Thị trường xa xỉ Trung Quốc tăng trưởng 30% sau đại dịch
Dự báo của BCG-Tencent một lần nữa lặp lại thông tin mà Tân Hoa Xã đã đưa ra trước đây – người dân Trung Quốc đang trên đà mua sắm và du lịch “trả thù” trong Tuần lễ Vàng, phản ánh sự kìm hãm nhu cầu của họ suốt thời gian qua.
Theo Bloomberg, doanh số bán hàng của các nhà bán lẻ Hong Kong cao hơn so với dự kiến. Cụ thể, các nhà kinh tế học mà Bloomberg khảo sát đã dự đoán doanh số bán lẻ sẽ giảm 17,5% do Covid-19, tuy nhiên báo cáo của chính phủ cho thấy con số thực tế lại ít hơn, chỉ 13,1% so với cùng kỳ, xuống còn 3,3 tỷ USD. Trong khi đó, khối lượng bán lẻ, thước đo doanh số bán lẻ theo giá cố định, tính theo giá trị thực, cũng chỉ giảm 13,4% so với cùng kỳ và đã cải thiện so với mức giảm 23,8% hồi tháng Bảy.
Bên cạnh đó, một tia hy vọng khác đã lóe lên từ báo cáo hợp tác giữa Tập đoàn Tư vấn Boston (BCG) và Tencent Marketing Insight (TMI) về thị trường xa xỉ kỹ thuật số – BCG x Tencent 2020 – cho thấy nhu cầu hàng xa xỉ tại Trung Quốc dự kiến sẽ tăng 30% trong năm nay, khi những người mua sắm có thu nhập cao tại đại lục tiếp tục quá trình phục hồi sau đại dịch.
“Thị trường du lịch Trung Quốc dự kiến sẽ chứng kiến một làn sóng tăng trưởng mới xuất phát từ mong muốn ‘du lịch trả thù’ của người dân”, Tân Hoa Xã.
Theo ước tính của chính phủ, khoảng 550 triệu công dân Trung Quốc sẽ đi du lịch nội địa trong 8 ngày nghỉ của Tuần lễ Vàng, bắt đầu từ thứ Năm, ngày 1 tháng 10, bao gồm cả ngày Quốc khánh và Tết Trung thu. Mặc dù con số này chỉ nhỉnh hơn một nửa so với 782 triệu khách du lịch nội địa thông thường, nhưng đó vẫn là một con số khả quan. Tờ People.cn cho biết lượng đặt chỗ các chuyến bay nội địa trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh năm nay đã cao hơn năm ngoái.
Hôm 28/09, Reuters cũng đăng tin về sự hồi phục đáng kể của du lịch nội địa trong kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng tại Trung Quốc. Một số trang du lịch trực tuyến như Qunar.com cho hay lượng đặt phòng khách sạn tăng 20%; Fliggy của Alibaba ghi nhận lượng đặt phòng khách sạn trong tăng hơn 50%. Nhu cầu đi lại đang thúc đẩy niềm tin vào sự hồi phục của nền kinh tế – ngành công nghiệp du lịch của Trung Quốc đã đạt đến bước ngoặt như trong dự báo của BCG x Tencent 2020, và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang trên đà trở lại bình thường.
Du lịch Trung Quốc phục hồi kéo theo những dấu hiệu tích cực cho kinh tế sau đại dịch, tái thiết nhu cầu mua hàng xa xỉ tại quốc gia này, trong khi chi tiêu xa xỉ toàn thế giới vẫn đang phải vật lộn với đại dịch, đặc biệt thị trường Châu Âu và Mỹ đã giảm 45% trong năm 2020.
“Trung Quốc là thị trường xa xỉ đầu tiên phục hồi sau tác động của Covid-19 với sự phát triển trở lại của tiêu dùng địa phương cũng như các kênh bán hàng trực tuyến. Tỷ lệ mua hàng trực tuyến thuần túy đã tăng 30%, phản ánh sự dịch chuyển sang đa kênh phân phối. Trong thời hậu Covid-19, các thương hiệu xa xỉ sẽ phải xem lại đặc điểm chính của khách hàng Trung Quốc để tận dụng tốt hơn các bộ phận số hóa, từ đó phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời phát triển thêm trải nghiệm mua sắm đa kênh đáp ứng cả chất lượng dịch vụ lẫn trải nghiệm”, Crystal Hao, Giám đốc Điều hành kiêm Đối tác của BCG.
Du lịch trả thù và Chi tiêu trả thù ở Trung Quốc đang thúc đẩy sự hồi phục
Kể từ đầu năm 2020 khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, thị trường xa xỉ đã bị ảnh hưởng nặng nề và dự kiến sẽ giảm từ 25% đến 45% so với năm 2019. Tuy nhiên, Trung Quốc nhờ kiểm soát dịch tốt trong nước, đang là thị trường dẫn đầu trong việc phục hồi trước sự suy thoái của môi trường thị trường toàn cầu với mức tăng trưởng dự kiến là từ 20% đến 30% cho cả năm 2020.
Tân Hoa Xã đưa tin: ““Thị trường du lịch Trung Quốc dự kiến sẽ chứng kiến một làn sóng tăng trưởng mới xuất phát từ mong muốn ‘du lịch trả thù’ của người dân”, với mức độ được tăng cường hơn, sau thời gian bị dồn nén nhu cầu dữ dội do các biện pháp phong tỏa và cách ly dập dịch trước đó.
Tuy nhiên, không phải thành phố nào của Trung Quốc cũng nhận được tin tích cực. Hong Kong đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ cuộc suy thoái kinh tế kèm theo căng thẳng chính trị gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Người phát ngôn cho biết:
“Do tình hình kinh tế vẫn còn nhiều căng thẳng và du lịch trong nước khó có khả năng phục hồi nhanh chóng trong thời gian tới, môi trường kinh doanh của ngành bán lẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong tương lai. Tâm lý tiêu dùng trong nước có thể cải thiện nếu tình hình ổn định của dịch bệnh được duy trì.”
Giám đốc Điều hành của Hong Kong Carrie Lam đã công bố gói cứu trợ trị giá 3,1 tỷ USD hồi cuối tháng 9, một khoản tiền được cho là ít hào phóng hơn so với hai gói kích thích kinh tế trước đây, dẫn đến một số chỉ trích rằng nó có thể quá nhỏ để tạo ra bất kỳ tác động nào.
Nhờ sự phục hồi mạnh mẽ hơn, Trung Quốc đang trở thành miếng mồi ngon cho các thương hiệu xa xỉ lớn trong nỗ lực bù đắp cho sự sụt giảm đáng kể ở các thị trường khác.