ART & CULTURE

Bí mật của tên trộm nghệ thuật vĩ đại nhất thế giới – Kỳ cuối

May 24, 2020 | By Trang Ps

Sau đó, còn gì có thể xảy ra nữa?

Breitwieser suy sụp đến nỗi ở trong tù anh ta đã được cho uống thuốc và canh chừng sát sao để tránh khỏi việc tự sát. Sau này anh chỉ bị mất cảm giác. Stéphane Breitwieser bị buộc tội trộm cắp và xét xử hai lần, ở Thụy Sĩ và Pháp, ngồi tù tổng cộng bốn năm, một hình phạt khá khiêm tốn nhưng vì anh ta không làm bị thương ai hết, và giá trị của chiến lợi phẩm của anh ta, mà một số nguồn tin đặt ra là hơn một tỷ đô la, đã không ảnh hưởng đến hình phạt – trong mắt luật pháp, có rất ít sự khác biệt giữa đồ trang sức sản xuất hàng loạt và kiệt tác thời Phục hưng.

Trong tù anh gặp một số nhà tâm lý học. Anh ta được mô tả trong các báo cáo là một người đàn ông “kiêu ngạo” và “quá mẫn cảm”, người mà tin rằng anh ta “không thể thiếu đối với loài người”, nhưng nó không bao giờ được chẩn đoán và không bị coi là bị bệnh tâm thần trong các thử nghiệm. Bởi vì anh ta đặc biệt chọn chiến lợi phẩm của mình, thay vì lấy ngẫu nhiên và không bao giờ tỏ ra mặc cảm về hành động của mình, anh ta không phù hợp với tiêu chí là một kleptomaniac – người mắc chứng ăn cắp vặt.

Mẹ của Breitwies cũng bị đi xét xử và kết án vì tội phá hủy các tác phẩm. Tuy nhiên bà chỉ ở tù vài tháng. Tại tòa có tuyên bố rằng cô nghĩ đó “chỉ là một đống rác” và cho đến khi con trai cô bị bắt, cô không biết mình đã ăn cắp. Breitwieser ủng hộ những tuyên bố này, xác nhận rằng mẹ anh không quen thuộc với thế giới nghệ thuật và anh nói với bà rằng anh đã nhặt được đồ nữ trang ở chợ trời. Mặc dù anh ta đã ở chung nhà với bà, nhưng chắc chắn, anh nói thêm, đã giữ cho mẹ gần như rời khỏi cuộc sống của mình và hoàn toàn cách xa căn phòng ấy.

Anne-Catherine Kleinklaus chỉ ở trong tù một đêm. Câu chuyện cô kể về sự tín nhiệm của tòa án. Cô không biết bạn trai cô là một tên trộm, Kleinklaus nói. “Tôi chưa bao giờ đóng vai trò của người canh chừng,” cô nói thêm. “Có những bức tranh và đồ vật trong phòng anh ấy, nhưng không có gì khiến tôi thấy bất thường.” Breitwieser, làm chứng tại phiên tòa, không mâu thuẫn với cô, cố gắng bảo vệ cô. Nếu có thể gánh giúp cô một số hình phạt, anh sẽ làm.

Anh tin rằng cử chỉ của anh có thể đã có tác dụng, ít nhất là đối với cô. Cô không bao giờ bị buộc tội phá hủy nghệ thuật hoặc bị kết án vì liên quan trực tiếp đến các vụ trộm, chỉ để xử lý và kiến thức về hàng hóa bị đánh cắp. Breitwieser nhận ra anh vẫn còn yêu và viết thư cho cô nhiều lần trong tù. Cô là hy vọng cuối cùng của anh về thứ gì đó đáng giá còn lại trong cuộc đời mình. Nhưng không bao giờ có thư hồi âm, và cuối cùng anh ấy cũng tìm ra lý do. Ngay sau khi bị bắt, Kleinklaus đã bắt đầu một mối quan hệ khác, và sau đó cô có thai. Vào thời điểm Breitwieser biết điều này, cô là đã mẹ của một đứa bé và anh thề sẽ không bao giờ gặp lại cô nữa.

