Webinars Thứ Bảy: Cơ hội đến gần hơn với thế giới phê bình nghệ thuật
Chuỗi Webinars Thứ Bảy (Tháng 8/2021) do CAB Hoian và nghệ sĩ Chinh Ba khởi xướng nhằm thảo luận các vấn đề thuộc về phê bình nghệ thuật, mỗi thảo luận không quá 1h với các diễn giả là các nghệ sĩ và chuyên gia nghiên cứu mà không bị giới hạn địa lý. Trong tháng 8, Webinars Thứ Bảy sẽ chạy đồng thời 2 format với chủ đề và phong cách hoàn toàn khác nhau: “HỌ ĐANG LÀM CÁI QUÁI GÌ VẬY” và “HƠN MỘT THẾ KỶ CHỐNG MÚA”.
Kết nối nghệ thuật và kích thích hoạt động phê bình
“HỌ ĐANG LÀM CÁI GÌ VẬY” là format nói chuyện về các vấn đề, hiện tượng diễn ra dưới góc nhìn của giới chuyên môn với cách tiếp cận phù hợp với công chúng phổ thông. Trong tháng này, format sẽ thử nghiệm với 2 nhà nghiên cứu trẻ đang sống và làm việc ở Singapore, Ace Lê với chủ đề khá nóng: “Nghịch lý thời khủng hoảng: GIÁ CẢ VÀ GIÁ TRỊ CỦA NGHỆ THUẬT” cùng với các yếu tố tạo nên các hiện tượng nghịch lý giá cả gần đây và biểu đồ tăng giá của một nghệ sĩ. Ace Lê cũng sẽ nói qua một số thông tin chung về thị trường nghệ thuật Châu Á trong năm nay.
Thứ Bảy #2 với Tam Tam sẽ mang màu sắc hài hước kiểu Ăng Lê đặc trưng “HỌ ĐANG LÀM CÁI QUÁI GÌ VẬY”. Hôm đó, Tam Tam sẽ dẫn khán giả đi một vòng quanh Paris và diễn giải về một số hiện tượng nghệ thuật khó hiểu.
“HƠN MỘT THẾ KỶ CHỐNG MÚA” lại mang phong cách và chủ đề khác hẳn. Đây là một dự án nghiên cứu lịch sử Múa Hiện đại do CAB Hoian và Chinh Ba khởi xướng cùng với sự cộng tác của Đạt Nguyễn và Lê Mai Anh. Chủ đề tháng 8 và tháng 9 của dự án sẽ nói về phong cách múa Đức Tanztheater, chuỗi webinars về chủ đề này cũng được sự hỗ trợ của Viện Goethe Hồ Chí Minh trong chương trình ICG 2021. Dự án hy vọng sẽ tạo ra sự sôi nổi về phê bình múa, nhận định phê bình múa như một công việc mang tính chuyên môn quan trọng như công việc phê bình các loại hình nghệ thuật khác. Bên cạnh đó, dự án mong muốn tạo cảm hứng cho nghệ sĩ thực hành múa tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử múa và lý luận múa, hỗ trợ cho quá trình sáng tạo của họ.
Link sự kiện: https://fb.me/e/8BXngBEbS
Link đăng ký: https://forms.gle/8rwwWRBJ1aRnGewV8
Thời gian: 16:00 Thứ Bảy hàng tuần
Hình thức: Trực tuyến qua ứng dụng Zoom
Ngôn ngữ: tiếng Việt
Liên hệ: cabhoian@gmail.com
Những góc nhìn mới về nghệ thuật
CAB Hoian được thành lập từ năm 2019 bởi nghệ sĩ biểu diễn thơ Chính Ba với mục tiêu dài hạn là trao đổi nghệ sĩ và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật giữa Hội An và các thành phố khác. Trong suốt 3 năm thành lập, CAB Hoian không chỉ là một không gian nghệ thuật hoạt động tích cực tại Hội An mà còn phủ sóng trên toàn quốc với nhiều chương trình ý nghĩa đóng góp cho cộng đồng nghệ thuật cũng như khán giả yêu nghệ thuật; nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa và nghệ thuật trong việc bảo tồn di sản của Hội An. Chuỗi Webinars Thứ Bảy hứa hẹn sẽ là hoạt động nghệ thuật thú vị CAB Hoian gửi đến cộng đồng người yêu nghệ thuật trong những ngày “work-from-home” do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Ace Lê là nhà nghiên cứu người Việt tại Singapore. Anh là đồng sáng lập của nhóm giám tuyển độc lập Of Limits – đơn vị được trao giải 2020 Platform Projects Curatorial Award bởi NTU Centre of Contemporary Arts Singapore. Công việc chính của anh là một giám đốc thương hiệu và tiếp thị khu vực APAC. Ace tốt nghiệp khóa Thạc sỹ về Nghiên cứu Bảo tàng và Thực hành Giám tuyển, và khóa Thạc sỹ về Báo chí và Truyền thông tại Nanyang Technological University, đồng thời tốt nghiệp Cử nhân Quản trị Kinh doanh tại National University of Singapore theo chương trình học bổng ASEAN của Bộ Giáo dục Singapore.
TAM TAM là art director và digital designer đang sinh sống và làm việc ở Pháp. Anh là MBA ngành Digital Communication and Media/Multimedia tại Digital School of Paris, và Thạc sỹ Design and Applied Arts tại University of Paris I: Panthéon-Sorbonne. Tại Việt Nam, Tam Tam được biết đến là một cây viết phê bình nghệ thuật cho một số tạp chí nghệ thuật với sự sắc nhọn và phong cách châm biếm đặc trưng đất Pháp.
Arnd Wesemann là nhà phê bình sân khấu và nghệ thuật người Đức. Từ năm 1990, ông đã xuất bản các báo cáo, nghiên cứu, bài luận về sân khấu, múa đương đại, new media art trên các tạp chí như tanz, Theater der Zeit và the Swiss-printed magazine Musik & Theater. Năm 1994, ông xuất bản một cuốn sách chuyên khảo về đạo diễn sân khấu tiên phong Jan Fabre với Fischer-Verlag và cuốn Data dummies & Net nomades với Fannei & Walz, Berlin. Từ 1997 đến nay, ông là biên tập cho tạp chí múa hàng đầu Châu Âu “tanz”. Ông cũng giảng dạy ở Brussels, Frankfurt và Karlsruhe, giảng dạy về Dance und New Media ở Berlin, Bremen, Leipzig, Münster, Dortmund, cũng như được mời tham gia hội thảo khiêu vũ ở Barcelona, Oslo, Stockholm, Venice và Munich trong số nhiều khác.
Arthur Kuggeleyn là biên đạo/đạo diễn múa và sân khấu người Hà Lan. Ông đã có khởi đầu sự nghiệp đầu những năm 80 tại Đức với vai trò đạo diễn sân khấu, đạo diễn múa, film, và có các công ty múa/sân khấu tại Berlin như founder Schloss Broellin e.V. (1992-nay), co-founder RAMMZATA (1889-1991). Bên cạnh đó, ông tham gia đạo diễn, biên đạo cho các công ty/festival múa trên khắp thế giới như Thụy Sỹ, Trung Quốc, Palestine, Kosovo, Mexico và sắp tới đây là Việt Nam.
Lê Mai Anh tốt nghiệp hạng nhất tại Trường múa TP Hồ Chí Minh, sau đó cô theo học tại Đoàn múa Hellet Eghayan (Lyon, Pháp), RICD (Rencontres Internationales de Danse Contemporaine, Paris, Pháp), giảng dạy múa đương đại tại RICD.
(BTC)