Nghệ thuật

Thị trường nghệ thuật châu Á 2020-2030: Nhận định từ 08 chuyên gia hàng đầu

Jun 05, 2021 | By Trang Ps

Hồng Kông vẫn là trung tâm nghệ thuật châu Á; thị trường Nam Á và Đông Nam Á ngày càng khởi sắc và thu hút cộng đồng quốc tế quan tâm; dấu chân carbon của nhà sưu tầm, nghệ sĩ và nhà giám tuyển sẽ được xem xét kĩ lưỡng… là những diễn biến mới của thị trường nghệ thuật Á châu từ năm 2020 – 2030.


Ở bài viết trước, chúng tôi đã phân tích sâu về thị trường nghệ thuật thế giới 2020 – 2030, trong đó lý giải cách nhà sưu tầm mới nổi sẽ tái định hình lĩnh vực này ra sao. Ở bài viết này, dưới góc nhìn của các chuyên gia hàng đầu, bạn đọc sẽ có dịp khám phá thêm những dự đoán về cuộc cách mạng nghệ thuật diễn ra ở châu Á trong năm 2020 -2030.

1. Payal Uttam, Nhà báo và biên tập viên nghệ thuật của CNN, The Wall Street Journal, Forbes…

Installation view at India Art Fair, 2020. Photo by Jeetin Sharma. Courtesy of India Art Fair.

Triển lãm nghệ thuật Ấn Độ 2020

Sự bùng phát của Covid-19 có thể khiến các nhà sưu tầm nghệ thuật tránh xa các thành phố như Hồng Kông (Art Basel Hong Kong cũng chính thức bị hủy bỏ vì dịch bệnh) và Singapore, nhưng nó không làm ảnh hưởng đến Triển lãm Nghệ thuật Ấn Độ (IAF) ở New Delhi vào đầu tháng 2/2020.

Rất nhiều nhà sưu tập quốc tế có quan niệm sai lầm về nghệ thuật Nam Á đương đại, họ nghĩ rằng nó quá truyền thống, nhưng thực tế đã khác trước rất nhiều. Phiên bản thứ 12 của IAF đã thu hút đội ngũ các nhà sưu tầm, giám tuyển và bảo tàng từ khắp nơi trên thế giới. Là triển lãm nghệ thuật lớn nhất ở Nam Á, IAF dành 70% diện tích sàn cho các phòng trưng bày từ tiểu lục địa để các tác phẩm từ Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka có thể chiếm vị trí trung tâm. Trong số 81 nhà triển lãm năm nay, chỉ có một số phòng trưng bày quốc tế, nhưng đều là những đại diện lớn như phòng trưng bày David Zwirner tại New York và neugerriemschneider của Berlin.

Installation view at India Art Fair, 2020. Photo by Jeetin Sharma. Courtesy of India Art Fair.

Triển lãm nghệ thuật Ấn Độ, 2020.

Mối quan tâm của thế giới tại khu vực ngày càng tăng. Người dân tình cờ bắt gặp các tác phẩm của nghệ sĩ Nam Á ở Âu châu và Hoa Kỳ, nơi khơi gợi trí tò mò để họ ghé New Delhi. Thật vậy, ngày càng nhiều nghệ sĩ đương đại từ Nam Á đã xuất hiện trong các triển lãm bảo tàng quốc tế nổi bật. Chẳng hạn, vào năm 2018, nghệ sĩ Naeem Mohaiemen lọt vào danh sách Giải thưởng Turner. Ấn Độ cũng trở lại Venice Biennale vào năm 2019 sau 8 năm gián đoạn.

Năm ngoái, ArtTactic đã đưa Nam Á từ vị trí thứ 9 lên thứ 6 trong bảng xếp hạng triển vọng toàn cầu và các dealer chứng kiến sự tin tưởng của người mua đối với nghệ thuật đương đại trong khu vực. Các tác phẩm đương đại tại hội chợ dao động từ 300 USD – 350.000 USD.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 khiến bong bóng thị trường nghệ thuật ở đây bị phá vỡ, giá giảm mạnh, và phục hồi chậm kể từ đó. Nhưng cuối cùng, thị trường đã ổn định (dù không có sự hỗ trợ từ chính phủ). Năm ngoái, ArtTactic đã đưa Nam Á từ vị trí thứ 9 lên thứ 6 trong bảng xếp hạng triển vọng toàn cầu, và các dealer đang chứng kiến sự tin tưởng của người mua đối với nghệ thuật đương đại trong khu vực. Các tác phẩm đương đại tại hội chợ dao động từ 300 USD – 350.000 USD.

