Xe & Du thuyền / Du thuyền

Chơi kiểu nhà giàu: Nghệ thuật thuê và cho thuê máy bay cá nhân và du thuyền – Phần 1

Jul 30, 2019 | By Trang Ps

“Charter” có nghĩa là cho thuê, và bất cứ thứ gì cho thuê đều có thể gọi là “charter”. Nhưng trong thế giới người giàu và siêu giàu, có hai “charter” na ná nhau và ngốn rất nhiều tiền bạc: Jet charter (cho thuê máy bay riêng) và Yacht charter (cho thuê du thuyền riêng).

Private Jets Owned by Celebrities

Ca sĩ Celine Dion – ngôi sao giàu có sở hữu một chiếc Bombardier BD-700 Express.

Hầu hết tỷ phú trên thế giới đều sở hữu máy bay riêng, cũng không phải trào lưu gì ghê gớm nhưng đối với họ, chiếc máy bay riêng này giúp họ tiết kiệm thời gian tối đa. Mà đối với tỷ phú, thời gian là tiền bạc. Dù lối sống của họ có đơn giản ra sao thì một chiếc máy bay riêng vẫn không có gì là xa xỉ.

Nội thất chiếc Gulfstream G650ER của tỷ phú Jeff Bezos.

Chẳng hạn, Bill Gates sở hữu một chiếc Bombardier BD 700 Global trị giá 40 triệu USD. Jeff Bezos sở hữu Gulfstream G650ER trị giá 65 triệu USD, trong khi đó, Elon Musk cũng sỡ hữu một chiếc G650ER với nội thất được làm lại theo ý thích của ông. Và còn nhiều tỷ phú khác nữa. Thậm chí có người còn… cà thẻ khi mua máy bay, giao dịch lớn nhất bằng thẻ được American Express ghi nhận.

Ở Việt Nam, ngoài những chiếc máy bay mà chúng ta thấy trên báo chí, còn một vài doanh nhân nữa sỡ hữu máy bay riêng theo dạng thuê lại của các công ty charter khắp châu Á.

CR7 cùng bạn bè đi máy bay riêng.

Chỉ có khoảng chưa đến 50% tỷ phú sỡ hữu siêu du thuyền, mà đa số chọn hình thức charter nếu như muốn tận hưởng một kỳ nghỉ xa xỉ trên siêu du thuyền. Đây cũng là cách mà nhiều ngôi sao nổi tiếng chọn lựa. Ví dụ, CR7 vừa trải qua kì nghỉ trên chiếc Benetti Africa 1 dài 47m với chi phí 200.000 euro cho một tuần trên siêu du thuyền này.

Tại sao đi thuê du thuyền thay vì mua và tại sao mua du thuyển rồi lại cho thuê lại?

Du thuyền Fairline Targa 43 Open.

Người sỡ hữu siêu du thuyền chắc chắn sở hữu khối tài sản khổng lồ, từ 8 tới 11 con số trong tài khoản. Mỗi chiếc siêu du thuyền cũng sẽ có giá từ vài chục đến hơn một trăm triệu USD tùy kích thước, kết cấu.

Với kích thước tàu khổng lồ như vậy thì mỗi tháng, tài khoản của chủ tự động vơi đi vài trăm ngàn cho tới bạc triệu USD chi phí cho du thuyền. Chi phí này tới từ tiền lương nhân viên (chiếm 50 – 60%), tiền bến bãi (20%), tiền dịch vụ (10%), tiền bảo dưỡng (10% – 20%)… Nhưng mỗi năm, người ta chỉ rảnh vài tuần để sử dụng, quãng thời gian không sử dụng coi như tiền, vậy chỉ còn một cách duy nhất là cho thuê.

Với du thuyền cỡ nhỏ và catamaran, cho thuê là kiếm tiền, còn với siêu du thuyền, cho thuê không phải để kiếm tiền vì số tiền kiếm được không đáng là bao. Cho thuê nhằm cắt giảm các chi phí liên quan đến chiếc du thuyền. Nói cách khác, tự chiếc thuyền đẻ ra tiền để nuôi nó và chủ nhân không cần bận tâm đến chi phí đó nữa, chỉ việc thích thì bay ra đi chơi, còn lại đã có người tự lo toàn bộ.

Ai sẽ cho thuê siêu du thuyền?

Chủ tàu siêu hiếm là người trực tiếp điều hành việc cho thuê. Họ sẽ khoán qua một công ty quản lý siêu du thuyền mà điển hình là FRASER YACHT – nơi tôi đang là người phụ trách cho thị trường Việt Nam.

FRASER sẽ kí hợp đồng với chủ tàu, bao trọn gói và cam kết số tiền thu về trên mỗi năm. Dĩ nhiên, họ không thể cam kết bừa mà sẽ có một đội ngũ hùng hậu bao gồm broker/ surveyor/marketing… cộng với kinh nghiệm của họ về kích thước tàu mà họ nhận vào cho thuê. Ngay cả chủ tàu, nếu muốn sử dụng cũng phải đặt lịch hẹn với FRASER và dĩ nhiên vẫn phải trả phí (trừ phí thuê tàu).

https://www.instagram.com/p/BzDUCq1gFA1/?utm_source=ig_embed

Nếu chủ muốn nâng cấp hoặc bán khi ai đó trả giá tốt, FRASER kiêm nốt việc này, sắp xếp cho khách mua xem tàu, đi thử, hoàn tất hợp đồng và tất tần tật mọi thứ liên quan đến mua bán. Còn nếu chủ bán rồi, muốn mua lại tàu khác có sẵn to hơn thì lúc này, FRASER lại đóng vai trò như một môi giới (broker) để tìm mua tàu, đánh giá, thẩm định, thay mặt người chủ hoàn tất hợp đồng và tiếp tục bổ sung vào đội hình cho thuê.

Vậy nếu người chủ muốn đặt đóng chiếc khác to hơn? Tiếp tục lại là FRASER đứng ra giúp họ liên hệ với bên thiết kế. Sau khi thiết kế xong vừa ý, FRASER sẽ chọn hãng tàu để đóng, trong quá trình đóng (thường kéo dài 2 – 4 năm), FRASER đóng vai trò thẩm định theo từng giai đoạn hoàn thành và báo cáo với chủ tàu. Sau khi tàu đóng và bàn giao xong, nếu chủ lại muốn cho thuê thì FRASER tiếp tục đứng ra làm vai trò của mình.

Đón đọc phần 2: Những công ty nào đang kinh doanh dịch vụ thuê và cho thuê du thuyền 

Bài: Vũ Trần, Trang Ps 


 
Back to top