ART & LIFE

Dệt may và lao động: Một triển lãm lấy vải vóc để thể hiện thân phận con người

Jul 23, 2020 | By Trang Ps

Dù dệt may thường gắn liền với nghề thủ công và truyền thống, nhưng nhiều nghệ sĩ đương đại vẫn sử dụng vải trong thực hành sáng tạo như một cách khơi gợi và thể hiện lịch sử ngành công nghiệp đa dạng này. Vậy mối liên hệ giữa dệt may và người lao động được diễn giải ra sao trong môi trường nghệ thuật?

Một tác phẩm của Kato Izumi.

Triển lãm: “Unconstrained Textiles: Stitching Methods, Crossing Ideas” tại Trung tâm Di sản, Nghệ thuật và Dệt may (Centre for Heritage, Arts and Textile – CHAT) do Takahashi Mizuki giám tuyển, trưng bày loạt tác phẩm của 7 nghệ sĩ đương đại, những người đã khám phá và đào sâu vô vàn chủ đề khác nhau thông qua việc kết sản phẩm dệt may và những tài liệu liên quan vào quá trình sáng tạo của mình.

Dệt may và lao động: Một triển lãm lấy vải vóc để thể hiện thân phận con người

Kyungah Ham,“Needling Whisper, Needling Country / SMS Series in Camouflage / Are you lonely, too? R 02-01-02 (2014 – 2015)

Những tác phẩm này hiện trưng bày tại CHAT – nhà máy dệt may cũ tại một khu công nghiệp Hong Kong. Chủ đề lao động chính là tâm điểm của cuộc thảo luận. Một trong những tác phẩm của nghệ sĩ có trụ sở tại Seoul – Kyungah Ham như: “Needling Whisper, Needling Country / SMS Series in Camouflage / Are you lonely, too? R 02-01-02 (2014 – 2015) truyền tải thông điệp mơ hồ đến du khách: “Bạn cũng cô đơn à?” Ở tác phẩm này và loạt tác phẩm khác trong sê-ri, những dải ruy băng đan xen xuất hiện đầu tiên dưới dạng nét vẽ trên toan. Trên thực tế, mỗi dải màu được chế tác từ lụa luồn vào cotton, nổi bật với cụm từ tiếng Anh “are you lonely, too” ở trung tâm tác phẩm.

Để hoàn thành bức tranh thêu cẩn thận và tinh tế này, Ham đã thuê trung gian trả lương cho những người thợ thủ công ở Triều Tiên, trước khi tác phẩm được chuyển sang Hàn Quốc. Quá trình này tốn khá nhiều công sức và được chú thích như sau: “Thêu tay ở Triều Tiên, lụa may trên cotton, người trung gian, buôn lậu, mật mã, hối lộ, căng thẳng, lo lắng, kiểm duyệt, ý thức hệ, khung gỗ, xấp xỉ 2.200 giờ/2 người.” Sê-ri này thể hiện cuộc hợp tác mang tính nghệ thuật – lao động và giao thiệp giữa người dân hai nước đã bị cản trở bởi căng thẳng chính trị.

“Performing Textiles” (2018 – ) Kawita Vatanajaankur

Cùng diễn giải chủ đề dệt may và lao động, nghệ sĩ Thái Lan – Kawita Vatanajaankur mang đến sê-ri video “Performing Textiles” (2018 – ), hiển thị dọc theo hành lang của CHAT. Loạt video hướng sự chú ý của du khách đến chuyển động cơ thể nghệ sĩ, thứ mà Kawita tưởng tượng như các phần của khung dệt. Trong tác phẩm “The Spinning Wheel” (2018), cô cuộn tròn mình, nổi bật trong chất liệu sợi len trắng trên nền đỏ (như máu), gợi cảm giác đau đớn và dễ bị tổn thương của cơ thể phụ nữ, lực lượng lao động chính trong ngành dệt may.

“The Spinning Wheel” (2018) Kawita Vatanajaankur

Cũng đặt trọng tâm vào cơ thể người, nghệ sĩ Izumi Kato đã tạo ra một cặp nhân vật, mỗi người cao hơn 2 mét, giống như người mẹ đang trông chừng một đứa bé bò trên mặt đất. Đầu của hai nhân vật được vẽ bằng gam màu sáng trên vải, treo trên trần nhà và Kato đã khâu lại với nhau bằng những mảnh vải, tượng trưng cho cơ thể của họ (tương tự như những thứ được tìm thấy trên kimono Nhật Bản). Bao quanh những bức tranh em bé đi trên tường là hình ảnh người mẹ gắn bằng dây xích kim loại vào những viên đá nặng nề trên mặt đất. Những tư thế này chứng tỏ những đấu tranh dữ dội mà người phụ nữ đã trải qua tại đất nước.

The Immortals (2020) của Samson Young

Tại một phòng riêng biệt khác, tác phẩm video sắp đặt The Immortals (2020) của Samson Young được bao phủ bằng những lớp quần áo từng được thiết kế cho vở rock opera của anh tại New York hồi năm ngoái, đồng thời lấy cảm hứng từ truyện dân gian Trung Quốc về tám vị thần băng qua đại dương. Màu vàng huỳnh quang và màu hồng của những bộ trang phục này làm nổi bật các nhân vật như một lớp người cai trị khác, biến vị thần thành kẻ ngốc. Hiển thị trên màn hình là bản chỉnh sửa của Young, nơi anh điều khiển âm thanh và chèn những hình ảnh chuyển động khó chịu. Trong khi nghệ sĩ khám phá tiềm năng sáng tạo của trang phục sân khấu, những trải nghiệm âm thanh và hình ảnh đã khiến người xem tránh xa khỏi hàng dệt may.

Triển lãm sẽ trình chiếu online tại website CHAT đến ngày 26/7/2020.

artasiapacific


 
Back to top