BUSINESS OF LUXURY

Smart Mom, Rich Mom: Cheng Bảo Phương – “Tôi là một bà mẹ Gen Z của những đứa con Gen Alpha”

Dec 27, 2023 | By Luxuo Vietnam

Sự tinh tế của một tâm hồn nghệ thuật đã giúp Gương mặt trang bìa LUXUO #2 – Cheng Bảo Phương có thể làm bạn cùng con trong suốt giai đoạn phát triển khi trở thành một người mẹ. Với cô, trở thành người mẹ “hồn nhiên” sẽ giúp con sớm rèn luyện được tính tự lập và có trách nhiệm hơn với bản thân mình. 

Cheng Bảo Phương được biết đến là một nữ doanh nhân, Giám đốc nghệ thuật trong lĩnh vực kiến trúc cao cấp và chị cũng đạt được vô số thành tựu trong nhiều lĩnh vực kinh doanh. Cũng giống như bao người phụ nữ khác, điều hạnh phúc nhất trong cuộc đời Cheng Bảo Phương chính là được làm mẹ. Chính tính cách nhẹ nhàng, tinh tế và lạc quan của mình đã giúp cô rút ngắn khoảng cách để cùng con đồng hành và phát triển. Trong tập 2 series Smart Mom, Rich Mom, LUXUO Việt Nam đã có cơ hội lắng nghe chia sẻ của cô trong vai trò làm mẹ của mình dưới đây.

Chị có thể chia sẻ về kỷ niệm trong lần đầu tiên làm mẹ của mình được không? 

Đó là sự thay đổi về mọi thứ trong cơ thể của mình từ thể chất đến tinh thần. Lý do khiến tôi đặt tên đứa con trai đầu là Lúa vì chưa bao giờ tôi ăn cơm nhiều như thế trong cuộc đời. Ngày Trước, tôi không quen ăn đồ Việt nhiều nhưng sau khi mang thai đến tận bây giờ thì đã ăn thường xuyên hơn. Đến khi có bé thứ hai, tôi cũng đặt tên con là Mía, vì nghe nó gần gũi, thân thương. 

Tuy nhiên, vì ban đầu tôi không lên kế hoạch cho việc có con nên tâm lý cũng ảnh hưởng ít nhiều. Tôi cẩn thận tới mức nhờ cô giúp việc quan sát con ngay cả khi con không chịu dùng sữa. Thời điểm đó, tôi nghĩ bản thân đã bị trầm cảm sau sinh mà không hề nhận ra. Mãi đến khi có đứa thứ hai, tôi mới cảm thấy sự cẩn thận quá mức của mình và giảm dần sự cầu toàn, kỹ tính ấy. Dần dần tôi cũng tích lũy được những kinh nghiệm chăm sóc con giống như một bác sĩ gia đình.

Đối với một người làm nghệ thuật, chị đã áp dụng phương pháp giáo dục như thế nào dành cho con?

Đầu tiên đó là sự kiên nhẫn dành cho con. Khi từ nhỏ, tôi đã giữ thói quen không nuông chiều và đáp ứng mọi nhu cầu của con. Tuỳ thuộc vào độ tuổi đứa trẻ có khả năng tiếp thu khác nhau,mình phải dạy cho bé trả lời theo những gì mình muốn. “Có phải con đang muốn nói cái này, cái kia không, để mẹ chỉ con nói cái này ra nhé” – tôi thường bắt đầu bằng những câu hỏi. Từ đó, bé sẽ giải tỏa được và biết cách tương tác với mình và mình cũng trở nên hiểu bé hơn. Dạy con là khi phải giải phóng được những điều bên trong của đứa trẻ. 

Ra đời cũng vậy, có những người bế tắc khi không biểu đạt được ý muốn của mình thì phải cho họ lựa chọn, đặt tên giúp cho họ thì giúp họ tương tác với mình tốt hơn. 

Tôi cũng không vẽ lên bức tranh màu hồng dành cho các con. Có những ngày không được vui, có những ngày con không đạt điểm tốt nhưng bản thân con đã cố gắng hết sức rồi. Cái gì tới, con sẽ xử lý theo khả năng và hiểu biết của con, nếu kết quả mang lại không tốt thì mình cần xem xét lại nền tảng kiến thức để đầu tư đúng chỗ cho con. Dạy con tuy khó khăn, nhưng thật ra cũng không phải là thứ gì quá khủng khiếp. 

