CAR & YATCH

Na Uy hướng tới một tương lai điện khí hóa không chỉ ở đường hàng không

Jun 07, 2019 | By Trang Ps

Na Uy cho rằng đường hàng không hứa hẹn sự bền vững hơn cả đường bộ và đường sắt. Việc thiết kế những chiếc máy bay điện đang chứng tỏ tính quyết liệt và tự tin trong phát ngôn của quốc gia này.

Máy bay Alpha Electro của Avinor

Tập đoàn Avinor hiện đang lái một chiếc máy bay điện do nhà sản xuất Pipistrel của Slovenia sản xuất.

Na Uy đặt mục tiêu thay thế máy bay phản lực tiết kiệm nhiên liệu bằng máy bay điện, được sử dụng cho các chuyến bay nội địa kể từ năm 2040. Dự án tối quan trọng này được nhận định là nỗ lực chống biến đổi khí hậu của quốc gia. Chính phủ Na Uy đã cam kết mục tiêu đến năm 2025, tất cả các xe chở khách và xe thương mại hạng nhẹ sẽ không thoát ra khí thải, điều này cũng được áp dụng cho hệ thống đường thủy.

Larsen, người quản lý chương trình giảm thiểu khí các-bon tại Avinor cho biết: “Khi chuyển sang dùng máy bay điện, khí thải có thể được loại bỏ hoàn toàn, song song với đó, khí thải từ các dự án cơ sở hạ tầng đắt đỏ và quy mô lớn như đường hầm và cầu cống sẽ được cắt giảm”

Na Uy là một đất nước rộng lớn, và ở những huyện xa xôi, đường hàng không được đánh giá cao hơn là đường bộ vì nhiều mục đích. Hơn nữa, đường bay đã được xác định rõ ràng, vì thế, không có lý do gì để phủ định hàng không không thể bền vững và an toàn hơn đường bộ và đường sắt.

Sự phát triển của công nghệ đã sẵn sàng để thay thế máy bay phản lực bằng máy bay điện và hydrid ở những chặng đường ngắn. Mặc dù những tiến bộ lớn về công nghệ pin là cần thiết trước khi các chuyến bay đường dài được điện khí hóa, nhưng, Larsen tin tưởng vào tương lai của đường hàng không sử dụng điện năng.

Lilium Jet all-electric air taxi prototype

Công ty Lilium của Đức đã tiết lộ một nguyên mẫu máy bay điện 5 chỗ.

Theo đó, thiết kế máy bay sẽ phải thay đổi và tinh chỉnh để phù hợp với những thử nghiệm hệ thống động cơ khác nhau. Hiện tại, có hơn 200 dự án máy bay điện quan trọng và hầu hết chúng phải được thay đổi cánh cố định, cánh quay và cả cánh nghiêng. Riêng 14 động cơ điện được tính hợp vào các cánh này, điều này dẫn tới nhiều thiết kế khác nhau trong tương lai.

Nhận thức về chuyến đi bằng máy bay điện chắc chắn sẽ được đón nhận trên toàn thế giới. Các dự án tương tự đã xuất hiện tại Scotland, Thụy Điển, Hà Lan, Tây Bắc Thái Bình Dương ở Mỹ, Hawaii, Puerto Rico và New Zealand. Sẽ còn có nhiều hơn nữa, nhưng thật khó để so sánh quy mô của các dự án ở thời điểm này.

(Theo Dezeen)


 
Back to top