Các tổ chức phi lợi nhuận như Saat Saath Arts đang đi đầu trong sáng kiến công viên điêu khắc đương đại đầu tiên của Ấn Độ ở Jaipur. Từ năm 2020, chắc chắn thị trường nghệ thuật Nam Á sẽ ngày càng khởi sắc.

2. Aaron Seeto, Giám đốc Bảo tàng MACAN, Jakarta, Indonesia

Hiện tại, thị trường đã có nguồn năng lượng và sự sẵn sàng đủ để hình dung ra bối cảnh và nền tảng bền vững tại Indonesia, từ đó thúc đẩy cơ hội thú vị cho việc phát triển nghệ thuật tại Indonesia nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Trong đó, việc thành lập Bảo tàng MACAN có ý nghĩa vô cùng quan trọng góp phần củng cố niềm tin  vào Indonesia và tạo ra nhận thức mạnh mẽ hơn về nền nghệ thuật Đông Nam Á.

Hơn thế nữa, triễn lãm flagship Biennale Jogja (trưng bày tác phẩm đương đại của Indonesia và Đông Nam Á) đã chứng minh các tổ chức đang nỗ lực thu hút các cuộc đối thoại mang tính quốc gia và khu vực giữa nghệ sĩ và khán giả.

Nỗ lực này đang xảy ra ở các cấp độ khác nhau, từ độc lập, bảo tàng đến hội chợ nghệ thuật. Một trong những ví dụ hàng đầu là việc bổ nhiệm Giám đốc nghệ thuật cho triển lãm Documenta vào năm 2022. Đây là sự kiện rất đáng mong đợi, tạo điểm nhấn ấn tượng cho nghệ thuật và cơ sở hạ tầng của Indonesia cùng các nước trong khu vực.

3. Charlotte Raybaud, Trưởng phòng Evening Sale, Phó Giám đốc 20th Century and Contemporary Art, Phillips, Hong Kong

Vào năm 2019, Tạp chí Time bình chọn Greta Thunberg là “Nhân vật của năm”, ghi dấu người trẻ tuổi nhất nhận được danh hiệu này trong vòng 92 năm qua. Thunberg được ca ngợi là biểu tượng của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của giới trẻ thế giới. Nhưng điều quan trọng hơn, sự kiện đã mở đường tiên phong cho những người phụ nữ từ mọi lĩnh vực, trong đó có nghệ thuật.

Càng ngày, chúng ta sẽ càng chứng kiến nhiều nữ nghệ sĩ phá kỷ lục đấu giá thế giới, được nhiều tổ chức học thuật khám phá tài năng thiên bẩm. Tôi cũng dự đoán rằng nghệ thuật sẽ ngày càng dân chủ hóa, với những nghệ sĩ đa dạng chủng tộc, màu da, tôn giáo và giới tính.

4. Ho Tzu Nyen, Nghệ sĩ và đồng giám tuyển Asian Art Biennial 2019

Mặt hồ rực cháy: Cách mạng bùng nổ

Con người đa cảm

Làm mới trật tự thế giới

Và ghi dấu bước ngoặt mang tính thời đại

(Quẻ thứ 49 của Kinh Dịch)

Quẻ 49 còn mang nghĩa “Trạch Hỏa Cách”, nghĩa là đả phá những gì lạc hậu, lỗi thời và hủ hóa để thay đổi thành những gì thích hợp hơn, hữu ích hơn. Thế nhưng, cuộc cách mạng nào cũng đòi hỏi thời gian và lòng kiên nhẫn, kể cả cuộc cách mạng nghệ thuật. Các nghệ sĩ đi sâu vào lịch sử vướng mắc của quá khứ, để những dự án chưa hoàn thành kết nối với những thay đổi địa chính trị sâu sắc của ngày hôm nay và các cuộc khủng hoảng sinh thái của hành tinh vào ngày mai.

5. John McDonald, Nhà phê bình nghệ thuật kỳ cựu của Sydney Morning Herald

Trong thập kỷ qua, thị trường nghệ thuật châu Á, đặc biệt là Hồng Kông, đã trải qua thời kỳ mở rộng nhanh chóng, như sự hợp nhất của Art Basel Hong Kong đóng vai trò như hội chợ hàng đầu thế giới, song song với đó là hàng loạt phiên đấu giá bùng nổ và phòng trưng bày quyến rũ. Đó là những dấu hiệu của một trong những bong bóng kinh tế có khả năng lan rộng lâu dài, dù bài học của lịch sử đã chỉ ra rằng cuối cùng nó cũng sẽ tan vỡ.

