Nghệ thuật / Đấu giá

Thị trường nghệ thuật 2020 – 2030: Nhà sưu tập mới nổi sẽ tái định hình lĩnh vực này ra sao?

Mar 02, 2020 | By Trang Ps

Trong khi chúng ta đang đối mặt với cuộc xung đột văn hóa giữa các thế hệ, thì thị trường nghệ thuật cũng sắp bị đảo lộn bởi cộng đồng nhà sưu tập mới nổi đang tìm cách tái định hình lĩnh vực còn tồn đọng nhiều vấn đề về bất bình đẳng. 

Osinachi - Elephant in the Room , 2019

Osinachi – Elephant in the Room, 2019

Năm 2020, thế giới chính thức bước vào thập kỷ mới, dự đoán thị trường nghệ thuật trong 10 năm tới chắc chắn sẽ có nhiều biến đổi, với sự tập trung vào ba giá trị cốt lõi:

– Danh tiếng của nghệ sĩ trở nên quan trọng trong việc thúc đẩy giá của tác phẩm và quan trọng hơn bất kỳ phẩm chất nào.

– Thế hệ Z và millennials dường như thể hiện phong cách đối nghịch với thế hệ boomers.

– Sự giàu có của thế hệ boomers cũng sẽ thay đổi trong hai thập kỷ tới, thế hệ Z và millennials sẽ tận dụng điều đó để đầu tư vào sự đa dạng của nghệ thuật.

Giá cả nghệ thuật nên đánh vào giá trị đa dạng

A Mark Rothko forgery that turned out to be by Pei-Shen Qian

Một tác phẩm giả mạo của Mark Rothko do Pei-Shen Qian thực hiện

Vào năm 2004, Domencio De Sole – cựu CEO của Gucci và Chủ tịch đương nhiệm của Sotheby’s đã chi 8,3 triệu USD để mua bức tranh được cho là của Mark Rothko từ phòng trưng bày Knoedler & Co. Tuy nhiên, đây là một trong nhiều tác phẩm do nghệ sĩ giả mạo Pei-Shen Qian vẽ, được bán thông qua phòng trưng bày nghệ thuật, để tới tay những nhà sưu tập mà không chút mảy may nghi ngờ. De Sole đã kiện phòng trưng bày Knoedler vào năm 2016 với mức bồi thường 25 triệu USD. Khi biết bức họa không thuộc về Mark Rothko, De Sole đã thốt lên rằng: “Giờ thì nó vô giá trị!”

Sự mất giá cực độ của tác phẩm xảy ra mọi lúc mọi nơi, khi nó bị phát hiện là giả mạo. Tại sao? Bời vì danh tiếng của nghệ sĩ quan trọng hơn bất cứ phẩm chất nào trong cuộc mua bán đó.

Về mặt vật lý, hai bức tranh (thật và giả) này hoàn toàn giống nhau cả về chất lượng lẫn kỹ thuật thủ công. Tuy nhiên, trong tích tắc sau khi sự thật bị phơi bày, nó đã chuyển từ đáng giá hàng triệu USD sang vô giá trị. Sự mất giá cực độ của tác phẩm xảy ra mọi lúc mọi nơi, khi nó bị phát hiện là giả mạo. Tại sao? Bời vì danh tiếng của nghệ sĩ quan trọng hơn bất cứ phẩm chất nào trong cuộc mua bán đó. Mark Rothko lừng danh hơn nhiều so với Pei-Shen Qian, vì thế, tác phẩm của ông đắt giá hơn.

Một nghệ sĩ nổi tiếng và thành công gắn liền với kỹ năng và tài năng của họ. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy giới tính, màu da, nơi bạn sinh ra và mức độ tiếp cận mà bạn có với tổ chức uy tín là những yếu tố quan trọng nhất hỗ trợ sự thăng hoa trong sự nghiệp. Nếu tài năng đi kèm sự khôn ngoan, bạn có thể trở thành Mark Rothko tiếp theo, nhưng nếu bạn không chơi với nhóm người thích hợp, bạn sẽ có khả năng trở thành một Pei-Shen Qian.

Việc phụ thuộc vào danh tiếng của nghệ sĩ đồng nghĩa với việc giá nghệ thuật sẽ bị tổn thương trước những thay đổi thế hệ. Hệ thống giá trị của thế hệ Z và millennials thể hiện sự mâu thuẫn với thế hệ boomers, từ đó giúp chúng ta dự đoán biến động thị trường chưa từng có trong những thập kỷ tới.

Thế hệ Z và millennials sẽ tái định hình thị trường nghệ thuật như thế nào?

