ART & CULTURE

10 bộ phim tài liệu về nghệ thuật không thể bỏ lỡ trên Netflix

Aug 13, 2020 | By Trang Ps

Từ Cutie and the Boxer đến Ai Weiwei: Never Sorry, dưới đây là 10 bộ phim tài liệu về nghệ thuật xuất sắc nhất mà bạn có thể thưởng thức trên Netflix ngay bây giờ.

Cute and the Boxer

Được đánh giá là bộ phim tài liệu về nghệ thuật không thể bỏ lỡ, Cutie and the Boxer là câu chuyện cuộc đời của hai nghệ sĩ: Ushio Shinohara – họa sĩ “đấm bốc” 80 tuổi và người vợ kiêm phụ tá không chính thức của ông, Noriko. Hôn nhân của họ trải qua quãng thời gian 4 thập niên với tình yêu và sự dâng hiến trọn vẹn cho sáng tác nghệ thuật.

Tác phẩm này dành giải thưởng đạo diễn xuất sắc nhất của LHP Sundance 2013 và được đề cử giải Oscar cho phim tài liệu hay nhất cùng năm.

Ai Weiwei: Never Sorry

Cây viết Tom Long từ Detroit News chia sẻ: “Ai Weiwei là nghệ sĩ/nhà hoạt động nghệ thuật hiện đại thú vị đang nỗ lực tạo ra sự khác biệt giữa hệ thống chính trị đàn áp của Trung Hoa.”

Tác phẩm do nhà làm phim người Mỹ Alison Klayman thực hiện với nhân vật chính là Ai Weiwei, gương mặt có tầm ảnh hưởng lớn của nghệ thuật đương đại Trung Quốc. Ông sử dụng nhiều phương tiện sáng tác khác nhau từ trình diễn đến sắp đặt, tập trung nhấn mạnh vấn đề nhức nhối trong xã hội và mang tính phê bình như một nhà hoạt động năng nổ.

Bộ phim thực hiện trong bối cảnh khi nam nghệ sĩ đang chuẩn bị chuỗi triển lãm và kéo theo hàng loạt xung đột với nhà cầm quyền Trung Hoa. Tác phẩm điện ảnh này cũng trích dẫn những phân đoạn tư liệu được quay một cách rất riêng tư về đời sống nghệ thuật, cá nhân và hoạt đồng cộng đồng của Ai.

Beltracchi: The Art of Forgery

Năm 2011, nước Đức xảy ra một vụ kiện làm chấn động cộng đồng nghệ thuật thế giới: một người đã làm giả hơn 14 bức tranh của các danh hoạ toàn cầu và lừa hơn 45 triệu USD. Nhân vật đó không ai khác ngoài Wolfgang Beltracchi, người bị giới nghệ thuật gia nhận định là kẻ lừa đảo thế kỷ, một kẻ làm giả tranh đáng sợ nhất từ sau Thế chiến thứ hai đến nay. Ông đã làm giả tranh của Max Ernst, Picasso, Paul Cézanne,… và hơn 50 danh hoạ cận đại khác, thậm chí còn dựa vào phong cách của các danh hoạ đó để vẽ ra những bức tranh thất truyền của họ.

Beltracchi là một nhân vật truyền kì, cuộc đời ông được dựng thành bộ phim tài liệu mang tên Beltracchi: The Art of Forgery vào năm 2014. Bộ phim đã giành được giải phim tài liệu hay nhất tại giải liên hoan phim Đức.

Abstract: The Art of Design

Sáu nhà sáng tạo với tư cách là nhân vật chính đã xuất hiện trong series phim tài liệu Abstract: The Art of Design, ra mắt trên Netflix vào ngày 25/09/2019.

Nghệ sĩ Olafur Eliasson, nhà thiết kế sinh học Neri Oxman, nhà thiết kế trang phục Ruth E.Carter, nhà thiết kế đồ chơi Cas Holman, nhà thiết kế sản phẩm Instagram Ian Spalter và nhà thiết kế typeface Jonathan Hoefler sẽ được giới thiệu trong loạt phim, với mục tiêu thể hiện ảnh hưởng của thiết kế lên thế giới và tạo ra sự thông hiểu sâu sắc hơn đối với sự sáng tạo. Trong đó, mối liên kết giữa môi trường, ngành sinh thái và thiết kế là những chủ đề chủ đạo trong series mới này.

The 100 Years Show

The 100 Years Show là bộ phim tài liệu ngắn vào năm 2015, thể hiện chân dung họa sĩ trừu tượng, tối giản người Mỹ gốc Cuba Carmen Herrera nhân dịp bà kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của mình. Phim do Alison Klayman (đạo diễn Ai Weiwei: Never Sorry) cầm trịch.

