5 xu hướng hàng không tư nhân nổi bật năm 2022
Từ việc gia tăng chủ sở hữu máy bay tư nhân đến yêu cầu về bảo vệ môi trường, đây là những xu hướng hàng không cá nhân nổi bật trong năm nay.
Không có gì bí mật khi ngành hàng không cá nhân đang bùng nổ vào thời điểm hiện tại. Trong cuộc trò chuyện gần đây của chúng tôi với Zean Nielsen, CEO của Cirrus Aircraft, ông đã chia sẻ rằng thị trường đang trên đà tăng trưởng và công ty của ông đã “phá vỡ mọi kỷ lục bán hàng tại Hoa Kỳ” vào năm 2021. Covid-19 đã buộc các nhà sản xuất máy bay phải suy nghĩ thấu đáo hơn và trang bị cho mình những giải pháp kinh doanh để luôn chiếm ưu thế.
Nielsen cho biết do chính cho sự gia tăng chủ sở hữu máy bay cá nhân là nhu cầu muốn được tiếp tục du lịch hoặc công việc một cách an toàn và hiệu quả trong thời gian này. Ông nói: “Sở hữu một chiếc máy bay sẽ mở ra những cơ hội mới và mang đến cho mọi người sự tự do để đi khắp thế giới một cách an toàn”.
Sau đây là năm xu hướng nổi bật của ngành hàng không tư nhân. Chúng ta sẽ vẫn thấy những xu hướng này tiếp tục trong tương lai gần, khi ngành hàng không tư nhân đạt đến tầm cao mới về trải nghiệm sang trọng và tùy chỉnh hơn.
Tăng lượng sở hữu máy bay tư nhân
Giống như Nielsen đã đề cập trong cuộc phỏng vấn, ngành công nghiệp hang không hiện đang chứng kiến sự gia tăng tỷ lệ sở hữu máy bay tư nhân. Kể từ khi đại dịch bùng phát, hàng không tư nhân đã trở thành một trong những phương thức vận tải phổ biến hơn nên điều này không mấy ngạc nhiên. Giống như Cirrus, các hãng chế tạo máy bay nhỏ và máy bay tư nhân khác đã có doanh số bán hàng tăng đột biến nhờ người tiêu dùng mong muốn trải nghiệm du lịch an toàn hơn, thuận tiện hơn và tùy chỉnh hơn.
Theo Nielsen, Cirrus đã phá vỡ các kỷ lục bán hàng ngay cả trong thời kỳ đại dịch. Ông nói: “Cirrus Aircraft SR Series là máy bay cánh quạt hiệu suất cao bán chạy nhất trong 19 năm liên tiếp và Vision Jet của chúng tôi là máy bay phản lực bán chạy nhất trong ngành nói chung trong hai năm.
Vào năm 2020, chúng tôi đã giao 346 chiếc SR Series và 73 chiếc Vision Jets. Hiệp hội các nhà sản xuất máy bay General Aviation Manufacturers Association gần đây đã công bố báo cáo về các lô hàng máy bay và Cirrus là hãng dẫn đầu thị trường với tổng số 195 chiếc SR Series và Vision Jets được giao trong sáu tháng đầu năm 2021”.
Xu hướng bền vững
Việc thúc đẩy xu hướng bền vững không phải là điều mới mẻ đối với ngành hàng không. Xem xét các tác động của hàng không đối với môi trường và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nó đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu đối với các nhà sản xuất và chính phủ. Thực tế là ngày càng có nhiều máy bay tư nhân bay lên bầu trời khiến vấn đề này trở nên cấp thiết hơn nhiều.
Một trong những xu thế lớn nhất trong lĩnh vực này là nhiên liệu hàng không bền vững (SAFs). Không giống như nhiên liệu hóa thạch làm từ dầu mỏ, SAFs được lấy từ các nguồn bền vững như CO2 không hóa thạch, phụ phẩm nông nghiệp và dầu thải.
