STYLE

Watches & Wonders 2023: Cartier tôn vinh siêu phẩm hợp nhất chế tác đồng hồ và trang sức

Apr 04, 2023 | By Ton Binh

Sử dụng những kiểu dáng mang tính biểu tượng trong ngành đồng hồ của thương hiệu, như hình chữ nhật của Tank và hình bầu dục của Baignoire, tại Watches & Wonders năm nay, Cartier tuyển chọn những gì tinh túy nhất để tạo ra những chiếc đồng hồ tôn vinh sự chế tác thượng thừa của thương hiệu.

Cartier Tank

Được chế tạo vào năm 1917, Cartier Tank là một sáng tạo mang tính biểu tượng của thiết kế hiện đại. Mặt số hình chữ nhật, thẳng hàng với dây đeo, đã trở thành một biểu tượng huyền thoại. Chính biểu tượng chế tác đồng hồ này mà Cartier đã lựa chọn để khám phá qua khía cạnh của hình học và độ tương phản – một dấu ấn đặc trưng của phong cách Cartier dựa trên hình dạng và hoa văn, hoạt động từ các hiệu ứng của sự đối xứng hoặc sự bất đối xứng và tương phản màu sắc mạnh mẽ. 

Dấu ấn của chiếc đồng hồ nguyên bản vẫn còn hiện diện trên chiếc Tank mới này: hai brancard song song, một vỏ hình chữ nhật và vòng đeo tay vừa vặn được tích hợp liền mạch vào vỏ. Tuy nhiên, trong lần này, phần đính kèm đặc biệt này của đồng hồ Tank đảm bảo một vòng đeo tay linh hoạt, hoàn toàn bao gồm các xi lanh di động được nối bằng các khớp liên kết.

Năm nay, Cartier mang đến ba phiên bản đồng hồ Tank khác biệt. Đầu tiên là thiết kế thanh lịch và cổ điển có mặt số onyx màu đen, được chiếu sáng bằng một viên kim cương. Các viền vỏ được khảm kim cương có kích thước khác nhau, hợp nhất với vòng đeo tay quý giá được tạo nên từ những chi tiết hình trụ bằng men và onyx, các đầu chi tiết được chiếu sáng bởi một bộ đinh vàng và một viên kim cương.

Hai phiên bản sau thậm chí còn quý giá hơn  kết hợp vẻ đẹp của thiết kế với sự rực rỡ của những viên đá màu để làm sống lại bảng màu mượn từ Jeanne Toussaint. Một chiếc được kết hợp giữa ba mảng màu đen, xanh lá cây, đỏ trên nền chất liệu vàng trắng. Sự tương phản và kết hợp tạo nên hiệu ứng bất ngờ: màu đen – màu của hình trụ onyx, cạnh và mặt số, tương phản với màu xanh lá cây của đá chrysoprase (ngọc đế quang) và màu đỏ của hồng ngọc đặt dọc theo các brancards dọc và ở cuối là bộ đinh đá chrysoprase.

Chiếc thứ hai chính là sự kết hợp giữa san hô, chrysoprase, thạch anh tím và kim cương, như một tiếp nối trong quá trình khám phá vật liệu đặc trưng của Cartier. Một sự kết mang màu sắc tươi sáng cho chiếc đồng hồ với mặt số khảm kim cương. Ở từng cuộn hình trụ, màu sắc của  chrysophrase tương phản với các hạt nạm san hô và sự mềm mại của thạch anh tím đặt ở hai bên của chrysoprase.

Cartier Baignoire Allongée

Được tạo ra vào những năm 1960 tại Swinging London, chiếc đồng hồ Baignoire Allongée chưa bao giờ mất đi sự xa hoa của nó. Chiếc đồng hồ này độc đáo bởi kích thước mặt số và các đường cong của vỏ. Trong lần tái giới thiệu năm 2023, lần đầu tiên Cartier mang kỹ nghệ chế tác đồng hồ thượng thừa, tạo nên vẻ siêu thực trên mặt số đặc trưng. Sự lựa chọn này dựa trên nguyên tắc cốt lõi tại Cartier: kỹ thuật tối ưu cho thiết kế tối thượng.

