ART & LIFE

Mua tác phẩm nghệ thuật: Chỉ dành cho người giàu?

Apr 25, 2021 | By Trang Ps

Thế giới nghệ thuật và sự minh bạch dường như chưa bao giờ đi chung với nhau. Nhưng nhờ có công nghệ cũng như những lời kêu gọi yêu cầu sự minh bạch trong mọi ngành công nghiệp, các rào cản dần được dỡ bỏ. Trước thềm triển lãm mới của LUXUO Art: Where the Art and Luxury Intersect, chúng tôi mời bạn đọc một phân tích thị trường mới từ New York Times, Artsy và JustLuxe. 

Đã có rất nhiều giai thoại về những vị tỉ phú dành hàng tỉ USD thu mua tranh của các đại danh họa Châu Âu trước thế kỉ 18 bổ sung cho bộ sưu tập cá nhân của mình

Theo New York Times, rất nhiều người xem việc sưu tầm nghệ thuật dường như chỉ dành riêng cho giới nhà giàu. Còn trong thị trường, các tay buôn nghệ thuật sẽ quyết định việc bán các bức tranh cho ai. Và phần còn lại, những người như chúng ra, rất hiếm khi được chiêm ngưỡng các tác phẩm hoặc bản thân cũng tự e ngại và cho rằng thưởng thức nghệ thuật là một hành vi xa xỉ.

Các tay buôn nghệ thuật sẽ quyết định việc bán các bức tranh cho ai

Đồng ý là,  thế giới nghệ thuật cao cấp rất được nhiều người quan tâm và kính trọng, nó chỉ phục vụ cho một thị trường nhỏ những người mua trên toàn cầu – vài nghìn người trong một thị trường khá kín và có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Nhưng giờ đây, công nghệ cũng như những lời kêu gọi yêu cầu sự minh bạch trong mọi ngành công nghiệp, các rào cản dần được dỡ bỏ.

Chào mừng bạn đến với thế giới nghệ thuật trực tuyến cao cấp? Trong thập niên thứ hai của kỷ nguyên mới, bạn bắt buộc phải dần làm quen với điều này. Khi mà thế hệ những người yêu nghệ thuật mới và nhu cầu gia nhập vào thế giới nghệ thuật của họ đã tạo nên một thị trường mới trên các nền tảng như giám tuyển online, các dịch vụ tư vấn, các cộng đồng cùng chung tình yêu với nghệ thuật – luôn chào đón công chúng một cách cởi mở.

Thế giới nghệ thuật đã bước vào một thời đại mới dành cho người hâm mộ và những người mới  hơn vừa gia nhập.

Khả năng cá nhân hóa và trải nghiệm số sáng tạo không ngừng trong thị trường nghệ thuật

Giống như các ngành nghề khác, người mua và người bán nghệ thuật đã khám phá ra giá trị của công nghệ, trong đó phải kể đến tính năng cá nhân hóa. Ngày nay, các phòng tranh trên mạng sử dụng chuyên môn nghề nghiệp kết hợp cùng phân tích dữ liệu về thói quen, sở thích của các nhà sưu tập mới nổi để từ đó lựa chọn ra những người mua tiềm năng.

Công việc này không chỉ đơn thuần là gợi ý một bức tranh đẹp để trang trí cho căn hộ mới của bạn. Giống như Amazon và Facebook, việc sử dụng dữ liệu về hành vi của người mua sắm trong quá khứ để gợi ý các sản phâm hay nội dung hấp dẫn tới người mua, các nhà giám tuyển trên mạng cũng sử dụng thông tin cá nhân,hành vi mua sắm trên mạng để gợi ý nhu cầu cho các khách hàng của mình.

Mặc dù vậy, tìm ra được một tác phẩm nghệ thuật phù hợp thì khó khăn hơn việc theo dõi các sở thích của khách hàng. Netflix có thể thường xuyên tạo ra các chương trình dựa trên các hoạt động của họ diễn ra trong quá khứ. Amazon đưa ra hàng ngàn gợi ý mua sắm dựa trên một sản phẩm cụ thể. Các công cụ dự đoán trong các ngành công nghiệp khác đều có những kiểu mẫu cụ thể, nhưng thị hiếu nghệ thuật lại đa dạng và cực kỳ khác biệt tuỳ theo mỗi người.

