo
Đổi quần áo là giải pháp đơn giản và nhanh nhất. Bạn đang cho những trang phục không còn được dùng mấy một cuộc đời mới. Hãy cùng kêu gọi trao đổi với sự giúp đỡ của bạn bè, việc đổi trang phục sẽ hạn chế rác thải từ đồ cũ và giúp đỡ cho hành tinh này rồi.
Tuy nhiên, nếu bạn bè của bạn không quan tâm tới việc đổi trang phục thì vẫn có giải pháp khác. Chúng ta đang sống trong kỉ nguyên kĩ thuật số, với hàng trăm ứng dụng online và các nhóm facebook ủng hộ ý tưởng đổi đồ cơ mà! Hãy tìm kiếm các nhóm “đổi đồ” trên Facebook để tìm kiếm một nhóm ở gần bạn nhất nhé!
Lựa chọn thứ ba cho những ai nổi bật trong cộng đồng: tự tổ chức các ngày hội trao đổi trang phục. Điều này còn giúp mang đến niềm vui cho chúng ta.
2. Mua sắm trang phục second-hand
Mua sắm trang phục second-hand cũng là một giải pháp giúp hạn chế được tác động tiêu cực của việc sản xuất quần áo. Tuy nhiên, để tránh việc mua sắm quá nhiều và vòng đời sản phẩm ngắn, bạn cần chỉ mua những sản phẩm chất lượng cao, đồ vintage độc với ngân sách phù hợp.
3. Hiểu và tôn trọng thời trang chậm
Khái niệm thời trang chậm rất đơn giản, đó là khái niệm ngược với thời trang nhanh và từ góc nhìn của một thương hiệu, thời trang chậm thân thiện với môi trường bằng cách sản xuất ra trang phục thời trang ít hơn hoặc chỉ sản xuất khi có đơn đặt hàng. Nhìn từ góc độ người tiêu dùng thì thời trang chậm nghĩa là mua ít hơn và mua những sản phẩm chất lượng do đó bạn có thể mặc chúng lâu dài hơn.
Tuy nhiên, có một vấn đề tồn tại là gu thời trang của bạn thay đổi theo thời gian, vì thế, điều quan trọng là cần phải lựa chọn loại thời trang mà bạn thấy bản thân mình mặc được trong một thời gian dài. Lợi thế tiêu dùng hàng thời trang chậm là kể cả khi bị hỏng, bạn sẽ cố để sửa hơn là vứt chúng đi.
4. Lựa chọn thời trang công bằng và đạo đức
Trước khi mua sản phẩm mới, hãy luôn luôn đảm bảo rằng thương hiệu mà bạn chọn đảm bảo được mức lương công bằng cho các công nhân và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. Đây là một điều tốt và tránh được nạn bốc lột lao động ở các nước đang phát triển. Việc này có thể được kiểm tra thông qua các chứng nhận dành cho các thương hiệu từ các tổ chức.
5. Hãy cẩn thận với các chứng nhận về thời trang bền vững
Có rất nhiều thương hiệu ngoài kia đang cố tình lợi dụng làn sóng thời trang bền vững. Chúng ta đang chứng kiến ngày càng nhiều tổ chức đang tạo ra vô số các loại giấy chứng nhận và lừa lọc các thương hiệu thời trang mới với các chiêu trò rằng họ phải có các tờ chứng nhận/ chứng chỉ để thu hút các người tiêu dùng có ý thức.
Vấn đề nằm ở chỗ những tờ chứng chỉ được trao cho ai trả tiền cho chúng. Hẳn là không có nghĩa lí gì. Nếu như một công ty gia đình nhỏ không thể trả cho chứng chỉ đó, điều đó không có nghĩa là họ không bền vững.
Điều tương tự cũng đúng với các thương hiệu có nhiều chứng chỉ. Điều này không có nghĩa là những thương hiệu này bền vững mà cho thấy họ đang cố để xây dựng nên một thương hiệu bền vững nhằm giấu đi điều gì “đen tối” hơn. Vì thế cần luôn đảm bảo kiểm tra website của thương hiệu. Hãy kiểm tra xem tài liệu đến từ đâu, triết lý của họ là gì, ý tưởng của họ về tương lai của thời trang ra sao.
Kiểm tra các kênh mạng xã hội của họ, hoặc thậm chí là trực tiếp liên lạc để hỏi về sản phẩm, vật liệu. Nếu câu trả lời chưa thỏa mãn được bạn, không nghi ngờ gì nữa, họ hẳn đang giấu diếm gì đó, kể cả những tờ chứng nhận thời trang bền vững cũng không đảm bảo được.
6. Thời trang Vegan là một chọn lựa
Thời trang vegan chính là thời trang bền vững và thân thiện với động vật. Thời trang vegan rất thân thiện với môi trường vì nó giảm thiểu các tác hại tiêu cực ra môi trường bên ngoài bằng cách nuôi hàng triệu loài động vật. Thời trang vegan cũng ít tàn nhẫn hơn khi kêu gọi dừng giết động vật hay làm hại chúng để làm ra trang phục. Tuy nhiên vẫn có một số người phản đối hình thức thời trang này. Để có lợi từ việc tạo thương hiệu thời trang vegan, một số thương hiệu sẽ sử dụng nhựa hoặc các sợi vải không phân huỷ sinh học để thay thế cho các sản phẩm được làm từ động vật.
Không may thay, chiến lược này mặc dù đang cứu sống nhiều loại động vật, thì các loại vật liệu làm từ nhựa lại gây hại dài lâu hơn. Kết quả là khi chúng kết thúc ở các bãi rác, hoặc thải ra đại dương, những loại vật liệu này trực tiếp đóng góp vào việc làm ô nhiễm hệ sinh thái và gián tiếp giết chết hàng triệu loại cá, động vật khác nhau trong một thời gian ngắn.
