BUSINESS OF LUXURY

Doanh số Gucci tiếp tục giảm tốc, Bottega Veneta tăng trưởng mạnh mẽ

Oct 28, 2019 | By Nguyen Huu Hon

Bản báo cáo tài chính quý 3 của tập đoàn xa xỉ Kering cho thấy các thương hiệu chủ chốt đang dần có sự ổn định sau tác động tiêu cực bởi các bất ổn chính trị ở Hồng Kông.

Bottega Veneta đã có sự vực dậy doanh số trong quý 3

Trong quý 3, doanh số của Gucci tăng 10,7%, tương đương với 2,4 tỷ euro (2,7 tỷ USD), và đóng góp tích cực cho con số này là thị trường khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Kết quả này vượt qua nhiều kỳ vọng của các nhà phân tích, mặc dù đây là sự chững lại sau thời kỳ bùng nổ của năm 2017 và 2018, khi doanh số tăng vọt gần 30% mỗi năm. Tóm lại, tổng doanh thu của Kering đã tăng 11,6% lên 3,9 tỷ euro (4,3 tỷ USD) trong quý này.

Trong khi đó, cả ba quý vừa qua, Saint Laurent đã vượt xa thương hiệu chị em với doanh số tăng 10,8% trong quý 3 lên 507 triệu euro (563 triệu USD). Trong khi đó, Bottega Veneta dần hồi sinh dưới triều đại của giám đốc sáng tạo Daniel Lee và Giám đốc điều hành Bartolomeo ‘Leo’ Rongone – khởi đầu với BST Thu-Đông 2019 ra mắt vào tháng 2 năm nay, đang bắt đầu đạt được những thành công nhất định. Doanh số tăng 7% sau khi giảm 4% trong nửa đầu năm (trước khi các thiết kế của Daniel Lee cháy hàng khi ra mắt tại các cửa hàng).

Giám đốc tài chính của Kering Jean-Marc Duplaix cho biết trong một cuộc khảo sát rằng dòng quần áo may sẵn và phụ kiện của Bottega Veneta đang tạo được tiếng vang với các khách hàng trẻ tuổi, đặc biệt là ở Hoa Kỳ và Châu Âu.

Tình hình chính trị bất ổn tại Hồng Kông đang hạn chế khả năng mua sắm của người tiêu dùng tại một trong những khu vực quan trọng nhất, điều này đã gây nên thiệt hại lớn cho Kering. Tổng doanh thu đến từ đặc khu hành chính này đã giảm 35%, mặc dù khu vực Châu Á, Thái Bình Dương vẫn tăng 17%. Duplaix cho biết tháng 8 là tháng tăng trưởng chậm chạp nhất trong quý, và tháng 9 bị hao hụt doanh thu do hàng lậu ở Trung Quốc đại lục.

Thế nhưng, mọi ánh mắt vẫn đổ dồn vào tình hình hoạt động của Gucci. Các nhà phân tích đang theo dõi xem thương hiệu bị ảnh hưởng như thế nào bởi tốc độ tăng trưởng chậm lại sau nhiều năm mở rộng nhanh chóng – và liệu các thương hiệu nhỏ hơn của Kering như Bottega Veneta và Alexander McQueen có thể vượt qua thời kỳ doanh số thiếu khả quan hay không.

Vào tháng 9, Giám đốc nghệ thuật của Gucci Alessandro Michele đã giới thiệu một phong cách khác lại trên sàn runway ở Milan. Điều này có thể thúc đẩy doanh số khi các sản phẩm có giá thành rẻ hơn lên kệ.

Doanh số Gucci ở Bắc Mỹ đã giảm 2% so với quý 2, Duplaix trích dẫn lưu lượng truy cập giảm ở Mỹ và các thách thức thị trường khác nhưng cho biết sự suy giảm đó được cân bằng bởi việc mua sắm của người Mỹ khi đi du lịch nước ngoài ở châu Âu. (Doanh số tại Tây Âu tăng 12%.) Ông cho biết Gucci có kế hoạch tăng cường tiếp thị trong khu vực, diễn ra cho đến tháng 9 sau cuộc tranh cãi về balaclava (mũ trùm đầu) và tổ chức nhiều sự kiện tại cửa hàng hơn với các sản phẩm được cá nhân hóa.

“Tuy nhiên, khi họ đẩy mạnh tiếp thị ở Mỹ trong quý 4 năm 2019, tôi đã mong đợi tình hình có khả năng cải thiện” ông Luca Solca, người đứng đầu nghiên cứu hàng xa xỉ tại Bernstein, cho biết.

Nhà phân tích vốn của Morgan Stanley, Edouard Aubin, cho biết trong một báo cáo rằng việc kinh doanh Gucci đã trở nên ngày càng phụ thuộc vào một quốc tịch – Trung Quốc, và một nhóm tuổi – Millennials và Gen Z, đã khả năng rủi ro của Kering vì Gucci chiếm khoảng 60% doanh thu của tập đoàn này.

Hiếu Lê (từ BOF, Jing Daily, SCMP)


 
Back to top