Bí mật của tên trộm nghệ thuật vĩ đại nhất thế giới – Kỳ 1
Stéphane Breitwieser đã cướp gần 200 bảo tàng, tích lũy một bộ sưu tập báu vật trị giá đến hơn 1,4 tỷ USD, anh ta dường như đã trở thành tên trộm nghệ thuật sung mãn nhất trong lịch sử. Và những gì Breitwieser tiết lộ với Michael Finkel của tạp chí GQ có thể sẽ khiến bạn ngạc nhiên bởi cách mà anh ta đã trộm được món đồ và lý do tại sao.
“Đừng lo lắng về việc đỗ xe,” tên trộm nghệ thuật nói, “bất cứ nơi nào gần bảo tàng là được.” Khi nói đến việc đánh cắp từ các viện bảo tàng, khó ai có thể so bì với Stéphane Breitwieser. Anh ta là một trong những tên trộm nghệ thuật sung mãn và thành công nhất trong lịch sử. Nếu làm đúng, với kỹ thuật của anh ấy – giữa thanh thiên bạch nhật, không cần đến bạo lực, như một trò ảo thuật, cả khi có bảo vệ trông coi – chả bao giờ phải nghĩ đến một chiếc xe để tẩu thoát. Còn nếu sai, một chỗ đậu xe là điều ít lo lắng nhất của anh ta.
Chỉ cần đảm bảo đến đó vào giờ ăn trưa, Breitwieser nhấn mạnh, khi khách tham quan đã thưa dần và nhân viên an ninh thay ca trực cho bữa trưa. Ăn vận gọn gàng sạch sẽ, từ ngoài vào trong từ trên xuống dưới, khoác chiếc jacket rộng rãi và đứng đắn, với một con dao quân đội Thụy Sĩ cất trong túi.
Hãy tỏ ra thân thiện tại quầy lễ tân. Mua vé của bạn và chào hỏi. Tiếp đó lập tức tiến vào trong, đó là điều cần thiết để tập trung. Chú ý những người qua lại và ghi nhớ các lối thoát hiểm. Đếm số bảo vệ. Họ đang giữ nguyên vị trí hay đi tuần tra? Kiểm tra các camera an ninh và xem xét những chiếc có dây điện vì đôi khi chúng là giả.
Nói đến sàn bảo tàng, loại gỗ cũ kỹ ọp ẹp là lý tưởng nhất – vì với nó, dù có khuất tầm nhìn thì vẫn có thể nghe thấy tiếng bước chân cách đấy hai phòng. Và thảm là thứ tồi tệ nhất! Còn ở đây, tại Nhà Rubens, Antwerp, Bỉ, nó đâu đó ở giữa: đá cẩm thạch. Trong phi vụ này, Breitwieser đi cùng với người yêu của anh ta là Anne-Catherine Kleinklaus, cũng là người bạn đồng hành thường xuyên của anh ta. Công việc của Kleinklaus là canh chừng phía cửa chính của bảo tàng ở tầng trệt và khẽ ra hiệu khi có người đến gần.
Bảo tàng trước đây là nhà của Peter Paul Rubens, danh họa kiệt xuất người Vlaanderen những năm 1600. Nhưng Breitwieser không có hứng thú với tác phẩm của Rubens – tranh của ông có kích thước quá lớn hay quá công khai tôn giáo, không phù hợp với khẩu vị của Breitwieser chút nào. Đó cũng là điều khiến Breitwieser khác biệt với hầu mọi tên trộm nghệ thuật khác – một bản sắc riêng, anh ta tin rằng, bản sắc đó đã tạo điều kiện cho năng lực của mình – là anh ta sẽ chỉ ăn cắp những thứ khiến anh ta xúc động. Và Breitwieser khẳng định, anh không bán bất kỳ thứ gì trong số đó, không bao giờ. Ăn cắp nghệ thuật vì tiền, anh ta nói, điều đó thật ngu xuẩn. Tiền có thể kiếm được với ít rủi ro hơn nhiều. Còn ăn cắp vì tình yêu, Breitwieser biết, nó thật khó cưỡng.
Và thứ ở trước mặt anh ngay lúc này là một tuyệt phẩm! Breitwieser đã phát hiện ra nó trong chuyến thăm bảo tàng hai tuần trước. Anh ta đã không thể lấy đi món đồ lúc đó, nhưng hình ảnh của nó không ngừng rạo rực trong tâm trí, trong mỗi giấc ngủ của anh ta. Và đó là lý do cho sự trở lại này, tình cảnh này cũng từng xảy ra trước đó. Stéphane Breitwieser, anh ta sẽ không thể thanh thản được cho đến khi nắm được trong tay thứ mà mình khao khát.