Klayman bắt đầu quan tâm đến sự nghiệp của Herrera sau khi nghe về bà ấy vào năm 2013. “Khi một số người từ Phòng trưng bày Lisson nói với tôi về Carmen vào mùa thu năm 2013, tôi lập tức lên kế hoạch đến thăm bà ấy ở New York. Tôi nghĩ bà ấy là người phụ nữ khôn ngoan để truyền đạt câu chuyện cuộc đời hấp dẫn đi kèm với khối lượng công việc tuyệt vời.” – Klayman trong một cuộc phỏng vấn với T: The New York Times Style Magazine.

Floyd Norman: An Animated Life

https://www.youtube.com/watch?v=-xBOM-I3p28&feature=emb_logo

Khi còn là một đứa trẻ, nhiều người nói với Floyd rằng anh sẽ không thể là nhân viên tại studio của Disney vì họ không thuê người da màu. Tuy nhiên, ít lâu sau, Norman đã làm bộ hoạt hình The Jungle Book với tư cách là nhân viên da màu đầu tiên của Disney. Trong thời gian làm việc dưới nhiệm kỳ của Walt Disney, Norman làm đủ mọi việc, từ vị trí nhà làm phim hoạt hình, họa sĩ bố trí, họa sĩ cốt truyện và nhà văn cho đến khi ông ra đi vào năm 1965. Trước khi qua đời, Norman đã nắm trong tay những tác phẩm kinh điển như: Sleeping Beauty, 101 Dalmatians, The Sword in the Stone, Toy Story 2, Scooby Doo.

Floyd Norman: An Animated Life là tổng hợp các cuộc phỏng vấn và đoạn phim lưu trữ kể về cuộc đời độc đáo của Floyd Norman – nhà làm phim hoạt hình, nhưng quan trọng hơn hết, người mở đường cho các nhà sáng tạo da màu đến với ngành kinh doanh truyền hình.

Finding Vivian Maier

Vivian Maier đã chụp khoảng 150.000 tấm ảnh và cho đến khi mất, vẫn chưa có một tấm ảnh nào của bà được công bố, thậm chí công chúng còn không biết bà là ai. Vô tình, một nhà làm phim có được kho film đồ sộ của bà và sau khi tráng rọi một số cuộn film, ông rất bất ngờ và bắt đầu hành trình tìm kiếm thông tin về người phụ nữ bí ẩn này.

Ngay khi công bố những bức ảnh của Vivian Maier, thế giới đã không ngừng sửng sốt về hình ảnh của bà, và cuộc đời của Vivian Maier cũng tạo nên bất ngờ không kém cho giới nhiếp ảnh.

Yarn

https://www.youtube.com/watch?time_continue=23&v=_44B_AwU3gU&feature=emb_logo

Yarn cung cấp cái nhìn sâu sắc và hấp dẫn về những gì sợi có thể làm trong bàn tay tài hoa của những cá nhân và cộng đồng quyết tâm nâng tầm thủ công đơn thuần lên thành nghệ thuật bậc cao.

Sky Ladder: The Art of Cai Guo-qiang

Sky Ladder: The Art of Cai Guo-Qiang là bộ phim tài liệu năm 2016 của đạo diễn Kevin Macdonald kể về cuộc đời và tác phẩm của Nghệ sĩ Cai Guo-qiang – được biết đến với những màn trình diễn ánh sáng lấp đầy bầu trời bằng pháo hoa lung linh hoặc khói đầy màu sắc.

Sky Ladder kể câu chuyện về hành trình tạo nên chiếc thang đầy tham vọng dài 503 mét được giữ nổi bởi một quả khinh khí cầu mà Guo-qiang gắn với chất nổ. Hai lần bị quở trách ở Thượng Hải và Los Angeles vì ​​những lo ngại về an ninh, Guo-qiang cuối cùng cũng thành công trong việc chinh phục mục tiêu về mặt thẩm mỹ, tạo ấn tượng về một cánh cổng hỗn loạn – nhưng đẹp đẽ – dẫn đến thiên đường.

Saving Banksy

https://www.youtube.com/watch?v=dUvKPYput-Q&feature=emb_logo

Không giống như nhiều bộ phim tài liệu khác tập trung khai thác cuộc đời những nghệ sĩ nổi, Saving Banksy thay vào đó là câu chuyện về một người đàn ông cố gắng cứu một tác phẩm công khai ở San Francisco khỏi bị bán đấu giá .


 
Back to top