ART & CULTURE

Art Republik View: Vai trò và ảnh hưởng sâu rộng của nghệ thuật bền vững

Jul 09, 2020 | By Trang Ps

Là một nhà sưu tầm, nghệ sĩ hay đơn giản là người yêu nghệ thuật, hẳn là bạn đã nghe đến khái niệm “nghệ thuật bền vững”. Vậy tính cộng sinh giữa nghệ thuật và bền vững được thể hiện như thế nào?

land-art-andy-goldsworthy-2

Magical Land Art của Andy Goldsworthy

Nghệ thuật bền vững là gì?

Giống như nhiều khía cạnh khác trong thế giới nghệ thuật, khái niệm nghệ thuật bền vững có thể được định nghĩa theo vô vàn cách khác nhau. Một số nghệ sĩ nói rằng đó là tác phẩm liên quan hoặc phê bình các vấn đề môi trường, trong khi các nghệ sĩ khác xác định “nghệ thuật sinh thái” được thể hiện thông qua quá trình thực hành chất liệu thân thiện với môi trường.

stone walls covered with moss

Thực tế, nghệ thuật và tính bền vững đã tồn tại từ xa xưa. Mặc dù những bức tranh phong cảnh có thể được tìm thấy trong các bản khắc mực cũ của Trung Quốc, bức vẽ lăng mộ Ai Cập cổ đại hay các bức bích họa La Mã từ năm 1 trước Công Nguyên hay các họa tiết nông thôn trong những tác phẩm thần thánh thời Trung cổ, nhưng mãi đến thời Phục Hưng (vào thế kỷ 15 và 16), thiên nhiên mới “giành quyền tự chủ” trong hội họa, đặc biệt trong tay các nghệ sĩ Flemish và Đức.

Mối quan hệ giữa hội họa và tính bền vững đã được nhấn mạnh và thể hiện liên tục trên tranh. Sự xuất hiện của Baroque, Chủ nghĩa Lãng mạn, Chủ nghĩa Ấn tượng, Chủ nghĩa hậu Ấn tượng cũng như các phong trào sau này đã cho thấy sự quan tâm sống động trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên

Phong trào Land Art

Robert Smithson's Spiral Jetty - Everything you need to know in ...

Tác phẩm Spiral Jetty của Robert Smithson.

Để nắm bắt mối quan hệ giữa nghệ thuật và tính bền vững, cần phải đi đến nửa sau của thế kỷ trước. Nếu (cho đến thời điểm hiện nay), nghệ thuật tiếp cận phát triển bền vững ở mức độ chuyên đề (đơn giản như nội dung tác phẩm) thì vào cuối những năm 1970, phong trào Nghệ thuật Đất (Land Art – hay còn gọi là Earth Art/Earthwork) đã truyền đạt thông điệp bền vững quan trọng thông qua các hình thức của nó.

Các vật liệu được sử dụng trong phong trào này được gọi là “Vật liệu Trái đất”, bao gồm đất, thảm thực vật, nước, gỗ, đá, cát.. Mối quan tâm của Land Art tập trung vào việc phê phán thương mại hóa nghệ thuật, đô thị hóa và ủng hộ phong trào sinh thái mới nổi.

Một ví dụ điển hình trong phong trào này phải kể đến tác phẩm Spiral Jetty của nghệ sĩ Robert Smithson. Đó là một tác phẩm điêu khắc khổng lồ trên sa mạc Utah, được làm từ 5.000 tấn đá bazan, xây dựng thành hồ Great Salt Lake theo hình xoắn ốc. Giống như các tác phẩm khác thuộc phong trào, Spiral Jetty được ảnh hưởng bởi cảnh quan xung quanh để tạo nên sự hòa quyện nhịp nhàng.

Land Art trở thành phong trào bền vững đầu tiên, cả về hình thức lẫn nội dung.

land-art-andy-goldsworthy-6

Sử dụng đá, băng, bùn, trái thông, lá hoặc cành cây, Goldsworthy đã tạo ra các tác phẩm điêu khắc phát triển rồi phân hủy.

Vào giữa những năm 1980, nghệ sĩ người Anh nổi tiếng Andy Goldsworthy bắt đầu thực hành nghệ thuật tại Scotland lấy cảm hứng từ Robert Smithson. Sử dụng đá, băng, bùn, trái thông, lá hoặc cành cây, Goldsworthy đã tạo ra các tác phẩm điêu khắc phát triển rồi tự phân hủy. Ngoài ra, ông cũng nổi tiếng với những tác phẩm đá cân bằng. Goldsworthy nắm bắt lấy bản chất phù du của nghệ thuật và sử dụng các kỹ năng nhiếp ảnh của mình để chụp các tác phẩm.