Việc nuôi dưỡng những đứa con sinh ra trong gia đình bình thường đã khó thì những đứa con sinh ra trong nghệ thuật cần được giáo dục theo phép tắc nhất định. Điều này đối với gia đình chị như thế nào? 

Mọi người đều nhận xét tôi là người khó tính. Cách tôi dạy con cũng vậy, tôi tôn trọng mỗi bản thể trong cá nhân con và bắt con phải thực hiện rập khuôn theo mình. Nhưng tôi không để con quá tự do mà luôn quan sát xem những hành vi cư xử với mọi người ở ngoài công cộng như thế nào Khi con có những hành vi và thái độ chưa chuẩn mực thì thời điểm giúp con hiểu được, mình sẽ chia sẻ và phân tích đúng – sai. 

 Điều gì chị cho là áp lực mà chị đã đặt ra cho con mình? Nó có giống như con đường nghệ thuật chị đi hay không? 

Thật ra ra, nghệ thuật chỉ là đam mê của mình thôi, nó là thứ để cho mình có thể dung hoà được công việc và gia đình. Đối với con thì mình sẽ có quan điểm và con đường giáo dục để bé được phát triển toàn diện và bộc lộ năng lực của riêng con. Hồi nhỏ, bé thích đá banh và rất nhiều người bài xích khi tôi lựa chọn để con theo đuổi  con đường chuyên nghiệp. Nhưng mình lại rất ủng hộ và cũng tạo điều kiện tốt nhất để con qua châu Âu học tập. Nhưng sau đó, qua quá trình trải nghiệm bé nhận ra để đánh đổi việc học hành mà theo đuổi  lựa chọn này thì có nhiều rủi ro và thể lực của con không cho phép. Mọi thứ vốn đều xuất phát từ cách dạy con của mỗi người, nhưng quan trọng nhất là hãy không ngừng đưa ra lời khuyên trong quá trình phát triển để giúp con từ từ nhận ra. 

Có điều gì chị nghĩ mình cần bổ sung trong quá trình nuôi dạy con cái? 

Dạy con trai và con gái là hai giáo trình khác nhau. Ví dụ như trong buổi đi ăn giữa ba mẹ con, tôi và con gái sẽ chụp hình thì con trai sẽ cảm thấy điều đó rất phiền phức. Để trung hoà được điều này tôi đã giúp con bộc lộ cảm xúc cá nhân với mình nhiều hơn. 

Chúng ta cần biết con mình giận dữ như nào. Nếu như mình cấm cản cho con không làm này làm kia, hãy phát huy hết màu sắc của con.

Ở nhà tôi cũng đóng vai là người mẹ khá…vô tư thế nên con mới 8 tuổi đã có thể tự sắp xếp được thời khoá biểu của mình. Sau này việc con tự lên kế hoạch cho mình là điều rất nhẹ nhàng và dễ dàng. 

Những đứa con của mình độc lập càng sớm càng tốt bằng cách việc bớt chu đáo, lo toan và nghiêm khắc. Khi mình là người mẹ hồn nhiên thì các con sẽ trưởng thành sớm.

Tuy vậy, các bậc làm cha mẹ nên quan sát con mình để tham khảo các phương pháp giáo dục. Có những bạn phải răn đe, có những bạn thích thoải mái, tùy theo cá tính của con, bạn sẽ tìm được cách để giúp con hiểu mình và tiếp thu những gì mình chia sẻ nhiều nhất có thể. 

Với một người làm về nghệ thuật, chị thiết kế tổ ấm của mình như thế nào?

Điều này được tôi thiết kế tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển của các con. Sau khi các bé lớn dần, mình bắt đầu đầu tư vào căn nhà. Vào thời điểm con cái phát triển ở độ tuổi thiếu niên, các bạn sẽ cần có không gian riêng của mình. Tôi sẽ nói chuyện để hiểu rõ nhu cầu sinh hoạt của các con, chẳng hạn như Lúa thì muốn có cầu môn để tập đá bóng. Kể cả bé gái cũng vậy, tổ ấm chính là nơi chứa đựng những gì cá nhân hoá với mình, đó mới chính là tổ ấm, là nơi chúng ta thuộc về. 

Bài: Thu Thảo


 
Back to top