Thực tế là, hai người có thể đồng quan điểm về một tác phẩm nghệ thuật này nhưng lại có thể có quan điểm đối ngược nhau đối với một tác phẩm nghệ thuật khác. Điều này khiến cho các nhà tranh trên mạng phải đặt tiêu chuẩn cao hơn trong cách mà họ phân tích sở thích của người xem. Bằng những phân tích sâu và các nhà giám tuyển kinh nghiệm, nhà tranh trên mạng hiểu hơn về người xem, do đó trở nên thu hút hơn với các đối tượng “không tự nhận mình là thể loại nhà sưu tập” trước đây.

Thúc đẩy quyền lợi cho các nhóm nghệ sĩ yếu thế

Đặc quyền của thế giới nghệ thuật không chỉ giới hạn cho những người mua. Một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi các nhà toán học, các nhà phân tích, nhà lịch sử nghệ thuật, và các giám tuyển đã phát hiện ra rằng 85.4% các công việc trong các bộ sưu tập của các bảo tàng lớn tại Mỹ được thực hiện bởi các nghệ sĩ da trắng, và 87.4% trong số đó là đàn ông. Nghiên cứu cũng cho thấy, phụ nữ, người da màu, và các nhóm ngoài lề khác không được hưởng sự bình quyền như là những nghệ sĩ.

85.4% các công việc trong các bộ sưu tập của các bảo tàng lớn tại Mỹ được thực hiện bởi các nghệ sĩ da trắng, và 87.4% trong số đó là đàn ông.

Thị trường nghệ thuật trực tuyến tăng 9,8% vào năm 2018

Ngày nay, con đường đã rộng mở hơn đối với cả các nghệ sĩ và người mua, phải nhắc tới công lao của các nhà tranh trên mạng trọng yếu và cộng đồng kĩ thuật số đam mê nghệ thuật đã giúp các nghệ sĩ toả sáng – những người đã bị bỏ quên trong nhiều thập kỉ qua. Có rất nhiều nhóm nghệ thuật vẫn tiếp tục vận hành theo các kiểu mạng lưới kín, nhưng trong thế giới thực, một cộng đồng nghệ thuật lớn hơn giờ mời tất cả mọi người tới tham dự.

Phá bỏ rào cản về thông tin thường được giữ kín

Thông tin mà người mua, đặc biệt là người trẻ sẽ muốn biết đầu tiên là giá bán. Một trong những lí do mọi người thấy các nhà tranh truyền thống tạo ra cảm giác khó gần và trải nghiệm không trọn vẹn là bởi giá bán hiếm khi được đề bên cạnh các tác phẩm nghệ thuật. Điều này có nghĩa là những người mua sẽ cần phải hỏi nhân viên nhà tranh nếu muốn biết giá bán một tác phẩm– một rào cản không cần thiết.

Các nhà tranh trên mạng lựa chọn lối tiếp cận hoàn toàn ngược lại bằng cách hiển thị giá bán, giải thích cặn kẽ phương thức đóng gói và vận chuyển, thậm chí cung cấp các dịch vụ tư vấn nhằm giúp mọi người dễ dàng tìm được tác phẩm yêu thích trong phạm vi ngân sách của mình.

Các nhà tranh trên mạng luôn đón nhận và tiếp thu những thay đổi quan trọng đối với thế giới nghệ thuật, tạo nhiều cơ hội cho các nghệ sĩ được công chúng đón nhận. Sự trỗi dậy của các nhà tranh trên mạng đang dần thay đổi khái niệm về “thế giới nghệ thuật”. Sự hạn chế trong lịch sử giờ đây đã trở thành quá khứ, khi mà chúng ta đang chào đón kỉ nguyên mới của sự minh bạch, bình quyền, khả năng tiếp cận và khám phá.

Dương Thị Thu Hương


 
Back to top