ART & LIFE

Những tác phẩm nghệ thuật nổi bật lấy cảm hứng từ Covid-19

Mar 17, 2020 | By Trang Ps

Với khoảng 182.429 ca nhiễm và 7.157 người chết, Covid-19 đã khiến nền kinh tế thế giới điêu đứng, nhiều khu vực rơi vào trạng thái cách ly. Trong hoàn cảnh đau thương ấy, các nghệ sĩ Việt Nam và toàn cầu đã lên tiếng về cuộc khủng hoảng này và được cộng đồng hưởng ứng tích cực. 

Tommy Fung

Tommy Fung

“Meanwhile in Hong Kong” của Tommy Fung

Nghệ sĩ Hồng Kông Tommy Fund đã tạo ra một loạt các tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ Covid-19 trên trang Instagram cá nhân, chẳng hạn hình ảnh đám đông chen chúc nhau giành giật chiếc khẩu trang hay cảnh tượng một người đàn ông với mõm quái thú khi ho giữa chốn đông người nhưng không đeo khẩu trang.

Tommy Fung

“Khi bạn thấy ai đó ho và không đeo khẩu trang”, tác phẩm nghệ thuật của Tommy Fung

Phản ứng và hành vi của mọi người đối với Covid-19 đôi khi “siêu thực” hơn nhiều so với tác phẩm của anh, và thật khó để diễn tả điều đó một cách trọn vẹn. Người dân vô cùng thất vọng và mất lòng tin vào sự chậm trễ của chính quyền. Người già và người có thu nhập thấp là những cá nhân dễ bị tổn thương nhất, song lại không nhận được một chiếc khẩu trang nào từ chính quyền địa phương. Những hiện trạng đó tại xã hội Hồng Kông được thể hiện qua loạt tranh của Tommy, với cái nhìn chua cay và hài hước.

Duyi Han

https://www.instagram.com/p/B8RLS_cnNBY/?utm_source=ig_embed

Nhà thiết kế (thường xuyên đi lại giữa Thượng Hải và Los Angeles) đã tạo ra bức tranh tường mang tên “The Saints Wear White”, đặt trong nhà nguyện lịch sử của Hồ Bắc, nơi dịch bệnh bùng phát. Tác phẩm nghệ thuật ra đời nhằm bày tỏ lòng tôn kính đối với các nhân viên y tế đã chiến đấu hết mình trong khủng hoảng (hình ảnh bộ đồ bảo hộ màu trắng và khẩu trang xanh). Tính đến ngày 18/02/2020, hơn 1.700 nhân viên chăm sóc sức khỏe đã bị nhiễm virus và 6 người chết.

Miyaha Miyabi

https://www.instagram.com/p/B60ng5Dnp8S/?utm_source=ig_embed

Nghệ sĩ Miyaha đã sáng tác một tác phẩm nghệ thuật mang tên “We Call It Free Will Pt.2”, thể hiện sự kiểm duyệt xung quanh virus. Theo phóng viên Trung Quốc của BBC, hình ảnh này có liên quan đến từ “Harmony” (lây truyền) qua đường mắt, khẩu hiệu được dùng bởi cựu lãnh đạo Trung Hoa Hu Jintao.

Kuang Biao

Hình ảnh

Họa sĩ biếm họa chính trị Trung Quốc đã phản ứng với cái chết của bác sĩ Li Wenliang, người đã cảnh báo về virus thông qua phương tiện truyền thông, với bức tranh bác sĩ đeo mặt nạ dây théo gai gây sốt trên Weibo.

He Kun

View image on Twitter

Nghệ sĩ Trung Quốc He Kun đã tạo ra bức tranh mang tên “Save the Child”, khắc họa người đàn ông lớn tuổi cõng đứa bé bị bệnh trên lưng và một người phụ nữ đi cùng. Tất cả đều đeo khẩu trang. Tác phẩm nghệ thuật phản ánh ảnh hưởng của Covid-19 đối với các gia đình. Ở bên trái tác phẩm, họa sĩ viết: Virut đã tiêu diệt con người và gia đình hạnh phúc.

Manas Sahoo

View image on Twitter

Bức tranh Covid-19 trên cát này nhấn mạnh: ý thức con người có thể đánh bại virus Corona.

Trần Thế Vĩnh

Bức họa “Niềm tin đã mất” nói lên tiếng lòng của họa sĩ Trần Thế Vĩnh: Con người đương đại đã tự phá hủy niềm tin của chính mình. Con người ta đã tự đốt cháy ngôi thánh đường trong lòng mình và phá vỡ tất cả niềm tin về tình yêu thương, sự thiện lương, những điều tốt đẹp nhất của tâm tính mà đáng lẽ là luôn luôn có. Khi niềm tin bị phá vỡ, cái ác sẽ lên ngôi. Con người sẽ sẵn sàng chế tạo những gì có thể giết chết loài người, và đương nhiên trong đó có họ.

Khi ngôi thánh đường thiêng liêng bị hủy diệt, ngày thế giới gặp phải tai ương là điều hiển nhiên, như những ngày tháng hiện tại chúng ta đang đối đầu với đại dịch Covid-19. Nếu loài người không biết tự nhìn lại, những ngày tăm tối trong tương lai sẽ còn kinh khủng hơn và không thể tưởng tượng được.


 
Back to top