Đó là một tác phẩm chạm khắc Adam và Eva bằng ngà voi, tác phẩm được thực hiện vào năm 1627 bởi Georg Petel, một người bạn của Reubens, người mà theo Breitwieser là đã mang đến tuyệt phẩm này như là món quà cho sinh nhật tuổi 50 của anh ta. Hình khắc là một kiệt tác, chỉ cao 10 inch, nhưng chi tiết rực rỡ – những con người đầu tiên trong nhân loại, họ nhìn nhau chăm chăm rồi tiến lại ôm lấy nhau, tóc của Eve cuộn xuống sau lưng cô, con rắn quấn lấy thân cây phía sau họ, và trái táo còn lành lặn trong tay cuả Adam, cho thấy sự đồng lõa của anh ta trong “sự sụp đổ của con người”, điều trái ngược hẳn với Sách Sáng Thế. “Đó là vật thể đẹp nhất tôi từng thấy”, Breitwieser nói.
Tác phẩm điêu khắc ngà voi được niêm phong trong một chiếc lồng kính với phần vòm được đóng chặt vào lớp đế dày, nằm trên chiếc tủ quần áo cổ. Mục tiêu đầu tiên của Breitwies là loại bỏ hai chiếc ốc vít kết nối vòm và chân đế. Không có camera ở đây, và chỉ có duy nhất một người bảo vệ đang chuyển động, cứ sau vài phút cô ta sẽ ngó đầu vào kiểm tra.
Khách du lịch đến tham quan, như thường lệ luôn là điều đáng ngại – họ đông đúc và rải thành hàng dài. Căn phòng chứa đầy những vật phẩm mà Rubens tích lũy được trong lịch sử trộm cắp của anh bao gồm cả những bức tượng bằng đá cẩm thạch của các nhà triết học La Mã, một tác phẩm điêu khắc bằng đất nung của Hercules, và rải rác là những bức tranh sơn dầu từ thế kỷ 17.
Kiên nhẫn là cần thiết, nhưng thời cơ sẽ đến mau thôi. Ngay khi chỉ còn có Kleinklaus và Breitwieser, lập tức, anh ta lấy chiếc tuốc nơ vít từ con dao quân đội Thụy Sĩ, đặt lên mái vòm. Breitwieser có chiều cao dưới trung bình, mái tóc hơi rối, đôi mắt xanh dễ dàng nhìn thấu; sự bất chính của anh ta thường được biểu lộ rõ ràng qua từng cử chỉ. Breitwieser uyển chuyển và phối hợp, anh ta sử dụng những kĩ năng trong thể thao và diễn xuất cho công việc của mình. Khoảng năm giây trôi qua, thấy Kleinklaus ra hiệu nguy hiểm, Breitwieser lập tức tránh xa bức điêu khắc, trở lại chế độ xem xét nghệ thuật thông thường.
Đó mới chỉ là khởi đầu. Anh ta đã xoay ốc vít đầu tiên hai lần xung quanh. Mỗi phi vụ sẽ có sự khác biệt; tùy cơ ứng biến là yếu tố quyết định, bởi những kế hoạch cứng nhắc không bao giờ là lí tưởng cho các vụ trộm ban ngày, vì khi đó quá nhiều biến số có thể xảy ra. Trong chuyến đi trước tới bảo tàng anh đã nghiên cứu về lớp bảo vệ của Adam và Eva, và Breitwieser cũng phát hiện ra, có một cánh cửa tiện lợi dành riêng cho lính canh, nó mở ra sân trung tâm và dường như không có báo động.
Trong vòng mười phút, mọi việc tiến triển thuận lợi, Breitwieser loại bỏ chiếc ốc đầu tiên và cho nó vào túi. Anh ta không đeo găng tay, mà thay vào đó anh trao đổi dấu vân tay một cách khéo léo. Những chiếc ốc vít tiếp theo lần lượt được tháo bỏ.
Sẵn sàng. Ngay lúc này! Nhân viên bảo vệ đã xuất hiện tới ba lần, và tại mỗi lần check-in Breitwieser và Kleinklaus đã tự bao vậy họ ở những điểm khác nhau. Dẫu vậy, thời cơ đã tới. Có một nhóm du khách xuất hiện, tất cả đều đeo tai nghe thuyết minh và đang chú tâm nghiên cứu một bức tranh; Breitwieser đánh giá, họ đang bị phân tâm và giờ là lúc thích hợp.
Anh ta gật đầu với bạn gái, Kleinklaus lập tức chuồn ra khỏi phòng, Breitwieser nhấc mái vòm lên và đặt cẩn thận sang bên cạnh. Anh ta nắm lấy chiếc ngà và đưa vào trong người, gài chặt ở phần cong của sống lưng bằng chính chiếc dây thắt lưng của anh ta, điều chỉnh áo lại khoác rộng rãi để đảm bức chạm khắc được che một cách cẩn thận. Và nó sẽ u ra một chút nên phải đặc biệt chú ý.
