Nghệ thuật

6 nhà thiết kế du thuyền lọt vào chung kết cuộc thi Boat Young Designer of the Year

Apr 28, 2020 | By Trang Ps

Năm nay, Giải thưởng Young Designer of the Year (Nhà thiết kế trẻ của năm) yêu cầu người tham gia thiết kế trùng tu một chiếc du thuyền đồng thời thực hiện bản hướng dẫn cho chủ sở hữu về cách thức mà chiếc du thuyền nên sửa đổi như thế nào cho phù hợp với lối sống tương lai.

Đề xuất đổi mới du thuyền đi cùng phong cách thiết kế độc đáo khác nhau đã mang đến diện mạo bất ngờ cho các du thuyền của chủ sở hữu. Dưới đây, Giải thưởng Young Designer of the Year đã chọn 6 nhà thiết kế trẻ sẽ lọt vào vòng chung kết năm 2020.

1/ Anna Borla

Tên concept: Black Heron. Quốc tịch: Ý

Thiết kế Black Heron nổi bật với việc thay đổi tối thiểu về mặt cấu trúc nhằm giảm thiểu chi phí, đồng thời tập trung vào đổi mới tính thẩm mỹ và concept thiết kế nhằm tạo ra diện mạo hiện đại bắt mắt cho du thuyền. Nữ thiết kế trẻ muốn vẽ nhiều đường hình học hơn trên cấu trúc thượng tầng và trên thân tàu, sử dụng gam sắc mới để sản phẩm thể hiện bố cục tốt và táo bạo hơn.

Những thay đổi quan trọng nhất nằm ở phần đuôi tàu và mũi tàu. Phương cách phục tu này cho phép tạo ra khu vực thể thao và spa gần khu vực bãi biển và không gian mới trên mũi tàu, cách xa comfort areas để sử dụng nó như một gara hoặc nơi thư giãn khi ngắt cửa điện.

Những đường màu đen mới ở cấu trúc thượng tầng trông giống như các cửa sổ lớn, có chức năng ẩn cấu trúc thượng tầng ban đầu và giữ các lỗ cửa sổ. Anna quyết định sử dụng cửa trượt để chuyển đổi khu vực riêng tư thành không gian mở. Nội thất của du thuyền được chế tác từ vật liệu thân thiện với môi trường, đặc biệt là gỗ và kính. Nhiều phòng có trần và sàn làm bằng ván gỗ, đồ nội thất từ vải dệt tái chế.

2/ Aristotelis Betsis

Tên du thuyền: KORΩNI. Quốc tịch: Hy Lạp. Đại học:  Strathclyde

Nổi bật với thiết kế ngoại thất hiện đại với cung dọc (vertical bow) mới và kiểu dáng, tông màu nội thất sang trọng, dự án biến chiếc du thuyền truyền thống trở thành tuyệt tác hoàn toàn mới cho 14 hành khách.

Boong chính là không gian đa chức năng với một salon piano, quán bar/phòng ăn ngoài trời đủ chỗ cho 14 người, salon chính và khu vực ăn uống chính, 5 cabin. Ở tầng dưới là câu lạc bộ bãi biển, gara, cung cấp không gian thoải mái cho các hoạt động trên biển và thể thao dưới nước. Du thuyền có trang bị phòng chiếu phim và phòng thuyết trình độc đáo, sàn nhảy 360 độ, hồ bơi bên trong và bên ngoài, phòng tập thể dục ấn tượng (bao gồm phòng xông hơi, phòng tắm hơi, phòng mát-xa) và nhiều khu vực bên ngoài đa dạng với nhiều chỗ ngồi. Chủ sở hữu có dịp tận hưởng chuyến đi nhờ cabin rộng rãi và tiện nghi trên sàn cầu.

3/ Chris Lane

Tên du thuyền: Hydra. Quốc tịch: Anh. Đại học:  Ergo Creative/Nottingham Trent

Hydra là chiếc du thuyền dài 80 mét và được đặt theo tên con rắn biển trong Thần thoại Hy Lạp và chòm sao mà nó bắt đầu. Thiết kế ngoại thất lấy cảm hứng từ xu hướng kiến trúc đất liền và biển đảo nhằm nâng tầm thẩm mỹ năng động và độc đáo. Bảng màu và các đường hình học ngoại thất mang đến vẻ đẹp tinh tế và hiện đại.

