BUSINESS OF LUXURY

The Luxe Anatomy Issue: Đừng bỏ quên 5 yếu tố sau cho doanh nghiệp kinh doanh xa xỉ trong năm 2024

Dec 10, 2023 | By Nguyen Huu Hon

Khi năm 2023 dần khép lại, cần có hành động quyết đoán và chúng ta không còn nhiều thời gian để chuẩn bị. Mặc dù mỗi thương hiệu đều có nhiều điểm khác biệt, nhưng có năm yếu tố quan trọng mà các thương hiệu nên tập trung vào

Storytelling

Xa xỉ phẩm không chỉ được bán mà mỗi sản phẩm đều có câu chuyện riêng. Bởi vì không có câu chuyện thì chúng sẽ không có giá trị. Khi đến bất kỳ đại lý bán xe hơi cao cấp, cửa hàng thời trang xa xỉ hay bất kỳ khách sạn sang trọng nào, nếu khách hàng có thể cảm nhận hay biết được câu chuyện của nhãn hiệu hay địa điểm tại đó thì điều này sẽ giúp nâng cấp giá trị của món hàng ấy.

Dior master of film storytelling - Montenapo Daily
Dior – bậc thầy trong lĩnh vực film storytelling qua những bộ phim như Haute Couture by Sylvie Ohayon (2021) hay Mrs Harris Goes To Paris (2022)

Mỗi thương hiệu cần xác định các vấn đề trong cách kể chuyện thương hiệu và giải quyết chúng. Nếu không có câu chuyện thương hiệu mà trung tâm là khách hàng thì điều ấy sẽ làm giảm giá trị của chúng ta. Câu chuyện mà chúng ta kể phải thể hiện rõ đặc tính và giá trị cốt lõi.

Có một sự thật rằng hầu hết các thương hiệu vẫn sử dụng phương pháp kể chuyện cách đây 5 hoặc 10 năm. Điều này đã không còn hiệu quả trong thực tế khi các thương hiệu cần tạo ra vốn văn hóa. Một sự thay đổi mô hình theo thời gian là cần thiết khi mà hiện tại, khách hàng luôn dõi theo các câu chuyện và chúng cần sự kết nối để truyền cảm hứng.

Quản lý trải nghiệm khách hàng

Trong lĩnh vực sang trọng, mọi tương tác đều là một màn trình diễn và sân khấu là trải nghiệm của khách hàng. Nhân viên phải là những bậc thầy, họ cần sắp xếp từng điểm tiếp xúc một cách hoàn hảo. Các thương hiệu cao cấp sẽ phải tổ chức các buổi đào tạo về quản lý trải nghiệm khách hàng nhằm đảm bảo rằng hiệu quả hoạt động sẽ ‘lắp đầy’ các chỗ trống mà không phải là vơi bớt. Bởi vì mọi trải nghiệm không truyền cảm hứng và không tạo ra phản ứng cảm xúc đáng nhớ đều sẽ góp phần phá hủy giá trị.

Burberry launches personalisation service
Burberry đã cho ra mắt dịch vụ cá nhân hóa để nâng cấp trải nghiệm sản phẩm

Cảm xúc và sự đồng cảm

Nhóm khách hàng sang trọng tìm kiếm sự cộng hưởng ở mức độ cảm xúc. Các nhân viên khi có thể kết nối và giúp khách hàng cảm nhận được rằng sản phẩm của thương hiệu đang sống trong lối sống ưa thích của mình thì điều này giúp chúng ta có thể xây dựng mối quan hệ trung thành với thương hiệu.

“Sang trọng là cảm xúc thuần khiết” – theo như Pietro Beccari, Giám đốc điều hành của Louis Vuitton, đã viết trong lời tựa cuốn sách – “Quản lý và tiếp thị hàng xa xỉ” (Luxury Marketing and Management). Sự đồng cảm là một khía cạnh quan trọng. Nó là yếu tố tạo nên sự kết nối sâu sắc giữa con người với nhau. Và khi các nhà mốt tiến hành kiểm tra các phương pháp bán hàng nhiều lần cho thấy nhân viên bán hàng đang không thể xác định các yếu tố kích thích cảm xúc của khách hàng. Đây là lý do tại sao chúng ta cần có các buổi đào tạo về ngành hàng này.

Kỹ thuật số và khả năng thích ứng

Lĩnh vực kỹ thuật số được xem như là ‘biên giới mới’ tại ngành hàng xa xỉ. Hiểu được tiềm năng và hạn chế của AI, chúng ta có thể sử dụng các thuật toán như một công cụ điều khiển cánh cổng ấy. Họ bắt đầu hợp tác với những người có ảnh hưởng trên TikTok và đo lường của chúng.

How Luxury Finally Cracked TikTok | BoF
Nhiều hãng xa xỉ đã gia nhập cuộc chơi Tiktok từ lâu

Bước chân vào ‘sân chơi’ thương mại điện tử, phương tiện truyền thông xã hội thì việc tìm kiếm các khách hàng trực tuyến là những kỹ năng cần thiết để thu hút khách hàng ngày nay mà vẫn mang lại những trải nghiệm nhân văn. Hầu hết không ai biết cảm xúc của khách hàng đối với thương hiệu xa xỉ đã thay đổi như thế nào trong 24 giờ, tuần qua hoặc thậm chí hai tháng qua. Điều này đồng nghĩa với việc thiếu thông tin chi tiết về khách hàng khiến nhiều thương hiệu gặp bất lợi về mặt chiến lược. Nhiều thương hiệu không biết cách quản lý khách hàng thông qua kỹ thuật số có thể đẩy nhanh sự sụp đổ của họ.

Net Positivity

Trong Hội nghị có chuyên đề về hàng xa xỉ mang tính đột phá tại Đại học Pepperdine thì thuật ngữ “net positivity” không chỉ trở thành trọng tâm của tất cả các thương hiệu mà còn là sự kỳ vọng. Nhiều thương hiệu đề cao tính bền vững và tập trung vào việc xác định lại các mô hình kinh doanh theo hướng mang lại hiệu quả tích cực cho cả khách hàng và trái đất.

Sự sang trọng có đạo đức không phải là một xu hướng ‘chóng nở chóng tàn’ mà đó là tương lai. Các tín đồ thời trang sẽ luôn chú ý sát sao những hoạt động của các thương hiệu. Họ từ chối sử dụng và lên án các hành vi vi phạm tiêu chuẩn đạo đức như greenwashing. Nếu như các sáng kiến họ đưa ra chỉ là những lời hứa hẹn mà không phải là những giá trị hữu hình thì sẽ dễ khiến những vị khách cảm thấy không hài lòng.

Qua đó có thể thấy rằng cuộc chiến sinh tồn của ngành hàng xa xỉ sẽ gay gắt hơn vào năm 2024. Điều quan trọng là phải chấp nhận thử thách và theo kịp cuộc chơi để giành chiến thắng.

How Brands Should Navigate Fashion's Greenwashing Crackdown | BoF
Các hãng thời trang nhanh luôn là những cái tên ‘bị điểm mặt’ khi nhắc đến vấn đề greenwashing
Thực hiện: Mỹ Tâm I Theo Jing Daily I Theo Style-Republik


 
Back to top