Art Basel Hong Kong chính thức bị hủy khiến giai điệu quan trọng nhất trong năm không còn cơ hội thể hiện mình. Nghệ thuật 2020 có vẻ yên ắng một chút nhưng cũng là thời điểm chúng ta có cơ hội chuẩn bị cho con đường đầy đột phá phía trước.

Bước vào năm 2020, với tình trạng bất ổn chính trị đang diễn ra ở Hồng Kông, cuộc chiến tranh thương mại không thể dự đoán giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, đồng thời là đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thị trường nghệ thuật có nguy cơ bị co lại nghiêm trọng (nếu không nói là sụp đổ). Từ đây, giới thượng lưu sẽ nghiêm túc hơn trong quyết định chi tiêu.

Chưa kể, Art Basel Hong Kong chính thức bị hủy khiến giai điệu quan trọng nhất trong năm không còn cơ hội thể hiện mình. Nghệ thuật 2020 có vẻ yên ắng một chút nhưng cũng là thời điểm chúng ta có cơ hội chuẩn bị cho con đường đầy đột phá phía trước.

6. Leo Xu, Giám đốc phòng trưng bày David Zwirner, Hong Kong

Năm 2020 trở đi, chúng ta sẽ chứng kiến thị trường nghệ thuật châu Á phát triển mạnh mẽ hơn nữa mà trọng tâm là Thượng Hải, Bắc Kinh, Đài Bắc và rất có thể là Singapore, nhờ các hội chợ thành công mà họ tổ chức. Tuy nhiên, Hồng Kông vẫn là trung tâm nghệ thuật châu Á, bất kể điều gì đang diễn ra trong thời điểm hiện tại. Bối cảnh nghệ thuật Hồng Kông luôn mạnh nhất từ trước đến nay. Nó mang đến những chương trình triển lãm hoành tráng và chuyên nghiệp, với những tổ chức nghệ thuật và phòng trưng bày uy tín. Các nghệ sĩ Hồng Kông đã thu hút được nhiều sự chú ý trên toàn cầu trong vài năm qua, và từ năm 2020 trở về sau, tiếng vang này còn được củng cố hơn nữa.

Các nghệ sĩ từ Đông Nam Á đã lọt vào tâm điểm chú ý của các bảo tàng khu vực, và họ sẽ vượt xa điều đó để bước lên sân khấu toàn cầu. Sự chú ý của các nhà sưu tầm sẽ theo sau, đặc biệt là sự hiện diện đều đặn của họ trong các triển lãm nghệ thuật. Mối quan tâm châu Á đang trở nên phổ biến trong giới chuyên gia trẻ tuổi. Nghiên cứu giám tuyển và tương tác kinh doanh trong khu vực châu Á cũng sẽ trải qua bước chuyển lớn. Những nỗ lực chung từ bảo tàng, giám tuyển lớn của châu Á có thể là phần thú vị nhất trong năm nay và các năm tới.

7. Robin Peckham, Giám tuyển kiêm Giám đốc Taipei Dangdai

Năm nay, chúng ta sẽ chứng kiến sự phục hồi của văn hóa Hồng Kông, cũng như sự phân mảnh của thế giới nghệ thuật châu Á (sự chuyên nghiệp hóa của từng khu vực rõ ràng hơn là dựa vào chiến lược của toàn châu Á). Trong đó, Trung Quốc không còn là ẩn dụ cho châu Á. Nghệ thuật đương đại cũng tiếp tục phát triển theo những cách mới đáng ngạc nhiên.

8. Savita Apte, Nhà sử học tại South Asian Art, Giám tuyển và Đồng sáng lập Art Dubai

Từ năm 2020 trở đi, chúng ta sẽ chứng kiến một mô hình mới trong thương mại nghệ thuật, triển lãm nghệ thuật và đặc biệt, dấu chân carbon của nhà sưu tập, nghệ sĩ và giám tuyển sẽ được xem xét kĩ lưỡng. Tôi chắc chắn rằng tất cả các mối quan tâm toàn cầu sẽ hướng tới việc sáng tạo những giải pháp nhạy cảm hơn với sự mong manh của hành tinh chúng ta.

Trên thế giới, nhiều nghệ sĩ đang nỗ lực giải quyết vấn đề trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc, trong khi viện bảo tàng sẽ khắc phục những thành kiến về địa lý, thời gian và giới tính bằng cách giới thiệu các nghệ sĩ bị phớt lờ trong bối cảnh mới. Mặc dù thực tế, sự chú ý của toàn cầu đang hướng vào các bảo tàng tư nhân, nhưng đây sẽ là không gian và sáng kiến phi lợi nhuận tại châu Á, nơi sẽ tiếp tục trở thành thiên đường khám phá và diễn ngôn.

(Theo cobosocial, artsy…)


 
Back to top