Không gian câu lạc bộ bãi biển là khu vực độc đáo được phân chia tập trung bởi một hồ bơi tường kính có thể tiếp cận thông qua boong chính phía sau. Hồ bơi bằng kính mang ánh sáng vào khu vực tối khác. Du thuyền còn có phòng tập thể dục, phòng mát-xa, phòng tắm hơi ở mạn phải, quầy bar ở sảnh và phòng chiếu phim nhỏ.

4/ Luca Abbate

Tên du thuyền: Med Wave. Quốc tịch: Ý. Đại học: Genova

Med Wave là chiếc du thuyền bền vững lấy cảm hứng từ bãi biển của Puglia, nơi đặc trưng bởi môi tường tự nhiên với sự đan xen cát biển độc đáo.

Chiếc du thuyền nổi bật với ngoại thất mềm mại, tầng dưới có bố cục sáng tạo lấy cảm hứng từ “Grotta della Poesia” tại Puglia. Cabin của chủ sở hữu có bể sục và hồ bơi riêng. Thiên nhiên là chủ đề xuyên suốt nội thất. Cụ thể, tầng chính có cây oliu, biểu tượng đặc trưng của quang cảnh Puglia.

Tính bền vững của Med Wave được thể hiện ở nhiều khía cạnh, từ việc sử dụng động cơ hydrid và có thể hoạt động “Zero Mission Mode” với động cơ điện giúp hạn chế ô nhiễm môi trường. Nội thất tái thiết cũng tuân thủ ý tưởng sinh thái này.

5/ Luca Scarsella

Tên du thuyền: Alètis. Quốc tịch: Ý. Đại học: Politecnico di Milano

Biểu tượng Alètis thể hiện cuộc tái thiết có ý thức. Ngày nay, điều mà người ta thường quan trọng là sống và làm việc thân thiện với môi trường, vì thế nhiều tính năng tương ứng đã được thêm vào chiếc du thuyền này như tấm pin mặt trời Atlantic Vortex trên đỉnh, Windbelt ẩn giữa các cửa sổ  và sơn sinh thái ở khắp nội, ngoại thất. Các tính năng khác dù nhỏ nhưng vẫn được tuân thủ thiết kế để làm giảm tác động tới môi trường.

Thiết kế bên ngoài tăng cường các sàn mở. Nhưng trái ngược với thiết kế thể thao bên ngoài, nội thất toát lên vẻ đẹp ấm cung, thanh thịch và tự nhiên nhất có thể. Các vị khách ngủ trên boong chính trong bốn dãy phòng VIP và ba cabin đôi. Gần lối vào chính có phòng chiếu phim và phòng hội nghị. Ngoài ra còn có khu vực phòng khách, phòng tắm hơi, bề sục ngoài trời, quầy bar, khu vực tiếp khách và khu vực ăn uống.

6/ Valentin Weigand

Tên du thuyền : Plato. Quốc tịch : Đức. Đại học : ENSA Nantes

Đặc điểm thiết kế chính của Plato là khu vực ăn uống “winter-garden” bên cạnh hầm rượu và phòng trưng bày nghệ thuật, mang đến thú vui tận hưởng giúp du khách quên đi những đêm dài bất tận. Thực đơn ẩm thực sao Michelin được phục vụ trong bầu không khí tuyệt vời. Thiết kế linh hoạt có thể biến thành khu vực mở và thác nước dẫn vào từ hồ bơi của câu lạc bộ bãi biển.

Du thuyền mang đậm tinh thần giải trí, nổi bật với câu lạc bộ bãi biển nằm ở tầng dưới bao gồm spa và trung tâm thể dục. Phòng chờ phía sau boong chính là địa điểm lý tưởng cho hoạt động nhảy múa, ca hát, ngồi trò chuyện trong khi DJ say đắm trong những bản nhạc rung cảm.

Chiếc du thuyền sử dụng pin nhiêu liệu hydro nhằm tạo ra tác động hạn chế nhất tới môi trường. Plato là biểu tượng cho lối sống lành mạnh cả về tinh thần lẫn thể chất.

boatinternational


 
Back to top