BUSINESS OF LUXURY

BOL news: Tin tức kinh doanh xa xỉ từ Louis Vuitton, Ferrari, LVMH và một số khác

Nov 27, 2019 | By Stephanie Nguyen

Louis Vuitton khai trương cửa hàng thương mại điện tử, Ferrari hợp tác với Giorgio Armani và đầu bếp Massimo Bottura, LVMH mua lại Tiffany & Co. và một số tin tức về thị trường xa xỉ tuần qua được Luxuo.vn cập nhật và tổng hợp dưới đây.

1/ Louis Vuitton ra mắt cửa hàng thương mại điện tử

Nhà mốt Pháp vừa ra mắt cửa hàng thương mại điện tử mới nhất tại 25 quốc gia. Hệ thống này trực tiếp trưng bày hàng hóa trực tuyến thông qua các cửa hàng tại Singapore, Malaysia và New Zealand mà không cần qua bất kì nhà bán lẻ nào.

Giờ đây những khách hàng trung thành của Louis Vuitton có thể tìm mua các sản phẩm từ quần áo may sẵn, đồ da, giày dép, phụ kiện, đồng hồ, trang sức, hành lý và nước hoa với phiên bản giới hạn không có tại cửa hàng trực tiếp. Chiếc túi Neo Alma huyền thoại cũng là một độc quyền dành riêng cho khách hàng điện tử. Dịch vụ White Glove đi kèm nhằm cung cấp cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời nhất, với người giao hàng phù hợp được chọn lựa gắt gao để tận tay đem sản phẩm đến trước cửa nhà bạn.

2/ Ferrari hợp tác với Giorgio Armani và tinh hoa đầu bếp Ý Massimo Bottura

Ferrari đang dự định đầu tư vào nhiều dự án trong lĩnh vực ẩm thực và thời trang cao cấp. Cụ thể, công ty đã có những thỏa thuận hợp tác cùng nhà mốt Giorgio Armani với dòng thời trang evergreen và đầu bếp lừng danh số một nước Ý để mở nhà hàng mới thay thế Ristorante Cavallino vào cuối năm 2020.

Ferrari mong đợi các sản phẩm mới độc quyền sẽ định hình giá trị “Made in Italy” tốt hơn nữa trong nhận thức của khách hàng.

3/ LVMH chính thức mua lại Tiffany & Co. với giá 16,2 tỷ đô la Mỹ

Hội đồng quản trị của tập đoàn đa quốc gia LVMH và thương hiệu kim hoàn hàng đầu ở New York đã có một cuộc gặp vào Chủ nhật để hoàn tất thỏa thuận định giá ở mức 16,2 tỷ USD sau khi tăng ưu đãi cổ phần. Đây là cuộc mua lại lớn nhất trong lịch sử các thương hiệu xa xỉ.

LVMH đã gặt hái nhiều thành công trong suốt thời gian qua với các thương hiệu thời trang cao cấp lớn như Christian Dior, Fendi, Louis Vuitton và gần đây nhất là Fenty and Fenty Beauty của Rihanna. Việc sở hữu thêm Tiffany hứa hẹn mang đến cho LVMH thị trường rộng lớn và tiềm năng hơn nhiều, vì Tiffany đang có doanh số hoạt động khá tốt ở Mỹ, chiếm hơn 40% thị trường.

4/ Anthenea – căn suite đĩa bay của James Bond

Không gian tắm nắng và quầy bar sức chứa 12 người

Thiết kế theo phong cách nửa du thuyền, nửa đĩa bay này đã đưa khái niệm căn hộ nổi trên mặt nước lên một tầm cao mới. Nhờ vậy, nó còn được gọi là “căn suite nổi sinh thái đầu tiên” của thế giới.

Sự nổi tiếng và hấp dẫn của nó kéo theo mức giá không hề nhỏ – 775.000 đô la Úc cho một đêm nghỉ dưỡng.

