Tại sao nghệ thuật của Florine Stettheimer hoàn toàn đi trước thời đại
Và Florien Stettheimer vẫn là một nghệ sỹ của nghệ sỹ, với một di sản khó nắm bắt mà tác giả Barbara Blowmink đã hé lộ trong cuốn tiểu sử Florine Stettheimer, vừa được phát hành vào tháng 1 năm 2022.
Năm 1946, Marcel Duchamp (“cha đẻ” của Chủ Nghĩa Dada) đã giám tuyển triển lãm hồi tưởng đầu tiên của Bảo Tàng Nghệ Thuật Hiện Đại (MOMA) về một nữ nghệ sỹ – người bạn thân vừa qua đời của ông, Florine Stettheimer (1871 – 1946).
Là một nghệ sỹ theo Chủ Nghĩa Hiện Đại và nữ quyền đầu thế kỷ XX, Stettheimer nổi tiếng kín đáo, và tác phẩm của cô không được giới thiệu rộng rãi cho đến khi “Manhattan Fantastica” – một triển lãm hồi tưởng quy mô đầy đủ của Florien Stettheimer – được Bảo Tàng Nghệ Thuật Hoa Kỳ Whitney tổ chức vào năm 1995. Và Florien Stettheimer vẫn là một nghệ sỹ của nghệ sỹ, với một di sản khó nắm bắt mà tác giả Barbara Blowmink đã hé lộ trong cuốn tiểu sử Florine Stettheimer, vừa được phát hành vào tháng 2 năm 2022.
Thông qua Bloemink, chúng ta biết đến Stettheimer như một nhân vật Do Thái khó chịu, sắc sảo và dễ bị xúc phạm, một người luôn kiểm soát chặt chẽ công việc và hình tượng của bản thân. Sinh ra ở Rochester năm 1871, bà đã dành phần lớn cuộc đời của mình để đi du lịch giữa Mỹ và Châu Âu, trước khi định cư với Mẹ và hai chị gái trong một căn hộ ở số 76 Phố Tây, thành phố New York, nơi họ được biết đến với những tiệm làm đẹp của họ. Stettheimer có một danh sách dài những người bạn nghệ sỹ nổi tiếng; ngoài Duchamp, bà cũng chơi thân với Georgia O’Keefe, Alfred Steiglitz, Gertrude Stein, và nhiều người khác.
Nhiều người trong giới nghệ thuật coi bà là một nghệ sỹ nữ quyền có tầm nhìn đi trước thời đại, nhưng sự thận trọng của chính bà, cùng với một số vòng xoay không may mắn của số phận, đã che giấu di sản nghệ thuật của bà với công chúng trong phần lớn thế kỷ trước. Khi tiểu sử Florine Stettheimer do tác giả Blowmink biên soạn được xuất bản, độc giả đã được giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Florine Stettheimer, với ý kiến đóng góp từ chính tác giả.
1. Stettheimer nổi tiếng với bức tranh phụ nữ khoả thân đầu tiên vẽ từ “cái nhìn của phụ nữ”
50 năm trước khi John Berger đặt ra thuật ngữ “cái nhìn của nam giới” trong tác phẩm nổi tiếng của ông, “Way of Seeing”, Stettheimer đã tạo ra bức chân dung tự hoạ khoả thân đầu tiên được vẽ từ góc nhìn của phụ nữ.
Giống như nhiều phụ nữ trong suốt lịch sử, Stettheimer có khả năng nhận ra cái nhìn của nam giới (mặc dù có lẽ là từ trong tiềm thức) và chọn tư thế của mình như một trò chơi nữ quyền trên bức tranh về cô gái điếm của Manet, “Olympia”, một bức tranh khiêu khích nổi tiếng kêu gọi sự phân biệt giới tính cố hữu của tư thế khoả thân nằm ngả lưng, trong đó một phụ nữ được miêu tả khoả thân và nằm dài, sẵn sàng đón nhận ánh nhìn của đàn ông.
Stettheimer đã 45 tuổi khi cô vẽ bức tranh, điều này có thể bị coi là thái quá vào thời điểm những chiếc váy của phụ nữ vẫn còn lơ lửng trên mắt cá chân. Bức tranh không được trưng bày công khai trong suốt cuộc đời của Stettheimer và thậm chí còn không được gắn nhãn là chân dung tự hoạ cho đến giữa những năm 90.
2. Stettheimer ủng hộ Chủ Nghĩa Nữ Quyền và tình dục vào thời đại mà “nữ tính” đồng nghĩa với “xấu”
Stettheimer đã gây tranh cãi bằng cách sử dụng phong cách “nữ tính” trong các bức tranh của mình, đặc biệt là chân dung tự hoạ sử dụng các đường cong chữ “s” của Rococo. Xu hướng này phù hợp với chủ nghĩa hiện đại của Châu Âu vào thời gian mà các nhà phê bình Mỹ đang cảnh báo “chống lại sự nguy hiểm của “nữ tính trong hội hoạ” “. Các bức tranh của Stettheimer đề cao sự phân biệt giới tính và thách thức tình dục truyền thống.