Các nhãn hiệu thời trang vegan cũng đang tạo ra sản phẩm thời trang bền vững sử dụng các chất liệu sáng tạo đột phá như Lenzing, Pinatex, Tencel, gỗ bần, rong biển, da làm từ nấm, vải lanh hay các loại vật liệu tái chế khác.
7. Chọn mua sản phẩm sản xuất tại địa phương
Sản xuất tại địa phương là yếu tố quan trọng để giảm thiểu tối đa tác dụng hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Luôn mua sản phẩm thời trang bền vững được làm ra từ các nghệ nhân địa phương thay vì những trang phục được làm từ cách xa hàng ngàn ki lô mét. Chỉ riêng việc vận chuyển một chiếc áo phông đế cho bạn cũng tạo ra số lượng khí CO2 đáng kể trong bầu không khí!
Tuy vậy, cần lưu ý rằng, nếu nhãn hiệu có ghi “Made in Vietnam” thì đảm bảo rằng họ đang nói sự thật và rằng sản phẩm thực sự được sản xuất ở Việt Nam. Trong thực tế đã có rất nhiều trường hợp chỉ một phần của trang phục sản xuất tại địa phương đó là được phép sử dụng thông tin để ghi nhãn hiệu.
8. Phong cách sống tối giản
Phong cách sống tối giản hướng đến việc sở hữu quần áo ít nhất có thể. Chỉ mua khi cần thiết cũng đồng nghĩa với việc sản xuất ít hơn, ô nhiễm ít hơn và do đó, vứt bỏ ít hơn.
Nếu bạn là người muốn thay đổi phong cách thường xuyên hoặc dễ chán, hãy thực hiện từng bước, từng bước một. Bắt đầu bằng việc loại bỏ bất kì điều gì mà bạn thấy không cần thiết, bạn không cần đến nữa hoặc không muốn chúng có mặt trong tủ đồ thời trang bền vững của mình. Dù vậy ít nhất hãy cân nhắc việc giữ lại một đôi giày sneaker cho đến khi chúng hỏng.
9. Vấn đề với vải Cotton hữu cơ
Có khá nhiều ý kiến trái chiều về cotton hữu cơ. Về mặt tích cực, vải cotton hữu cơ cứu hành tinh khỏi các loại thuốc trừ sâu và các chất hóa học độc hại không cần thiết. Điều này nghĩa là về lâu về dài, chúng tốt cho đất trồng và sức khỏe của người nông dân. Đồng thời, lựa chọn cotton hữu cơ cũng cho thấy cuộc sống hoang dã được bảo vệ.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần hiểu ở đây là việc sử dụng vải cotton hữu cơ yêu cầu rất nhiều nước. Đồng thời, loại vải này cũng thường bị hiểu nhầm là chúng tốt hơn cho làn da của người dùng. Giống như tất cả các loại cotton, ngay cả cotton hữu cơ cũng cần được xử lý qua chất hoá học độc hại và được nhuộm màu mà các thương hiệu mua chúng.
Đây là lí do tại sao bạn nên nghĩ tới các phương án thay thế khác như vải từ lanh, tre, Tencel, Lensing hay Pinatex, những loại chất liệu chất lượng tương đương và cần ít nước hơn để sản xuất.
10. Thời đại của thời trang xa xỉ upcycled
Phong trào khởi đầu với thời trang tái chế, tuy nhiên, thuật ngữ này không được giới fashionista ủng hộ cho lắm. Thời trang tái sử dụng đồng nghĩa với cũ, chất lượng kém, thậm chí là bẩn. Nhưng những người trong ngành đã đưa ra được một giải pháp. Giải pháp đó gọi là thời trang tái dùng – hãy đoán xem, chúng hiệu quả tức thì. Thời trang tái dùng tạo ra sản phẩm cuối cùng độc đáo, hiếm và gần như một loại hình thời trang xa xỉ kiểu mới.
Thời trang upcycled đóng vai trò quan trọng trong việc giảm chất thải khi tái sử dụng chất liệu không cần nữa. Bản chất của thời trang upcycled là giảm tất cả các loại khí thải ra môi trường, từ sản xuất cho tới vận chuyển v.v
Nhưng giống như tất cả các giải pháp thời trang bền vững khác, thời trang upcycle cũng có những vấn đề không thể bỏ qua: Cả hai chất liệu tái chế và nâng cấp đều thải ra môi trường những sợi siêu nhỏ. Những sợi này không thể lọc qua nước, chúng sẽ kết thúc ở đại dương và gây ô nhiễm, giết chết cá và gây ra nhiều tai họa trong thời gian dài hạn.
Đối với các loại vật liệu upcycle, các công ty thường sử dụng nhiều năng lượng hay chất hoá học hơn trường hợp sử dụng chất liệu mới hoàn toàn để sản xuất trang phục. Ví dụ, ngày nay Adidas nổi tiếng vì sự hợp tác với Parley trong việc tạo ra phiên bản đại dương Parley.
Tuy nhiên, quy trình của việc tái chế những chiếc PET yêu cầu nhiều chất hoá học và gấp đôi điện. Điều này có nghĩa là việc tạo ra những đôi Sneaker bền vững có thể không hoàn toàn thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, hãy sống xanh bằng cách sử dụng đôi giày của bạn lâu hơn thay vì chỉ dùng vài lần rồi bỏ để chạy theo mốt.
Đón đọc bài viết về các chứng chỉ thời trang bền vững phổ biến trên thế giới tại Style-Republik.
Thực hiện: Blue, Khôi
Tham khảo: Wtvox