Màn pháo hoa thực tế ảo đáng kinh ngạc của nghệ sĩ Cai Guo-Qiang
Sleepingwalking in the Forbidden City (Mộng du trong Tử Cấm Thành) là tác phẩm nghệ thuật thực tế ảo đầu tiên của nghệ sĩ Trung Quốc được tạo ra với sự hợp tác của HTC Vive Arts, gây ấn tượng thị giác với màn trình diễn pháo hoa ban ngày đầy sắc màu trong kích thước vật lý đáng kinh ngạc.
Với thuốc súng là phương tiện sáng tác còn bầu trời là tấm toan, Cai Guo-Qiang (Thái Quốc Cường) đã tạo ra những tác phẩm sắp đặt mang tính tham vọng, thách thức giới hạn trí tưởng tượng của người thụ hưởng.
Một trong những dự án thành công nhất của anh bao gồm tác phẩm cầu vồng lấp lánh trên sông Đông New York, màn pháo hoa khổng lồ ở Thượng Hải cùng “nấc thang lên thiên đường” ở quê hương Tuyền Châu. Với những thành tựu này, khán giả tự hỏi anh sẽ thu được gì từ những màn mạo hiểm và thực tế ảo, công nghệ giúp nhiều nghệ sĩ hiện thực hóa ý tưởng nhưng kết quả thường hạn chế và thua xa trải nghiệm thực tế.
Màn pháo hoa thực tế ảo đáng kinh ngạc của nghệ sĩ Cai Guo-Qiang
Với Mộng du trong Tử Cấm Thành, giờ đây, chúng ta đã có câu trả lời cho chính mình. Được tạo ra với sự hợp tác của HTC Vive Arts và ra mắt vào tuần trước tại Palace Museum ở Bắc Kinh, đây là tác phẩm nghệ thuật thực tế ảo đầu tiên của nghệ sĩ Trung Quốc và là phần cuối của triển lãm cá nhân trùng với lễ kỷ niệm 600 năm thành lập khu phức hợp cung điện. Giống như những dự án đáng nhớ khác của Cai, tác phẩm nghệ thuật này bị giới hạn về thời lượng, chỉ vỏn vẹn 5 phút, nhưng đã tạo ra một cú hích quan trọng, đóng vai trò như một nền tảng mới về cách phương tiện có thể được sử dụng.
Khi đeo tai nghe VR, chúng ta cảm tưởng như nghệ sĩ chìm vào giấc ngủ và được dẫn dắt vào những giấc mơ của Cai, nơi anh đang đuổi theo một con mèo chạy lao vào cung điện, hướng về phía ánh sáng chói lòa ở cuối đường hầm lối vào. Hall of Supreme Harmony, tòa nhà ấn tượng nhất trong khu phức hợp, xuất hiện trong tầm nhìn, nhưng những bức tường đỏ đặc biệt, mái ngói vàng cũng như sân lát đá liền kề, tất cả trắng như tuyết. Sau đó, một loạt pháo hoa sặc sỡ phóng lên bầu trời đầy ngoạn mục.
Màn bắn pháo hoa ban ngày khiến Tử Cấm Thanh trở nên sống động, lấy cảm hứng từ màn pháo hoa được tổ chức trong lịch sử tại địa điểm này nhằm mừng Tết Nguyên Đán. Chúng ta có thể thấy pháo hoa được bắn từ mọi góc, tạo nên những vệt khói đầy màu sắc và những tia lửa sáng, sau đó, mưa cộng hưởng những sắc tố sống động ấy để tạo nên một màn khiêu vũ đầy kinh ngạc. Xen kẽ góc nhìn của con mèo (lướt qua các mài nhà) và góc nhìn của mắt chim thay đổi mau chóng, chúng ta thấy từng lớp gam sắc phóng lên bầu trời, rồi sau đó, tất cả cùng lúc, xếp lớp như màn hình kính vạn hoa kéo dài bất tận. Đây quả thực là màn trình diễn hoành tráng, tái định nghĩa về sức mạnh tuyệt vời của AR.
Đối với một nghệ sĩ từng giám sát pháo hoa trong lễ khai mạc và bế mạc Thế vận hội Bắc Kinh, Mộng dụ trong Tử Cấm Thành không hẳn là một bước đột phá về quy mô lẫn địa điểm. Nhưng nó đã cung cấp một loạt góc nhìn mới, cho phép chúng ta trải nghiệm pháo hoa theo một cách hoàn toàn khác biệt: cảm giác mất kiểm soát, nguy hiểm, gây cấn và phấn khích. Cai đã dựa vào phần mềm hoạt hình 3D, phần mềm ngày nay có thể tạo ra những hình ảnh hầu như không thể phân biệt được với thực tế. Anh ấy muốn tránh các loại hiệu ứng do máy tính tạo ra liên quan đến phim Hollywood vì sợ chúng thiếu ấm áp, vì thế, anh ta đã đặt các thành phần của tác phẩm nghệ thuật trong đời thực và quay chúng lại.
Những người thợ thủ công lành nghề từ quê hương Tuyền Châu đã dành 5 tháng miệt mài tạo ra một mô hình Tử Cấm Thành bằng thạch cao. Những gì chúng ta thấy qua VR trên thực tế là một bản quét 3D phức tạp của mô hình, với các kết cấu được làm bằng thủ công, chứ không phải là một bản vẽ đơn thuần. Điều đáng trân trọng là Cai đã chiêu dụ thành công những nghệ nhân tưởng chừng đang ngày càng bị lạc hậu trong xã hội tiến bộ về công nghệ, từ đó mang đến cho họ cơ hội hiếm hoi để trở thành một phần quan trọng của tương lai.