Ngoài nhiên liệu, các nhà sản xuất máy bay cũng đang kết hợp các khía cạnh thiết kế để nâng cao hiệu suất. Ví dụ như mẫu Gulfstream G400, được trang bị động cơ Pratt & Whitney PW812GA và thiết kế cánh khí động học để tiêu thụ ít nhiên liệu hơn trong khi di chuyển quãng đường xa hơn. HondaJet Elite S là một loại máy bay khác ưu tiên tính bền vững bằng cách tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu. Nó tự hào là một trong những loại máy bay có lượng khí thải CO2 thấp nhất trong ngành, đồng thời vẫn đảm bảo một chuyến đi êm ái và sang trọng.
Cải thiện các tính năng an toàn
Covid-19 có thể đã thúc đẩy mọi người tìm đến với hàng không tư nhân, tuy nhiên, nhu cầu về các biện pháp an toàn chống lại virus vẫn là một mối quan tâm lớn. Về vấn đề này, các nhà sản xuất máy bay đã tăng cường các biện pháp để bảo vệ khách hàng của họ bằng cách cải tiến thiết kế máy bay. Một chi tiết đặc biệt đã được nâng cấp mạnh mẽ trong những năm gần đây là hệ thống lọc không khí trong cabin. Ví dụ Gulfstream G800 có công nghệ ion hóa plasma được giới thiệu để vô hiệu hóa 99,9% vi khuẩn, chất gây dị ứng và mùi hôi.
Với lĩnh vực máy bay phản lực tư nhân cho thuê, người ta cũng đã tập trung nhiều hơn vào các nỗ lực vệ sinh thanh trùng để bảo vệ hành khách cũng như nhân viên. Ngoài việc tuân thủ các yêu cầu giãn cách, các công ty cho thuê máy bay vẫn tiếp tục các tiêu chuẩn về an toàn h ngay cả sau đại dịch. Điều này bao gồm đeo mặt nạ, sử dụng dụng cụ sát trùng tay cũng như kiểm tra sức khỏe.
Sự trỗi dậy của các công ty mới nổi
Trong vài năm qua, chúng ta đã bắt đầu thấy nhiều công ty khởi nghiệp đang khẳng định vị thế của họ trong lĩnh vực máy bay phản lực tư nhân. Đặc biệt, họ tạo ra một cú hích trong lĩnh vực động cơ hoàn toàn bằng điện. Một trong những công ty như vậy là Efining và máy bay phản lực điện Alice, được gọi là “máy bay bằng điện đầu tiên trên thế giới”.
Cùng với lượng khí thải carbon bằng không, Alice cung cấp một loạt lợi ích so với các máy bay tiêu thụ nhiên liệu truyền thống. Nổi bật nhất là chi phí vận hành thấp hơn nhờ tiêu thụ điện. Theo Eviation, một giờ bay trên Alice chỉ tốn 200€.
Nội thất tùy chỉnh
Vì sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và nhu cầu tăng lên đối với máy bay phản lực tư nhân, người tiêu dùng đã chấp nhận được bất cứ thứ gì sẵn có từ dây chuyền sản xuất. Tuy nhiên, với các công việc tồn đọng kéo dài từ sáu tháng đến một năm, các chủ sở hữu đang tận dụng cơ hội để tùy chỉnh máy bay phản lực của họ.
Christi Tannahill, Phó chủ tịch cấp cao về trải nghiệm khách hàng của Cessna, cho biết rằng cô đang nhìn thấy “mọi thứ từ thảm dệt bằng tay đến bàn đá thạch anh của bếp, ghế ngồi trang trí kiểu chần bông độc đáo, logo công ty”.
Tannahill cũng chia sẻ rằng các thiết kế theo xu hướng nhà ở, chẳng hạn như “thay đổi về màu mạ và veneer, hoàn thiện mờ và kim loại hỗn hợp cùng với màu sắc nổi bật”. Cô ấy nói thêm rằng “Các đồ trang trí nội thất nổi bật trên máy bay cũng rất phổ biến, với các kỹ thuật veneer như khảm và khắc kim loại”.