BUSINESS OF LUXURY

Nhà sưu tầm nghệ thuật: Cần làm gì để hỗ trợ các gallery tồn tại và phát triển? – Phần 1

Aug 11, 2019 | By admin

Khó khăn gặp phải vì quy mô nhỏ, vừa mới thành lập, hoặc cơ hội ngày càng ít đến từ hội chợ nghệ thuật khiến phòng tranh nghệ thuật đứng trước nhiều thách thức. Câu hỏi đặt ra là, những nhà sưu tầm cần phải làm gì để hỗ trợ để các gallery tồn tại và phát triển. 

Tác phẩm Angelo Plessas tại booth Breeder Gallery ở Frieze New York, 2016 qua góc nhìn sắp đặt. Ảnh chụp bởi Adam Reich.

Những nhà sưu tầm đang nắm giữ nhiều tài nguyên (tác phẩm nghệ thuật), trong bối cảnh sống còn, họ cũng cần góp vai trò và chịu trách nhiệm để đảm bảo cho gallery vẫn hoạt động mỗi ngày. Ngoài việc tiêu thụ nghệ thuật ổn định, thanh toán nghệ thuật đúng hẹn, hòa nhã, đừng flip (mua nhanh và đẩy giá lên cao rồi bán nhanh) tác phẩm. Dưới đây là 9 bí quyết để phát triển phòng tranh trong kỷ nguyên thương mại điện tử.

Vì rõ ràng, các phòng tranh chẳng phải là thương vụ từ thiện.

Nhà môi giới châu Âu Thaddaeus Ropac.

1. Tin tưởng gallery

Rất nhiều nhà sưu tầm tin rằng việc họ làm việc trực tiếp với một, hai nghệ sĩ sẽ tốt hơn thay vì đến phòng tranh. Tuy nhiên, rõ ràng là việc họ cùng tham gia các dự án, chương trình cùng phòng tranh sẽ là cách để hệ sinh thái nghệ thuật này được phát triển. Điều này cũng làm cho sự phát triển được đồng bộ hơn, ít nhất là về giá. “Thế giới nghệ thuật là một hệ sinh thái”, Alain Servais, nhà sưu tầm người Bỉ, người thường phê bình nghệ thuật trên Twitter chia sẻ.

“Thế giới nghệ thuật là một hệ sinh thái”, Alain Servais, nhà sưu tầm người Bỉ, người thường phê bình nghệ thuật trên Twitter.

Và đôi khi, các nhà sưu tầm cũng nên “nới lỏng tầm nhìn ra một chút,” để cân nhắc cả những tác phẩm có lẽ sẽ “không bán nhanh bằng những tác phẩm hấp dẫn như bánh nóng ra lò còn lại”. Điều này cũng vô cùng quan trọng.

Glasgow’s Mary Mary.

2. Thỏa thuận các kế hoạch tài chính 

Trên thế giới, đôi khi một số phòng tranh nhận được các khoản vay từ nhà sưu tập cho các kế hoạch phát triển của Gallery, đổi lại, họ nhận được các điều khoản giảm giá cao hơn cho các tác phẩm của nghệ sĩ. Điều này hoàn toàn có lợi cho cả đôi bên. Điều này cũng khuyến khích sức tiêu thụ của các nhà sưu tầm.

Jaring Dürst Britt và Alexander Mayhew.

Một số nhà sưu tầm khác chọn thương vụ đầu tư vào các gallery đang muốn xuất hiện tại các hội chợ nghệ thuật. iều này đã giúp họ trang trải chi phí trong hội chợ, đổi lại là các quyền lợi trải dài ra cho cả năm sau, trước hội chợ mới cho nhà sưu tầm.

Alain Servais.

3. Giao tiếp giữa ba bên: Nhà sưu tầm – phòng tranh – người nghệ sĩ. Thường xuyên đến phòng tranh. 

Việc dành thời gian giao tiếp với nhà môi giới, tìm hiểu thêm về người nghệ sĩ là điều vô cùng quan trọng. Điều này giúp họ hiểu được việc thực hành nghệ thuật của người nghệ sĩ một cách thấu đáo. Điều này giúp định giá, thấu hiểu và đồng hành cùng nhau trong các sự kiện nghệ thuật giữa ba bên.

Đôi khi các nhà môi giới giải thích một cách khó hiểu về nghệ thuật.

4. Hãy đến cùng những người bạn

Điều quan trọng nhất mà nhà sưu tầm có thể làm được, và làm rất tốt, là “khiến những người bạn giàu có của họ hứng thú với nghệ thuật”, Marc Spiegler, giám đốc nghệ thuật toàn cầu của Basel, chia sẻ. Ngày nay, rất nhiều nhà sưu tầm Mỹ Latin hay Trung Quốc, trưởng thành và chơi tranh, sưu tầm nghệ thuật thông qua mạng xã hội hoặc các kênh không chính thống. Việc mang một một nhóm nhà sưu tầm, cùng bạn bè đến phòng tranh hoặc hội chợ nghệ thuật, cũng giúp họ hiểu hơn về nghệ thuật chơi tranh và thấu cảm về giá của tác phẩm.