Trong thiên niên kỷ mới, cộng đồng nghệ thuật tiếp tục phát triển nghệ thuật bền vững, lưu ý những tác động của nó ở cả cấp độ xã hội lẫn môi trường. Cũng như kiến trúc bền vững, các nghệ sĩ bền vững hiện đang tìm cách tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm giảm dấu chân rác thải… trong công việc của họ.

land-art-andy-goldsworthy-13

Nature and the Artist - Van Gogh Museum

Nhiều bức tranh của Van Gogh cũng về đề tài thiên nhiên.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa nghệ thuật và tính bền vững không chỉ giới hạn ở phương tiện vật lý. Nó vượt xa phạm vi chất liệu khi nói về sự bền vững trên diện rộng. Khi nhìn vào các tác phẩm của Claudio de Lorenta đến Natalia Goncharova, Vincent van Gogh đến Romare Bearden, những phong cách khác nhau định nghĩa thời đại mà tác giả của chúng đại diện.

Tuy nhiên, họ đều có cùng chung một tư tưởng về sự bền vững, được thể hiện qua các tác phẩm phản ánh việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, đô thị hóa, hậu quả của công nghiệp hóa, sự xuất hiện của cộng đồng nữ nghệ sĩ, việc sử dụng tài nguyên và tái sử dụng chất thải… Thông qua những tác phẩm này, chúng ta phần nào hiểu thế giới đã phát triển ra sao.

Không ít nghệ sĩ đương đại đang đi theo xu hướng bền vững

Bằng cách sử dụng vải vóc, Võ Trân Châu kể câu chuyện về thói quen tiêu dùng vô tội vạ của con người.

Một trong những nghệ sĩ đương đại trẻ tuổi đi theo xu hướng này tại Việt Nam là Võ Trân Châu. Bằng cách sử dụng vải vóc, Võ Trân Châu kể câu chuyện về thói quen tiêu dùng vô tội vạ của con người. Với nữ nghệ sĩ, chất liệu không đơn thuần là công cụ diễn giải mà là yếu tố quan trọng trong việc định hình thông điệp tác phẩm.

Vật liệu trong tất cả thực hành nghệ thuật của Châu luôn có ý nghĩa và câu chuyện đằng sau. Chẳng hạn, trong triển lãm “Nhặt lá rừng xưa”, tất cả vật liệu đều là những thứ nữ nghệ sĩ thu lượm được trong quá trình tìm hiểu về những câu chuyện đã và đang xảy ra trong xã hội mà cô đang sống. Đó là quần áo cũ moi được từ những núi đồ ngồn ngộn trong rất nhiều chuyến xe hàng vứt ra từ những nước phát triển qua Việt Nam, hay những khung cửa tủ gỗ sứt sẹo rơi ra từ một ngôi nhà xưa cũ nào đó quanh Sài Gòn.

Đối với Châu, từng vật liệu cũ kỹ ấy luôn mang trong mình câu chuyện đời sống ở những nơi mà chúng đã đi qua. Thông qua chúng, cô có thể đọc được câu chuyện về vòng tuần hoàn của chủ nghĩa tiêu thụ nói chung, hay thời trang nói riêng, cô có thể đọc được văn hoá sử dụng đồ nội thất của người xưa, hay cách con người sản xuất và đối xử với vật chất một cách thừa mứa như ngày nay…

Tác phẩm học nhuộm lụa để vẽ tranh của Lê Thúy.

Lê Thúy cũng là một trong những nữ họa sĩ tiêu biểu cho phong trào nghệ thuật bền vững. Xuyên suốt hành trình sáng tạo bền bỉ, Lê Thúy tập trung đề tài về thiên nhiên, từ đó nhấn mạnh: với lòng tham và sự ích kỷ, con người ngày càng đơn độc trong chính môi trường sống của họ.

Trả lơi về hành trình nhuộm lụa vẽ tranh, nữ họa sĩ chia sẻ:Đối với tôi, màu đẹp nhất luôn là màu của tự nhiên. Tất cả gam sắc đều hài hòa với nhau để tạo nên tổng thể hoàn hảo. Con người luôn mong muốn học hỏi từ thiên nhiên, vì thế mà nghiên cứu đủ loại màu sắc. Thuở ban đầu, chúng có nguồn gốc từ thiên nhiên, nhưng càng ngày đa phần là màu hóa học. Sắc độ của màu luôn tươi và chói, nếu sắc trầm thì sẽ bị lì, từ đó tạo cảm giác không có sức sống của màu.

Jaynie Gillman Crimmins | Textured paper art, Textile wall art ...

Jaynie Gillman Crimmins | Foundwork

Hai tác phẩm từ giấy vụn của Jaynie Gillman Crimmins

Tại Anh, Jaynie Gillman Crimmins là một trong những nữ nghệ sĩ nổi bật trong việc tạo ra các tác phẩm nghệ thuật độc đáo từ giấy vụn. Cô bắt đầu thực hành nghệ thuật với giấy vụn vào năm 2009. Đó cũng là giai đoạn khủng hoảng tài chính, cô quyết định xé nhỏ báo cáo tài chính và ghép chúng lại với nhau theo một gu thẩm mỹ độc nhất vô nhị. Crimmins xem quá trình sáng tạo như thiền định. Cô tập trung một lượng thời gian tương đối lớn để kiên nhẫn chế tạo tác phẩm của riêng mình.  Các bộ sưu tập của Crimmins là ví dụ điển hình cho việc tái sử dụng chất liệu phế thải thành các tác phẩm nghệ thuật tinh xảo và quý giá.

Bài: Trang Ps


 
Back to top