Thư Alix Aymé gửi Maurice Denis – Phần 1: Từ Paris tới Thượng Hải (1919 – 1921)
Alix Aymé (1894 – 1989), nữ họa sĩ Pháp, giảng viên trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương, là một trong những người có công phục hưng nghệ thuật sơn mài Việt Nam. Art Republik Việt Nam trân trọng đăng tải loạt bài 5 kỳ, giới thiệu tuyển tập thư viết tay của Alix Aymé gửi thầy của bà, Maurice Denis và gia đình ông. Maurice Denis là họa sĩ thuộc thành viên của hai trường phái Nabi (Tiên tri) và Symboliste (Biểu tượng) nổi tiếng ở Pháp.
Alix Aymé (1894-1989), nữ họa sĩ Pháp sống và làm việc tại Đông Dương thời thuộc địa, giảng viên trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương, là một trong những người có công phục hưng nghệ thuật sơn mài Việt Nam.
Art Republik Việt Nam trân trọng mang tới bạn đọc tuyển tập thư viết tay của Alix Aymé gửi thầy của bà, Maurice Denis và gia đình ông. Maurice Denis là họa sĩ thuộc thành viên của hai trường phái Nabi (Tiên tri) và Symboliste (Biểu tượng) nổi tiếng ở Pháp. Ông đồng thời là nhà điêu khắc, nhà trang trí và sử gia nghệ thuật, đồng sáng lập xưởng Art Sacré chuyên về nghệ thuật tôn giáo kiểu hiện đại.
Hy vọng những bức thư tay này sẽ giúp bạn đọc hình dung phần nào cuộc sống và sự nghiệp của Alix Aymé, những khó khăn mà bà gặp phải nơi xa xứ cũng như cái nhìn của bà về nghệ thuật Á châu.
Alix Aymé có tên nhũ danh là Alix Angèle Marguerite Hava. Người chồng đầu tiên của bà là Giáo sư văn học Paul de Fautereau – Vassel. Bà tái hôn với Trung tá George Aymé, anh trai nhà thơ Marcel Aymé, năm 1931. Vì vậy, trong một số tài liệu, thư từ và chữ ký Alix Aymé còn có tên là Alix Hava và Alix de Fautereau.
Tập thư song ngữ Pháp – Việt được chia làm 5 phần theo thứ tự thời gian bắt đầu từ năm 1919. Tiêu đề từng phần thư đăng tải trên Tạp chí do người dịch tự đặt.
Cảm ơn nhà sưu tập Phạm Lê đã cung cấp bộ tư liệu quý giá từ Lưu trữ tại Bảo tàng Maurice Denis cho Art Republik Việt Nam.
Phần 1 : Từ Paris tới Thượng Hải (1919 – 1921)
Dimanche 14 Mars 1919
Monsieur,
Veuillez excuser ma démarche. Je voudrais bien pouvoir continuer à travailler à l’atelier d’Art Sacré. Malheureusement ma situation en ce moment est assez difficile. Depuis le mois de Novembre, je travaille 8h par jour en dehors des après-midis afin de gagner ma vie. Je vais le matin dans une imprimerie et jusqu’à présent on me donnait du travail à emporter pour faire chez moi le soir de 8 à 11. Mais la direction et l’organisation du travail ayant changé, on ne peut plus me donner de travail à emporter et je ne gagne plus, en travaillant tous les matins que 140f par mois ce qui est insuffisant pour vivre. Il faudrait que j’aille aussi travailler l’après-midi ce que je ne voudrais pas puisque je tiens à aller à l’Art Sacré. Je vais donc essayer de trouver un travail plus rétribué pour le matin d’autant plus que je n’aurais pas pu continuer ce travail le soir car il me fatigue beaucoup les yeux.
Ce serait pour moi un vrai secours si vous pouviez me dispenser de verser ma cotisation pour ce trimestre à l’atelier.
C’est très difficile de gagner sa vie et de continuer en même temps à peindre. Pourtant quand on a du courage et qu’on se donne beaucoup de peine, il me semble qu’on doit pouvoir y arriver.
Veuillez croire monsieur aux sentiments respectueux et reconnaissants de votre élève.
Alix Hava
Chủ nhật ngày 14 tháng 3 năm 1919
Thưa thầy,
Xin thứ lỗi cho em về việc này. Em rất muốn tiếp tục làm việc ở xưởng Art Sacré. Tiếc thay, tình hình hiện tại của em khá khó khăn. Kể từ tháng 11, em làm việc 8 tiếng mỗi ngày để kiếm sống, trừ thời gian buổi chiều. Em đến một xưởng in làm việc vào buổi sáng và từ đó tới nay, em được phép mang việc về nhà làm vào buổi tối từ 8 giờ tới 11 giờ. Nhưng việc quản lý và tổ chức công việc tại xưởng in đã thay đổi, em không còn được giao việc tại nhà nữa và bị mất thu nhập. Làm việc vào tất cả buổi sáng với mức lương 140 franc mỗi tháng không đủ sống. Có lẽ em cũng cần đi làm thêm vào buổi chiều nhưng em không thích lắm. Em vẫn muốn tới xưởng Art Sacré hơn. Em sẽ cố tìm một công việc trả lương tốt hơn vào buổi sáng, vì em cũng không thể tiếp tục công việc này buổi tối nữa, nó khiến em đau mắt vô cùng.
