BUSINESS OF LUXURY

Tôi học được gì: François-Henri Pinault – Người dẫn dắt sứ mệnh bền vững Kering

Sep 07, 2021 | By admin

François-Henri Pinault đã dành cả cuộc đời của mình để cống hiến cho cho công việc kinh doanh của gia đình cũng như sứ mệnh bền vững của Kering.

 

Tuy nhiên, thời trang, trang sức và xa xỉ phẩm, cũng là một trong những ngành mang nhiều tai tiếng nhất từ giới truyền thông.

Vào năm 1963, công ty gỗ và vật liệu xây dựng Pinault mới được thành lập bởi người cha, khi đó ông François Pinault vừa một tuổi. 36 năm sau, doanh nghiệp Pinault mua lại 42% cổ phần của tập đoàn thời trang xa xỉ Gucci – thời điểm đó, Gucci có trị giá 2,9 tỷ USD. Thương vụ này đã đặt nền móng vững chắc cho Pinault bước chân vào ngành thời trang xa xỉ.

François Pinault, sau khi tốt nghiệp trường kinh doanh HEC tại Paris, dành thời gian trong quân đội Mỹ đã được bổ nhiệm vào vị trí Chủ Tịch kiêm Giám đốc Điều hành của Pinault – sau đó công ty đổi tên thành PPR vào năm 2005.

Kerring hiện có trị giá hơn 96.8 tỷ USD, là một trong những doanh nghiệp gia đình có ảnh hưởng nhất trên thế giới.

“Tôi không ngờ mọi thứ đến với tôi nhanh như vậy. Tôi mới chỉ 40 tuổi, còn cha tôi 66 tuổi. Cả hai chúng tôi vẫn còn ấp ủ nhiều dự định tương lai cho PPR. Đôi khi tôi cảm thấy nhiều áp lực khi phải đối diện với sự hoàn hảo của cha mình” – François-Henri Pinault.

“Quả thật có nhiều lần tôi cảm thấy khó khăn khi gánh vác to lớn trên vai: thay đổi cả một ngành công nghiệp” – François-Henri Pinault.

“Việc cắt giảm ngành kinh doanh gỗ và phân phối điện là một quyết định không dễ dàng đối với François-Henri Pinault – ngành kinh doanh cốt lõi của gia đình Pinault. Điều này chứng minh tài năng thiên phú của nhà lãnh đạo trẻ liều lĩnh.” – một người bạn của ông chia sẻ.

Cú hích vươn ra thế giới 

Chỉ vài năm sau đó, Keringđã xây dựng một đế chế vững mạnh với hơn 38.000 nhân viên, sở hữu hàng loạt thương hiệu có ảnh hưởng lớn như Saint Laurent, Balenciaga, Gucci, Bottega Veneta, Alexander McQueen và Ulysse Nardin.

François-Henri Pinault luôn dành phần lớn thời gian nâng cao kĩ năng chuyên môn của mình – nhờ vậy mà ông nắm giữ nhiều vị trí cấp cao. Không chỉ có vậy, Pinail con còn là chủ tịch của tập đoàn Artémis – tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực đầu tư lĩnh vực đấu giá, như Christie’s, Puma và Artemis Domaines.

Hiện tại gia đình François-Henri Pinault trở thành gia đình sở hữu khối tài sản 50 tỷ USD – gia đình giàu thứ 25 trên thế giới. Vào năm 2019, tập đoàn Kering đã cam kết tài trợ cho dự án tôn tạo lại Nhà thờ Đức Bà sau vụ hỏa hoạn – với trị giá lên tới 120 triệu USD.

Sứ mệnh bền vững 

Kering đang đứng trước sứ mệnh phát triển bền vững cho toàn ngành thời trang xa xỉ – với ba niềm tin chính: quan tâm, hợp tác, sáng tạo. Ở vị trí là người dẫn đầu, Pinaul tập trung giảm tác động của ngành thời trang xa xỉ trong từng công đoạn sản xuất. Hiện tại, Gucci và Kering đang dẫn đầu ngành thời trang trong mục tiêu giảm lượng khí thải carbon vào thời điểm 2019.