Marc Spiegler, Giám đốc nghệ thuật toàn cầu của Basel.

Nếu bạn là một người thường xuyên sử dụng các phương tiện truyền thông hay mạng xã hội, hãy đăng tải ngay lập tức những gì bạn đang mua và những gì bạn thích, những người bạn không mua sẽ không ít thì nhiều, quan tâm đến chúng.

5. Sắp xếp lịch nhận tác phẩm

Đầu tiên và quan trọng hơn hết là vì nghệ thuật cần phải là được lưu thông, và việc tác phẩm bị xếp chồng lên trong kho lưu trữ  khi nhà sưu tầm không đến nhận, không chỉ gây bất tiện cho gallery, mà nghệ thuật cũng chẳng làm đúng công việc của nó.

Việc này cũng gây bối rối cho các mối quan hệ tại hội chợ hoặc các sự kiện khác. “Bạn sẽ rơi vào tình huống này khi bạn gặp nhà sưu tầm, và điều đâu tiên trong cuộc trò chuyện bị nhắc đến thường là: “Khi nào thì ông mang các tác phẩm mang đi?. Điều này, nếu  diễn ra trước các cuộc thảo luận mua bán khác, là điều tối kị.

Phòng tranh Marfa ’của Beirut.

6. Không chỉ mua, hãy hỗ trợ

Việc tài trợ cho tác phẩm nghệ thuật để đổi lấy ưu ái chiết khấu tốt, hoặc quyền từ chối đầu tiên, hoặc ủng hộ một chương trình bảo tàng hay triển lãm lưỡng niên của nghệ sĩ đang phát triển một cách tế nhị, luôn được các gallery thường khuyến khích.

Phương thức này đều mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Rõ ràng, việc biết trước được các tác phẩm mới có giá trị cao của người nghệ sĩ sẽ khiến công việc của nhà sưu tầm thuận lợi hơn. Chưa kể, điều này thúc đẩy thị trường của một nghệ sĩ mở rộng, quan trọng hơn, còn củng cố cả danh tiếng của họ.

Hỗ trợ một số chương trình triển lãm bảo tàng nhất định, hoặc một số dự án mà bạn không lường trước được thực sự có thể giúp các nghệ sĩ giai đoạn đầu. Điều này cũng giảm đi sự than phiền lẫn nhau về sự bất hợp tác của nghệ sĩ. Tuy nhiên, hãy để gallery cùng làm việc này, một cách tế nhị. Rõ ràng, việc nghệ sĩ cần được đầu tư liên tục cũng giống như các công ty khởi nghiệp, thậm chí các công ty nhỏ, để có thể thay đổi và phát triển – Alex Freedman, từ phòng tranh ở Los Angeles và Freedman Fitzpatrick từ Paris.

Alex Freedman đến từ Los Angeles.

7. Tự nghiên cứu

Điều thú vị nhất khi tham dự các hội chợ nghệ thuật hoặc đến phòng tranh, là chứng kiến sự mạo hiểm của những nhà sưu tầm nghệ thuật, đôi khi rất bình thường nhưng đầy tự học và nghiên cứu. Xu hướng này từng diễn ra ở châu Âu – nơi có nhiều nhà sưu tầm nghệ thuật trung lưu xem như hơi thở mỗi ngày của mình lan rộng khắp châu Á.

Thay vì dựa dẫm vào các cố vấn nghệ thuật săn lùng danh tiếng chuyên sưu tập thay cho họ. Những nhà sưu tầm biết thu gom nghiên cứu, hay đọc sách, và không nhượng quyền quyết định cho các cố vấn nghệ thuật sẽ giúp cuộc chơi nghệ thuật thêm hấp dẫn.

8. Hiểu được sở thích ưu tầm theo chiều sâu của nhà sưu tầm.

Nếu một nhà sưu tầm yêu thích những nghệ sĩ cụ thể, việc họ sẵn sàng mua thêm tranh là chuyện dễ dàng. Bằng cách đó, Gallery hiểu được nhu cầu của nhà sưu tầm, họ cũng đảm bảo được sự an toàn về kết quả doanh thu sau triển lãm.

9. Đừng tạo ra áp lực thu hẹp phạm vi thực hành của người nghệ sĩ 

Suy cho cùng, một phần trọng trách của việc sưu tầm, là không để bản thân cám dỗ mua bất cứ thứ gì mà phòng tranh gửi đến. Rất nhiều gallery vì chạy theo doanh thu, mà tạo áp lực cho nghệ sĩ làm ra những thứ đó chiều lòng nhà sưu tầm. Điều đó khiến người nghệ sĩ bị thu hẹp phạm vi thực hành.

Rose Lejeune.

Đóng góp ý kiến của bạn? Vui lòng gửi thư về: hon@luxuo.vn

Nguồn Artsy| Tổng hợp: Tâm Nguyễn


 
Back to top