Nhà hoạt động khí hậu Greta Thunberg nhìn chằm chằm xuống Donald Trump

Nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg nhìn chằm chằm vào Tổng thống Donald Trump.

7-Up không phải là Coca-cola cũng như thế hệ Z/millennials không phải là boomers. Chính họ tự định vị bản thân mình đối lập với lý tưởng của boomers. Thậm chí, họ còn dùng cụm từ “OK Boomer” để loại bỏ một thế hệ với giá trị khép kín và không tương thích. Tương tự như vậy, Boomer thường gọi thế hệ Z/millennial là “Thế hệ Bông tuyết” với niềm tin rằng họ là duy nhất, đặc biệt, nhạy cảm và ưa thích sự chú ý.

Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy con cháu của boomers thoáng hơn với vấn đề đa dạng và chuẩn mực giới tính. Họ cũng quan tâm hơn về khủng hoảng khí hậu và ô nhiễm môi trường.

– 62% thế hệ Z/millennials tin rằng sự đa dạng ngày càng tăng là dấu hiệu tốt của xã hội, trong khi thế hệ boomers chỉ chiếm khoảng 48%.

– 68% thế hệ millennials thích phim và chương trình truyền hình với dàn diễn viên đa dạng, so với 32% boomers.

– 70% thế hệ millennials ủng hộ hôn nhân đồng tính nam và đồng tính nữ so với 39% boomers.

– 56% thế hệ millennials thấy mối liên hệ giữa hoạt động của con người và biến đổi khí hậu so với 45% boomers.

Làm sao để xác định cuộc thăm dò quyết định thực tế cuộc sống? Về cơ bản, điều đó thể hiện qua cách họ chọn người lãnh đạo và nghệ thuật nào được hưởng lợi nhiều nhất từ sự bảo trợ này.

Vào năm 2016, hơn một nửa boomers tại Hoa Kỳ đã bỏ phiếu cho Donald Trump trở thành Tổng thống. Những thông điệp của Trump bao gồm “Sự trở lại của nước Mỹ vĩ đại”. Câu nói “You are fired” (Bạn đã bị sa thải) và “build a wall” (Xây dựng bức tường) đã trở thành bản sắc. Cả hai nhấn mạnh về tính độc quyền và sự chinh phục được tạo dựng để bắt nạt và làm nhục những kẻ ở vị trí thấp kém. Tính cách của Trump là bức tranh biếm họa về tay chơi thập niên 1980 nổi bật với sự xa hoa và giàu có. Thái độ của ông với phụ nữ đã dấy lên cuộc tuần hành lớn nhất diễn ra trong một ngày sau khi ông nhậm chức. Chính quyền của Trump không thân thiện mấy với giới LGBTQ. Và cuối cùng, Trump cũng là kẻ chống khoa học, không đồng tình với chuyên gia về biến đổi khí hậu, và gọi đó là trò lừa bịp của Trung Hoa.

Rõ ràng, những quan điểm của Trump đã được số lượng lớn boomers ủng hộ. Nhưng Trump là một sự bất thường hay ông phản ánh đúng giá trị của boomers? Hãy theo dõi dòng tiền và quan sát nghệ sĩ nào hưởng lợi nhất từ sự bảo trợ của thế hệ boomers, để thấy nó đúng là trào lưu.

Damien Hirst - Vì tình yêu của Chúa, 2007

Damien Hirst – For the Love of God, 2007

Jeff Koons và Damien Hirst thường lọt vào bảng xếp hạng những nghệ sĩ tại thế giàu có nhất trong nhiều thập kỷ qua. Giống như Trump, cả hai đều là người da trắng, đàn ông và giàu có. Cả hai đều kiếm được hàng triệu USD bằng cách thuê ngoài quy trình làm nghệ thuật những người thợ thủ công, sau đó sa thải hầu hết bọn họ mà không thông báo hay có lý do chính đáng. Cả hai đã xây dựng thương hiệu cá nhân dựa trên thói quen tiêu dùng phô trương.

Hirst, người đã từng nói tiền cũng quan trọng như tình yêu hay cái chết, được biết đến rộng rãi với tư cách là người tạo ra hộp sọ nạm kim cương, rồi kiếm được 100 triệu USD trong thương vụ mua bán tư nhân vào năm 2017. Tác phẩm điêu khắc con thỏ bằng thép không gỉ của Koons cũng được bán với giá 91 triệu USD vào hồi năm ngoái, lập kỷ lục đấu giá mới cho những người nghệ sĩ còn tại thế

Jeff Koons, Dirty – Jeff On Top , 1991.

Jeff Koons, Dirty – Jeff On Top, 1991.