Định hướng này cho phép nhà thiết kế tự do thể hiện sức sáng tạo và thử kết hợp các hình dáng táo bạo với tổ hợp màu sắc và chất liệu. Để biến giấc mơ này thành hiện thực và đáp ứng những thách thức mới, các nghệ nhân từ Maison des Métiers d’Art đã thiết kế dựa trên chuyên môn và kinh nghiệm của họ. Một sự thuần thục đáng ngưỡng mộ, tạo nên những chi tiết đắt giá.

Baignoire Allongée mới được phát triển với mục đích tái hiện tính thẩm mỹ của một chiếc đồng hồ thông qua lăng kính hình học và độ tương phản – một trong những dấu ấn phong cách của thương hiệu huyền thoại.

Bằng cách điều chỉnh nguyên tắc sáng tạo cho phù hợp với những hạn chế trong thiết kế đồng hồ (mặt số lớn, hình dáng cong), việc thực hiện càng trở nên khó khăn hơn vì thiết kế vỏ hai màu đặt ra thách thức kỹ thuật lớn. Giải pháp là chế tác vỏ bao gồm một phần bằng vàng và phần còn lại bằng vàng trắng. Để kết hợp hai mảng vàng với nhau, các nghệ nhân đã sử dụng một công cụ hàn vi mô. Lề giữa hai mảng vàng được che giấu một cách tinh tế bởi một dòng sơn mài.

Toàn bộ mặt số được chia thành các phần có kích thước khác nhau, vàng được chế tác hoặc phủ bằng sơn mài đen hoặc phủ men. Các phần vàng trắng và vàng được đánh bóng hoặc trang trí bằng họa tiết tia nắng mặt trời thủ công với việc sử dụng spike – một quá trình tỉ mỉ và mất tổng cộng bốn giờ cho mỗi mặt số. Một số phần sau đó được phủ một lớp sơn mài mờ được chiếu sáng bởi bột mica. Đối với các bộ phận được sơn mài hoặc tráng men màu đen, đường cong của mặt số đặt ra một thách thức kỹ thuật trong quá trình lắp đặt mặt đồng hồ có bề mặt nhẵn, với màu sắc đậm. Điều này trái ngược với vỏ kim cương, khảm theo đường cong của đồng hồ.

Từ gia công đến tráng men, sơn mài đến chế tác đồ trang sức, chín lĩnh vực chuyên môn khác nhau được vận dụng, phối hợp để tạo nên các chi tiết. Tổng cộng, phải mất hơn 24 tháng để tạo ra chiếc đồng hồ này. Đồng hồ được mở bán với số lượng giới hạn 50 chiếc. 

Trên phiên bản đồng hồ Baignoire Allongée này, Cartier đã sử dụng nghệ thuật marquetry ở trung tâm của mặt số – một kỹ thuật thủ công hiếm có, phù hợp với việc chế tác đồng hồ, tạo nên một chiếc đồng hồ với họa tiết trừu tượng để tôn vinh sắc màu. Ngay từ đầu, vành đồng hồ của Baignoire đã gây kinh ngạc với giới điệu mộ, với chất liệu đính kim cương, spinel màu xám và tourmaline màu xanh lam được sắp xếp họa tiết đảo ngược. Có một sự tương phản mạnh mẽ giữa tính thẩm mỹ với các đường cong và độ tròn, kích thước mặt số của đồng hồ và sự gợi cảm của những viên đá quý. Sự phức tạp của cách sắp xếp làm tăng 20% thời gian sản xuất so với mẫu thường.

Trên mặt số, xà cừ, ngọc lam, onyx và vàng trắng tạo ra một bố cục trừu tượng, đầy màu sắc đủ sắc thái sáng bóng và mờ.  Được lựa chọn cẩn thận để đảm bảo sự hài hòa về màu sắc, các vật liệu tinh xảo sau đó được cắt laser thành các chi tiết để lắp ráp như những mảnh ghép. Tất cả các bước tỉ mỉ này được thực hiện bằng kính hiển vi. Thể hiện kiệt tác marquetry này trên một bề mặt cong là một thách thức đối với các nghệ nhân và mỗi mặt số cần đến 25 giờ làm việc.

Để tạo ra chiếc đồng hồ này, Cartier phải tìm đến bốn nhóm savoir-faire khác nhau cùng làm việc: thợ kim hoàn, thợ thủ công marquetry, thợ lắp đặt và thợ đồng hồ. Đồng hồ được sản xuất với số lượng bản giới hạn chỉ 50 chiếc.

Cara


 
Back to top