Trò chuyện với tạp chí AnOther, Bloemink cho biết: “Bà ấy thường vẽ mình trong những chiếc quần tất màu trắng mà cô ấy đặc biệt làm, chúng là một biểu tượng vào khoảng thời gian mà phụ nữ có quyền bầu cử và “Người Phụ Nữ Mới” cũng cầm cọ và bảng màu như một cách thể hiện mình là một nghệ sỹ chuyên nghiệp“. Trong bức tranh “Lake Placid” của mình, Stettheimer đảo ngược vai trò giới tính của các đối tượng, vẽ đàn ông là đối tượng khoái cảm cho cái nhìn của phụ nữ.
Trong tác phẩm “Spring Sale at Bendel’s” mà Stettheimer vẽ chưa đầy một năm sau khi phụ nữ giành được quyền bầu cử, bà đã tạo ra một “không gian dành cho phụ nữ” riêng biệt, không giống như những không gian thông thường do nam giới thống trị hoặc đồng đạo diễn vào thời đó.
3. Stettheimer sử dụng hội hoạ để làm nổi bật sự phân biệt chủng tộc
Stettheimer thường chọn vẽ những địa điểm có tính bất ổn xã hội, tìm cách nhấn mạnh những cuộc đấu tranh của thời đại. Ở “Asbury Park South”, tâm điểm của Stettheimer phần lớn là cộng đồng Black beach ở New Jersey, nơi bắt đầu đối mặt với sự phân biệt đối xử dưới bàn tay của người da trắng trong hai thập niên sau khi cuộc nội chiến kết thúc.
Là thành viên của một gia đình Do Thái nổi tiếng, cô cũng chọn vẽ “Lake Placid”, nơi mà vào đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa bài Do Thái đã phát triển mạnh. Bloemink cẩn thận tuyên bố rằng Stettheimer không phải là một nhà hoạt động, nhưng cô ấy đã tham gia sâu sắc vào nền chính trị tiến bộ theo những cách sáng tạo của riêng mình.
4. Stettheimer theo đuổi Chủ Nghĩa Siêu Thực và là bạn thân nhất của Marcel Duchamp
Khi phong cách trưởng thành, Stettheimer đã bỏ lại những truyền thống cổ điển của hội hoạ Châu Âu để ủng hộ Chủ Nghĩa Siêu Thực. 8 năm sau khi thực hiện bức chân dung tự hoạ khoả thân đầu tiên, Stettheimer đã cùng với người bạn Georgia O’Keeffe đề cao sự nữ tính, mặc quần áo tôn dáng, y phục trang trọng, và vẽ chân dung tự hoạ của chính cô với tư cách là một người phi giới tính, dáng hình lơ lửng trong bức tranh mang tên “Portrait of Myself”.
Stettheimer có một mối quan hệ đặc biệt thân thiết với Marcel Duchamp, một trong số ít người được cho phép vẽ chân dung của bà (mặc dù Stettheimer đã vẽ năm bức chân dung của ông ấy), và Duchamp là người đã cố gắng đăng một trong những bài thơ của bà trên tạp chí Dada. Tuy nhiên, Stettheimer, một người cực kỳ coi trọng tính riêng tư, đã từ chối điều đó. Bloemink thậm chí còn gợi ý rằng sự thay đổi bản ngã của Duchamp, trở thành Rrose Sélavy, trong bức ảnh nổi tiếng của Man Ray, chính là đã mô phỏng theo Stettheimer.
5. Song, di sản của Stettheimer vẫn chưa được công nhận
Bloemink cho biết: “Trong nhiều thập kỷ, Steiglitz đã khẩn cầu Stettheimer tham gia phòng trưng bày của ông ta và trở thành một trong những nghệ sỹ “của ông ta”, cũng như hầu hết các nhà trưng bày lớn khác vào thời đại đó“, nhưng Stettheimer chỉ thích vẽ chân dung cho nhóm bạn bè thân thiết của mình, lặng lẽ ghi lại tài liệu sáng tạo và những khung cảnh xã hội đặc biệt đối với New York ở thời của bà.
Tuy nhiên, không chỉ sự riêng tư đã khiến công việc của Stettheimer trở nên lạc lõng – trên thực tế, bà đã tổ chức triển lãm thường xuyên trong suốt cuộc đời của mình – đúng hơn, bà ấy giữ mối thù hằn và hắt hủi những người khiến bà cảm thấy bị hắt hủi. Điều này bao gồm Alfred Steiglitz (một nhiếp ảnh gia người Mỹ và nhà quảng bá nghệ thuật hiện đại), người được cho là không đánh giá cao bức chân dung mà bà đã vẽ cho ông, và cũng là người đã phải viết cho bà một bức thư khen ngợi hết lời trước khi bà tặng bức tranh đó cho ông – một trong ba tác phẩm duy nhất mà Stettheimer đã cho đi trong suốt cuộc đời mình.
Sự thật là, bất chấp tính cách hướng nội của bà, Stettheimer vẫn là một nghệ sỹ đi trước thời đại. Nghệ thuật của Stettheimer đã dự báo và thách thức hiện trạng.
Chuyển ngữ bài viết “Tại sao nghệ thuật của Stettheimer Florine hoàn toàn đi trước thời đại” của biên tập viên Abigail Ronner (tạp chí AnOther, 31.01.2022)