Như Trump, Koons và Hirst đã thành thạo trong việc tạo ra các chiến thuật nghệ thuật gây sốc để giữ tên của họ trên báo chí và các kênh truyền thông hiển thị liên quan. Bằng cách thuê ngôi sao phim người lớn Ilona Staller để quan hệ tình dục, Koons sau đó đã bán các bức tranh chân thực và tác phẩm điêu khắc khó hiểu về hoạt động đó.

Còn Hirst duy trì danh tiếng bằng cách giết động vật và cắt đôi chúng, sau đó thả chúng vào bể lớn chứa formaldehyd. Vào năm 2017, Artnet ước tính tác phẩm đạt gần 1 triệu USD.

Damien Hirst, The Prodigal Son , 1994

Damien Hirst, The Prodigal Son, 1994

Trong thị trường nghệ thuật, phải mất thời gian một thế hệ trước khi tác phẩm nghệ thuật được tái bán. Millennials và gen Z lớn lên trong phong trào #Metoo và biến đổi khí hậu liệu có còn quan tâm đến các nghệ sĩ được thế hệ boomers ủng hộ?

Theo báo cáo từ Cerulli Associates, trong 25 năm tới, ước tính 40 triệu hộ gia đình Hoa Kỳ sẽ truyền lại 68 nghìn tỷ USD cho con cháu của họ.

Với sự chuyển giao này, thị trường nghệ thuật sẽ hình thành thế hệ những nhà sưu tập mới, mong muốn xây dựng lại thị trường nghệ thuật theo lý tưởng riêng của họ. Là thế hệ đa dạng nhất trong lịch nử đất nước, chúng ta có thể dự đoán về việc họ sẽ ủng hộ những nghệ sĩ đến từ các chủng tộc khác nhau, đồng thời đây cũng là những người sẽ hưởng lợi cao nhất từ sự bảo trợ của họ. Chúng ta cũng nên kỳ vọng rằng thế hệ này sẽ quan tâm nhiều hơn về biến đổi khí hậu và bất ổn sinh thái. Và cuối cùng, có khả năng lớn là thế hệ Z/millennials sẽ mua nghệ thuật trực tuyến nhiều hơn. 93% millennials có giá trị ròng cao đã mua nghệ thuật online, so với chưa đến 50% thế hệ boomers (theo báo cáo của UBS trong năm 2019).

Đòi lại sự công bằng cho nữ nghệ sĩ và nghệ sĩ da màu

Data from the Pew Research Center

Dữ liệu từ Pew Research Center

Một sự tiến bộ về sự đa dạng nghệ thuật cũng đã và đang diễn ra. Trong 6 năm qua, tác phẩm nghệ thuật của phụ nữ đã tăng giá trị 72,9% so với 8% đối với nghệ thuật của nghệ sĩ nam (theo chỉ số Mei Moses của Sotheby’s). Nhưng số liệu dưới đây vẫn chưa thể hiện được sự cân bằng giới tính:

– Từ năm 2008 – 2018, chỉ 2% doanh số đấu giá là của phụ nữ

– Chỉ 11% các tác phẩm được bảo tàng Hoa Kỳ mua lại trong thập kỷ qua là của phụ nữ

– Chỉ 14% triển lãm bảo tàng giới thiệu các nghệ sĩ nữ nổi bật ở Mỹ.

Nghệ thuật của nghệ sĩ da màu cũng nghèo nàn không kém. Một lần nữa, chúng ta lại chứng kiến bất bình đẳng sắc tộc:

– Từ năm 2008 – 2018, chỉ 2,3% tất cả các vụ mua lại của các viện bảo tàng là nghệ thuật của các nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi.

– Chỉ 7,7% triển lãm tại 30 bảo tàng nổi bật của Hoa Kỳ là của các nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi.

– Chỉ 2,8% nghệ thuật trong các bảo tàng Mỹ là của nghệ sĩ Latino.

Thị trường nghệ thuật đạt 63,7 tỷ USD trong một năm với 1% nghệ sĩ chiếm 64% giá trị doanh thu. Đại đa số những nghệ sĩ này có hai điểm chung: người da trắng và nam giới. Nhưng điều này sẽ thay đổi trong hai thập kỷ nữa.

Hy vọng một số nữ nghệ sĩ và nghệ sĩ da màu sẽ đột phá trong thị trường nghệ thuật, và tham gia cùng Van Gogh, Monet, Picasso, Rothko và Warhol… Chúng ta đã chứng kiến Jean Michel Basquiat đã chứng tỏ vị trí của mình với bức họa được bán với giá 110 triệu USD vào năm 2017. Trong khi đó, nghệ sĩ Alma Woodsey Thomas cũng thể hiện bước đột phá khi gia nhập câu lạc bộ 1%.