“Chúng tôi luôn tâm niệm. Sáng tạo là giá trị cốt lõi” – Pinault chia sẻ tại Hội nghị thượng đỉnh thời trang Copenhagen 2019. “Các nhà thiết kế của chúng tôi chính là những người tiên phong trong sự thay đổi của toàn ngành thời trang” – Pinault.

Kering tự hào là tập đoàn tiên phong trong hoạt động cắt giảm tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên: giảm lượng khí thải carbon, mức tiêu thụ nước, cũng như ô nhiễm không khí và nguồn nước, trong toàn bộ chuỗi sản xuất.

Với xu hướng ngành thời trang hiện nay, yếu tố bền vững đã được nhấn mạnh trong định nghĩa của sự sang trọng. Mặc dù, vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh câu chuyện giữa các nhà hoạt động vì môi trường và ngành thời trang cao cấp, tuy nhiên, điều này hết sức dễ hiểu.

“Các nhà thiết kế hàng đầu của chúng tôi mang trách nhiệm thay đổi quan điểm của người tiêu dùng thế nào là thời trang bền vững” – François-Henri Pinault.

Tập đoàn Kering hướng tới giảm 40% tác động đến môi trường vào năm 2025. Nhóm cũng đã khởi động Quỹ Tái tạo Thiện nhiên nhằm cải tạo 1 triệu ha trang trại, nhà sản xuất hoạt động trong chuỗi cung ứng thời trang. Ngoài ra quỹ còn cung cấp khoản tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ và các bên liên quan trong ngành thời trang để phát triển thay đổi nông nghiệp.

Với nỗ lực phi thường của tập đoàn, hiện tại Kering đang được xếp hàng là thương hiệu “bền vững” nhất trong ngành thời trang. Năm 2021, công ty đứng vị trí thứ bảy trong danh sách 100 công ty bền vững theo Corporate Knights.

“Bản thân tôi đang kinh doanh theo cách tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho thế giới” – François-Henri Pinault nói tại Hội nghị thượng đỉnh thời trang Copenhagen. “Đó là sứ mệnh của chúng tôi. Điều chúng tôi làm không liên quan đến cạnh tranh trong thị trường thời trang, mà là cuộc thập tự chinh ‘bền vững’”.

Hành trình của Pinault hướng đến một thế giới bền vững.

1963: François Pinault thành lập công ty gỗ và vật liệu xây dựng Pinault.

1996: Đề ra bộ quy tắc đạo đức cho tập đoàn, nhằm thể hiện trách nhiệm với xã hội và môi trường.

2007: Bộ phân phát triển bền vững được thành lập – dưới sự lãnh đạo của Giám đốc điều hành.

2008: Tập đoàn Kering được thành lập nhằm chống lại hành vi bạo lực đối với phụ nữ.

2010: Yếu tố bền vững đã trở thành tiêu chí kiên quyết với lương thưởng các Giám đốc điều hành.

2013: Tập đoàn Kering đã đưa vào dánh sách những tập đoàn bền vững nhất thế giới và Châu Âu – Dow Jones Sustainability Index World, Europe, CDP Climate Disclosure Leadership Index France.

2013: Thương hiệu đã tạo ra thư viện khổng lồ 3000 loại vải được sản xuất dựa trên yếu tố bền vững.

2015: Bản phác thảo đầu tiên sự tác động của các tập đoàn ảnh hưởng đến môi trường.

2017: Tập đoàn Kering hợp tác với tập đoàn LVMH để tạo ra bộ quy tắc nhằm bảo vệ sức khỏe người mẫu.

2018: Tập đoàn công bố bản báo tích hợp đầu tiên của ngành công nghiệp xa xỉ.

2019: Maison thông báo sẽ chỉ sử dụng người mẫu trên 18 tuổi cho ngành thời trang từ năm 2020.

2019: Ba mươi hai công ty hàng đầu đã ký Hiệp ước Thời trang – do Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron khởi xướng. François-Henri Pinault vinh hạnh thuyết trình trong sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh G7.

Nguồn: CEO Magazine

 

 

 


 
Back to top