Breitwieser ra tù năm 2005, và ở tuổi 33, anh ta cảm thấy bị đánh bại. Anh ta đã sống một trăm kiếp trong khi ăn cắp, và bây giờ mọi thứ đều không màu và câm lặng. Anh ta làm công việc đốn củi một thời gian, sau thì anh ta lái một chiếc xe tải giao hàng, hay làm tạp vụ. Mối quan hệ của Breitwieser với mẹ anh được hàn gắn, tuy vậy anh vẫn đã thuê một căn hộ giá rẻ cho riêng mình.

Do tội ác của mình, anh không được phép vào bảo tàng hay bất kỳ nơi nào khác trưng bày nghệ thuật. Cách đây vài năm, anh ta lầm bầm, rằng những bức tường trống không trong căn hộ của anh ta là một kiểu tra tấn từ từ, cho đến khi, bởi một cơn hưng cảm như anh ta, ham muốn sâu kín đã bùng nổ.

Anh ta đến Bỉ và tại một hội chợ đồ cổ, anh ta nhìn thấy một bức phong cảnh đã ”giết” anh ta – ba người đi dạo trong một khu rừng mùa đông, bởi một trong những người anh ta yêu thích, Pieter Brueghel the Younger. Anh ta thậm chí không cố gắng ngăn mình lại và nhận ra rằng các kỹ năng của anh ta vẫn còn rất “ngọt”.

Với bức tranh treo trong căn hộ của, anh đột nhiên có niềm vui trong cuộc sống. “Một món đồ đẹp làm cho mọi thứ khác biệt,” anh nói. Một mối quan hệ nảy nở với một người phụ nữ anh ấy gặp, và anh thừa nhận với cô những gì anh đã làm. Cô ấy dường như chấp nhận một vụ trộm và, anh ta khẳng định, chỉ một mà thôi. Nhưng khi chuyện tình lãng mạn kết thúc, cô báo cho cảnh sát, và Breitwieser lại bị tống vào tù.

Khi Breitwieser lại được tại ngoại, anh ta 41 tuổi, xuất hiện những nếp nhăn ở mắt và đường chân tóc. Anh ta có một ý tưởng rằng anh sẽ khởi nghiệp như một nhà tư vấn bảo mật – bảo tàng, nhưng anh ta là người duy nhất không thấy đó là một trò đùa. Tất cả các người chết hết đi, anh nghĩ. “Tôi có thể sống trên một hòn đảo như Robinson Crusoe và điều đó sẽ không làm phiền tôi,” anh nói. Breitwieser ăn trưa hầu hết các ngày với mẹ và sau đó lang thang một mình trong rừng.

Vấn đề là anh ta biết chính xác những gì anh ta muốn. Chỉ một tiếng nổ gợi cảm nữa như tiếng đập mạnh mà anh cảm thấy mỗi khi mở khóa cửa vào hang ổ của mình. Nhưng khi anh nhắm mắt lại và cố gắng gợi lên cảnh tượng, tất cả những gì anh có thể thấy là một ngọn lửa cháy bỏng.

Rồi một ngày đầu năm 2018, anh tình cờ thấy một cuốn sách nhỏ cho Bảo tàng Nhà Reubens. Và ở đó, như một cái tát vào mặt, là hình ảnh của tượng ngà Adam và Eva, thứ đầu tiên anh ta từng ngắm nhìn mỗi sáng. Nó đã bị ném xuống kênh, nhưng ngà vẫn rất chắc chắn và không bị hư hại. Giờ đây món đồ rõ ràng lại được trưng bày.

Chỉ cần nhìn vào những bức ảnh là lại tò mò mở những hộp bên mình mà anh ta hy vọng đã bị niêm phong mãi mãi. Anh ta không chắc liệu anh ta có lại muốn bức chạm ngà nữa hay chạy ngay đến bảo tàng hay không. Trong hơn một tháng, anh ta chiến đấu một trận chiến nội tâm trước khi quyết định rằng anh ta cần phải đi.