Jean Michel Basquiat - Untitled , 1982

Jean Michel Basquiat – Untitled, 1982

Thomas là nữ họa sĩ vô cùng mạnh mẽ. Từ góc độ tài năng, Thomas rõ ràng là đối thủ nặng ký nhất của mọi thời đại, nhưng xét nhiều yếu tố, đôi khi tài năng không phải là điều quyết định cuối cùng.

Kể từ khi chúng ta biết giá nghệ thuật thường đi kèm với danh tiếng của nghệ sĩ hơn là chất lượng của tác phẩm, thì nhìn vào Thomas, không có gì đáng chú ý, đặc biệt là sự phân biệt đối xử mà bà đang chịu đựng.

– Phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên tốt nghiệp với tấm bằng nghệ thuật

– Có bằng thạc sĩ nghệ thuật từ Đại học Columbia vào năm 1934

– Người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên được triển lãm cá nhân tại Bảo tàng Whitney (1974)

– Những đánh giá vang dội trên tờ Thời báo New York trong kỷ nguyên định kiến và thiên vị

– Có tác phẩm được Obama lựa chọn để trưng bày trong phòng ăn của Nhà Trắng

Thị trường nghệ thuật của Thomas đã lên như diều gặp gió. Vào năm 2017, bà lập kỷ lục mới cho việc bán tác phẩm “Spring Flowers” với giá 387.500 USD. Kỷ lục một lần nữa được thiết lập vào năm 2019, với bức họa A Fantastic Sunset (2.655.000 USD). Chúng ta biết rằng Thomas là nữ họa sĩ vĩ đại trong thời gian rất dài. Chúng ta chỉ cần chờ đợi thế hệ mới hào hứng đón nhận và tôn vinh nghệ sĩ từ nhiều chủng tộc khác nhau, và rồi chúng ta có thể cho bà sự công nhận đúng đắn mà bà xứng đáng nhận được.

Alma Thomas 'Ressurection treo trong phòng ăn Nhà Trắng.

Tác phẩm Ressurection của Alma Thomas treo trong phòng ăn Nhà Trắng.

Alma Thomas at the opening for her show at the Whitney

Alma Thomas tại buổi khai mạc cho triển lãm của bà tại Whitney

“Dấu vân tay” của thế hệ Z và millennials đang trải rộng trên nhiều cấp độ, ví dụ, các tác phẩm quan trọng của Agnes Denes và Vera Molnar – những người tiên phong trong phong trào nghệ thuật môi trường và nghệ thuật sinh ra từ thuật toán, vẫn có thể đạt 10.000 USD cho mỗi tác phẩm. Hy vọng rằng thị trường của hai nghệ sĩ này sẽ nóng hơn nữa từ 10 đến 20 năm nữa.

Denes nổi tiếng với tác phẩm Wheatfield—A Confrontation, mô tả hai mẫu lúa mì được trồng và thu hoạch tại công viên Battery ở Mahantta trong mùa hè 1982. Denes giải thích rằng Wheatfield ám chỉ việc quản lý sai lầm, lãng phí, về nạn đói khát trên thế giới cũng như mối quan tâm hệ sinh thái của nghệ sĩ. Khi thế hệ nhà sưu tầm mới nổi thể hiện sự quan tâm về biến đổi khí hậu hay môi trường, tên của Denes sẽ thường xuyên xuất hiện đầu danh sách.

Agnes Denes, Wheatfield—A Confrontation , 1982

Agnes Denes, Wheatfield—A Confrontation, 1982

Ngoài những lo ngại về biến đổi khí hậu, thế hệ Z và millennials cũng là nhóm thể hiện sự hiểu biết và thông thạo công nghệ nhất. Với sự quan tâm ngày càng lớn đối với công nghệ, nghệ thuật trí tuệ nhân tạo (tạo ra từ thuật toán) sẽ bùng nổ trong hai thập kỷ tới. Là một trong những người tiên phòng trong lĩnh vực, Vera Molnar có thể sẽ trở thành nghệ sĩ quan trọng nhất mọi thời đại.

Ở tuổi 96, bà đã tạo ra những sáng tạo nghệ thuật tiên tiến nhờ khám phá các thuật toán trong suốt 8 thập kỷ qua. Molnar đã thu hẹp khoảng cách giữa các máy tính, vốn được cho là “vô cảm”, đối nghịch với sự sáng tạo của con người và thực hành nghệ thuật truyền thống. Bà nói rằng cuối cùng trực giác của một nghệ sĩ sẽ là bước đi ngẫu nhiên của máy tính. Công việc của Vera đã mở đường cho một thế hệ nghệ sĩ có ảnh hưởng và tiếp tục cống hiến vô tận trong tương lai.