Sau đó anh sải bước, tính toán bước đi làm sao cho thật khẩn trương nhưng không để lộ rõ sự vội vã. Anh ta biết rõ đồ vật biến mất trong bảo tàng sẽ nhanh chóng được phát hiện. Breitwieser đã tháo chiếc chuông thủy tinh bỏ sang một bên và không lãng phí thời gian vàng bạc của mình để đặt nó về chỗ cũ, và người bảo vệ chắc chắn sẽ tung ra báo động khẩn cấp ngay khi nhìn thấy nó. Kể cả không như vậy, thì cũng đủ nhanh – anh ta cá cược.
Từ căn phòng trưng bày chiếc ngà, người bố trí bảo tàng khuyến khích du khách lên tầng hai, nhưng Breitwieser đã kịp đẩy cánh cửa mà anh phát hiện trong chuyến đi trước đó, băng qua sân trong về phía cổng chính và băng qua phía bên kia vỉa hè phố Antwerp. Kleinklaus quay lại với anh ta và cùng đi tới xe, một chiếc Opel Tigra nhỏ, Breitwieser đặt ngà trong cốp xe và lái đi chầm chậm, dừng đèn giao thông trên tuyến đường ra khỏi thị trấn.
Vượt qua biên giới quốc tế mặc dù không dễ dàng chút nào nhưng bù lại rủi ro thấp. Họ đi từ Bỉ, đến Luxembourg, đến Đức, rồi tiếp đến là nhà của họ ở Pháp mà không gặp bất kì sự cố nào, chỉ như bao cặp đôi trẻ sành điệu khác ra ngoài đi chơi. Đó là cuối tuần đầu tiên của tháng 2 năm 1997, và cả hai chỉ mới 25 tuổi, dù Breitwieser đã ăn cắp nghệ thuật được một thời gian.
Chặng đường bộ kết thúc tại một ngôi nhà mái dốc khiêm tốn, nằm giữa đống ngổn ngang của Mulhouse – một thành phố công nghiệp thuộc miền đông nước Pháp. Định giá của chiếc ngà có thể đến cả triệu đô la, nhưng Breitwieser chả còn nơi nào khác để đi. Anh ta không có một công việc ổn định, thường là bồi bàn. Bạn gái của Breitwieser thì cũng chỉ là một trợ lý y tá trong bệnh viện. Và giờ hai người họ đang sống ở nhà của mẹ Breitwieser. Không gian riêng của họ ở tầng trên cùng, một phòng ngủ gác mái và khu vực sinh hoạt nhỏ mà Breitwieser luôn khóa cửa.
Ẵm trên tay chiếc ngà một cách thật cẩn trọng, bấy giờ, họ mở cánh cửa luôn đóng kín đấy ra… Các bức tường được phủ kín bằng những bức tranh thời Phục hưng: tranh chân dung, phong cảnh, tĩnh vật, tranh trừu tượng. Ở đó có bức tranh đồng quê của bậc thầy hội họa người Hà Lan Adriaen van Ostade, phong cảnh mục vụ bình dị của nhà sáng lập người Pháp François Boucher, cánh dơi của thiên tài người Đức Albrecht Dürer. Một bức chân dung cưới vang danh vào thế kỷ 16, chiếc váy của cô dâu được đính ngọc trai, bởi Lucas Cranach the Younger, giá trị của nó có thể lớn hơn nhiều lần số ngôi nhà xung quanh đấy cộng lại… Nằm mơ cũng không thể tưởng nổi cảnh tượng ấy. Thật không thể tin được!
Ở trung tâm của phòng ngủ là một chiếc giường bốn cọc hoành tráng, phủ đầy nhung vàng và satin đỏ, bao quanh là những món đồ trang trí được xếp chồng lên nhau. Những chiếc ly bạc, đĩa bạc, bình bạc, bát bạc. Một chiếc hộp đựng thuốc lá bằng vàng từng thuộc sở hữu của Napoleon. Một cuốn kinh cầu nguyện từ những năm 1400, rực rỡ trong những họa tiết xa hoa lộng lẫy. Những món vũ khí chiến đấu được chạm khắc tinh xảo và một số loại nhạc cụ hiếm. Ấm trà mạ vàng và những món đồ nhỏ bé bằng đồng. Những kiệt tác nghệ thuật với đủ các chất liệu: tráng men, đá cẩm thạch, đồng hay đồng thau. Một nơi ẩn náu xa hoa với kho báu bị đánh cắp. Breitwieser gọi nó là “hang động Ali Baba” của anh ta.
(còn tiếp…)