Anthenea đang được trưng bày trong một showroom ngoài khơi nước Pháp và chuẩn bị xuất hiện tại Liên hoan phim Cannes 2020. Nó cũng được trao Cúp Sáng tạo năm 2019 trong hạng mục Nơi ở do bởi tạp chí du lịch hàng đầu của Pháp, L’Echo Touristique, tổ chức.

5/ Các thương hiệu đồng hồ thách thức nạn đầu cơ 

Việc đầu cơ đồng hồ có thể đem lại lợi nhuận ít nhất là gấp đôi cho người đầu cơ. Tuy nhiên nó sẽ khiến người chơi vô cùng khó chịu vì phải gánh chi phí lớn hơn nhiều so với giá bán lẻ, nếu không muốn đợi đến 12 năm trong danh sách chờ.

Để giải quyết chuyện này, các nhà bán lẻ và thương hiệu đang hoạt động chặt chẽ. Việc lên “danh sách đen” và trao đổi thông tin với các thương hiệu khác cũng là một giải pháp hiệu quả. Theo ông, một vài nhà sản xuất (mà ông giữ kín tên) thường xuyên giám sát thị trường thứ cấp để tìm ra người đang bán đi các mẫu đồng hồ “hot”, đồng thời báo cáo lại cho các đại lý đã bán mẫu đồng hồ này cho họ. “Từ quan điểm thương hiệu, nếu họ tìm thấy một chiếc đồng hồ bị mua đi bán lại, họ sẽ báo ngay cho chúng tôi. Nếu tìm ra, chúng tôi sẽ liệt vào danh sách đen. Những người này sẽ không bao giờ có thể chiếc đồng hồ nào từ chúng tôi một lần nữa,” ông Seddiqi tiết lộ.

6/ Kim cương 50 cara bị “thất lạc” trong hội chợ trang sức Nhật Bản

Cuộc triển lãm thương mại trang sức quốc tế tại thành phố Yokohama, gần Tokyo đã diễn ra trong ba ngày và kết thúc vào thứ Sáu theo kế hoạch. Khoảng 410 cửa hàng trang sức từ khắp nơi trên thế giới và hơn 10.000 du khách đã tập trung, theo ban tổ chức.

Tuy nhiên một viên kim cương 50 cara trị giá 200 triệu yên (1,84 triệu USD) đã “không cánh mà bay” vào ngày cuối cùng, trong không gian đông đúc. Hiện tại thủ phạm vẫn chưa bị bắt giữ.

7/ Kim cương Nhật Bản đánh thức cả thế giới

Sau khi những chủ sở hữu cũ qua đời, các viên kim cương quý như được thức tỉnh và quay trở lại thị trường, khiến hơn 1000 nhà đầu tư với khoảng 40% là người nước ngoài đổ xô đến trung tâm trang sức lớn nhất ở Okachimachi, Tokyo trong một cuộc đấu giá khốc liệt. Mức giá kịch trần cho một viên kim cương có thể lên đến 860.000 yên, bởi vì nhiều nhà đầu tư quan niệm kim cương mua trong thời kỳ bong bóng có chất lượng tốt hơn và chi phí thấp hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Nhật Bản hiện là quốc gia xuất khẩu kim cương lớn nhất toàn cầu, với ba điểm xuất khẩu kim cương lần lượt là Hồng Kông, Trung Quốc và Israel.

8/ Brice Borin trở thành Tổng Quản lý điều hành mới của Mövenpick Resort Cam Ranh

Ông Brice Borin sở hữu vốn kinh nghiệm làm việc khá ấn tượng với 30 nămtrong lĩnh vực khách sạn, và hơn 25 năm trong số đó giữ những vai trò quan trọng cấp quản lý điều hành. Tính đến nay, ông đã trải qua 8 lần tham gia mở cửa và vận hành các Khu nghỉ dưỡng thuộc khu vực Châu Á và Maldives với vai trò Tổng quản lý. Trước khi được bổ nhiệm làm Tổng quản lý Khu nghỉ dưỡng Mövenpick Resort Cam Ranh, Brice Borin đã từng giữ chức vụ Tổng Quản lý Mövenpick BDMS Wellness Resort Bangkok, Mövenpick Resort Kuredhivaru Maldives.


 
Back to top