Cả thế giới đã bắt đầu chú ý đến tác phẩm và thành tích của Molnar:

– Nghệ thuật ở Mỹ đã giới thiệu Molnar vào tháng 1 năm 2020, phiên bản tập trung vào nghệ thuật tạo ra từ thuật toán.

– Artnet đã liệt kê Molnar là một trong chín nghệ sĩ sẽ bùng nổ vào năm 2020

– Ở tuổi 96, bà vẫn đang làm việc và tích cực tổ chức triển lãm tác phẩm ở mọi nơi trên khắp thế giới.

Vera Molnar

Gần đây, Hoàng tử Jacon Osinachi Jgwe cũng là một trong những cái tên nổi bật trên thị trường. Tác phẩm của anh phản ánh rõ nét nhất những gì mà thế hệ nghệ sĩ sắp tới cung cấp.

Osinachi nổi bật một phần vì anh ta là nghệ sĩ tự họa và tạo ra các tác phẩm bằng Microsoft Word, công cụ xử lý văn bản phổ biến mà ít ai nghĩ sẽ sử dụng để sáng tạo nghệ thuật. Osinachi đã sử dụng nhiều màu sắc và hoa văn để tạo ra các tác phẩm tinh xảo, năng động nhưng phẳng như ảnh ghép. Tất cả phô diễn tính cách táo bạo, khác biệt và nhân văn của người nghệ sĩ.

Osinachi - Can’t Sleep , 2019

Osinachi – Can’t Sleep, 2019

Osinachi sống và làm việc tại Nigeria, quốc gia có luật chống LGBTQ tàn bạo nhất thế giới. Theo luật, các thành viên của cộng đồng này có thể bị đánh đòn hoặc đối mặt với 14 năm tù giam nếu thể hiện tình cảm công khai với bạn đời đồng giới. Luật pháp đã trở nên nghiêm khắc đến nỗi nếu bị phát biện diện kiểu tóc hay quần áo đồng tính đều bị xử phạt và bắt giữ. Trong môi trường khốc liệt này, Osinachi vẫn mạnh dạn tôn vinh, nâng đỡ những người trong cộng đồng LGBTQ trong tác phẩm của mình.

Osinachi signing a print of Nduka's Wedding Day , 2019

Osinachi ký một bản in.

Trong một thế giới mà các nghệ sĩ dùng phim khiêu dâm hay cưa động vật để gây sự chú ý, Osinachi lại dũng cảm đấu tranh cho quyền bình đẳng của con người. Đó là cách dùng nghệ thuật đáng hoan nghênh và đáng được đón nhận rộng rãi hơn.

Dự đoán nghệ thuật 2030

– Mỗi tác phẩm của 5 nghệ sĩ da màu và thuộc cộng đồng LGBTQ sẽ được bán với giá hơn 50 triệu USD.

– 2% doanh số bán đấu giá cho tác phẩm của nữ nghệ sĩ sẽ tăng lên ít nhất 10%.

– 11% tác phẩm của phụ nữ các bộ sưu tập vĩnh viễn sẽ tăng lên ít nhất 25%

– Cuộc triển lãm nghệ thuật của nữ giới từ 14% tăng lên đến 30%

– Bảo tàng lớn tại Hoa Kỳ sẽ mua tác phẩm nghệ thuật của nghệ sĩ Mỹ gốc Phi từ 2,3% đến 10%

– Số lượng tác phẩm của nghệ sĩ Latino trong viện bảo tàng Mỹ tăng từ 2,5% đến 5%

Hoàng tử Osinachi - Trở thành Sochukwuma, 2019

Hoàng tử Osinachi – Becoming Sochukwuma, 2019

Tóm lại, nghệ thuật sẽ phát triển dựa trên sự đa dạng. Những gì được cho là phổ biến với thế hệ boomers nay sẽ trở nên lạc hậu trong quan điểm của thế hệ Z và millennials. Điều đó đồng nghĩa với việc những nghệ sĩ từng được bảo trợ bởi thế hệ boomers sẽ gặp khó khăn hơn trong thời gian tới. Ngược lại, nhiều nữ nghệ sĩ và nghệ sĩ da màu tài năng sẽ phát triển không phải dựa trên giới tính hay màu da mà bởi vì họ luôn tuyệt vời, và chỉ cần một thế hệ cởi mở hơn để công nhận tài năng thật sự.

Theo artnome


 
Back to top