Stephane Breitwieser looking at the adam and eve sculpture
Năm 2018, Breitweiser trở lại Bảo tàng Nhà Reubens ở Bỉ và đối mặt với tác phẩm điêu khắc ngà voi Adam và Eva mà ông đã đánh cắp hai thập kỷ trước. Món đồ bằng ngà đã được phục hồi, không bị hư hại, từ kênh Rhone-Rhine. Michael Finkel

Ông đi du lịch tới Bỉ, vào Bảo tàng Nhà Rubens và đi đến phòng trưng bày phía sau. Và ở đó, trong cùng một vị trí, trong một chiếc hộp kiên cố. Đã 21 năm trôi qua kể từ khi anh ta đánh cắp nó, nhưng sức mê hoặc của bức ngà là vô hạn. Breitwieser cúi người về phía trước, gập đầu gối, để khuôn mặt của anh ta ở ngay trước mặt chạm khắc. Đôi mắt anh mở to, vầng trán nhăn nhó – khuôn mặt của anh lộ rõ sự rối bời và sợ hãi. Một dòng điện dường như vẫn luôn tích tụ trong anh cho đến khi nó xuất hiện như thể sẵn sàng đốt cháy tất cả.

Anh ta không muốn đứng một chỗ trong phòng trưng bày, vì vậy anh ta vội vã ra sân của bảo tàng. Không khí ấm áp, mùa xuân đang đến. Anh ta lê bước chân trên những tảng đá nhợt nhạt; hoa tử đằng bám trên tường chỉ mới bắt đầu đâm chồi. Lần cuối cùng anh đến đây, bức ngà nằm dưới áo khoác của anh. Lần này anh ta không có gì cả, mắt anh ướt nhòe, thương tiếc những năm tháng đã mất của cuộc đời – không phải khi anh ta ăn cắp, mà vì anh ta đã dừng lại.

Anh ấy nói rằng chỉ bây giờ anh mới nhận ra, trong nhận thức muộn màng, điều mà anh không thể biết được sau đó: Chuyến thăm trước đây của anh ấy đến bảo tàng này có thể đã đánh dấu đỉnh cao của cả cuộc đời anh. Đỉnh cao tuyệt đối.

Anh ta đau đớn vì những gì anh ta từng là một “bậc thầy của thế giới”, khi anh ta bỏ nó và anh ta khóc vì những thứ sẽ không bao giờ trở lại. Những bức tranh đặc biệt. Nhưng cũng là cảm giác hồi hộp tuyệt đối của nó. “Nghệ thuật đã trừng phạt tôi,” anh nói.

Sau đó, anh ta đi đến lối ra, xuyên qua cửa hàng quà tặng, nơi bán danh mục bảo tàng, với một bức ảnh ngà voi và một câu chuyện về sự trộm cắp của nó. Anh ta không có tiền mặt – chỉ để đến đây, anh ta đã mượn tiền xăng của mẹ mình – và theo thói quen, anh ta lưu ý các vị trí của nhân viên thu ngân, nhân viên bảo vệ, khách hàng. Anh kiểm tra xem có máy quay an ninh nào không. Không có. Anh nhặt một bản sao của danh mục và kín đáo bước ra khỏi cửa.

Mới gần đây, vào đầu tháng 2 năm 2019, Breitwieser đã bị bắt một lần nữa. Cảnh sát Pháp đã nghi ngờ trong nhiều năm rằng Breitwieser lại ”ngựa quen đường cũ” và tiến hành khám xét nơi ở của anh ta ở miền bắc nước Pháp. Tại đó, chính quyền Pháp cáo buộc đã phát hiện ra tiền La Mã và một số đồ vật mà cảnh sát cho rằng có thể đã được lấy từ các bảo tàng ở Pháp và Đức. Breitwieser hiện đang bị giam giữ, vụ việc đang trong quá trình điều tra thêm và vẫn chưa phản hồi về những cáo buộc mới nhất này. 

Cuốn sách gần đây của Michael Finkel“Người lạ trong rừng”, nằm trong những cuốn sách bán chạy nhất – và phát triển từ câu chuyện GQ của ông, “Câu chuyện kỳ lạ & tò mò về sự thật cuối cùng”. 

Một phiên bản của câu chuyện này ban đầu xuất hiện trong số tháng 3 năm 2019 với tiêu đề “Bí mật của kẻ trộm nghệ thuật vĩ đại nhất thế giới”.

Xem các kỳ: Kỳ 1

Bài viết: Michael Finkel | Chuyển ngữ: Tạ Thu Thủy


 
Back to top