Nếu thầy có thể miễn cho em khoản đóng phí quý này ở xưởng thì đó là sự cứu giúp tuyệt vời đối với em.
Thật khó khăn để kiếm sống và tiếp tục vẽ cùng một lúc. Tuy vậy, khi ta đủ dũng cảm và trải qua nhiều gian khổ, em nghĩ rằng rồi ta sẽ đạt được điều ta muốn.
Xin thầy nhận lấy những tình cảm trân trọng và biết ơn của học trò này.
Alix Hava
Jeudi 21 – 1920
Cher monsieur,
Je n’étais pas encore fixée samedi dernier sur mon possible départ et j’attendais avant de vous annoncer mon mariage que mon fiancé ait reçu la nomination qu’il attendait.
Sans elle, mon mariage aurait dû être reculé car mon fiancé n’a pas de position à Paris. Il vient donc d’être nommé professeur de lettres à Shanghaï. Je pense me marier dans un mois et partir aussitôt pour la Chine.
Ces pays lointains me paraissent bien séduisants et ce voyage ne m’effraie pas et pourtant je suis bien attristée à l’idée de quitter un milieu qui m’est si sympathique et des maîtres et camarades auxquels je me suis sincèrement attachée.
Je regrette d’autant plus de m’en aller en ce moment que le travail à l’atelier qui me paraissait déjà si intéressant l’année dernière l’aurait été encore davantage maintenant que j’ai suffisamment de progrès pour pouvoir en mieux profiter. Je n’oublie pas le bien que m’a fait mon séjour chez vous et le travail sous votre direction et je vous en garde une profonde reconnaissance ainsi que de l’intérêt que vous m’avez témoigné.
Je compte travailler beaucoup et j’espère envoyer de temps en temps quelques-uns de mes travaux et si vous voulez bien me donner à leur sujet quelques conseils, ce sera pour moi un grand encouragement.
Du reste je ne pars que pour deux ans et je pense que le séjour à l’étranger ne me sera pas nuisible car il me semble avoir maintenant assez d’acquit pour pouvoir travailler quelque temps seule ? Je crois que la Chine est un pays très intéressant à étudier au point de vue de l’art. Je compte visiter Pékin et tout l’intérieur et voir le Japon pendant l’été.
Je correspondrai souvent avec les camarades de l’Art Sacré afin de ne pas perdre contact avec eux. Ils me tiendront au courant du succès de l’Art Sacré que je trouverai à mon retour en pleine prospérité.
Je voudrais bien que vous me conserviez la même bienveillance. Voulez-vous transmettre à toute votre famille mes meilleurs souvenirs et mes amitiés à mes petits amis Dominique et François.
Croyez, je vous prie à ma respectueuse affection.
Alix Hava
Thứ năm, ngày 21 năm 1920
Thầy kính yêu,
Em vẫn chưa quyết định được việc có khởi hành hay không hôm thứ bảy vừa rồi. Em đợi chồng sắp cưới nhận giấy bổ nhiệm mà anh ấy đang mong, trước khi thông báo đến thầy về hôn lễ.
Nếu không có giấy này, đám cưới phải hoãn lại vì chồng sắp cưới của em không đảm nhiệm chức vụ nào ở Paris cả. Anh ấy vừa được bổ nhiệm làm giáo sư văn học ở Thượng Hải. Em đang nghĩ đến việc sẽ tổ chức đám cưới trong một tháng nữa, rồi khởi hành tới Trung Quốc ngay sau đó.
Những xứ sở xa xôi thật hấp dẫn đối với em và chuyến đi này không khiến em lo sợ. Tuy nhiên, em thấy buồn khi nghĩ tới việc rời xa một nơi thân thuộc cùng thầy cô và bạn bè em yêu mến.
Em thấy tiếc nuối hơn khi phải rời đi vào thời điểm mà công việc ở xưởng năm nay thú vị hơn năm ngoái và giờ đây em đã đủ tiến bộ để có thể tận dụng nó tốt hơn. Em không quên những điều tốt đẹp mà thầy đã dành cho em trong những tháng ngày ở bên cạnh thầy, được làm việc dưới sự hướng dẫn của thầy. Em luôn giữ trong tim lòng biết ơn sâu sắc cùng sự quan tâm của thầy.
Em sẽ làm việc chăm chỉ và hy vọng thi thoảng sẽ gửi cho thầy một vài thành quả của em. Nếu thầy có thể cho em vài lời khuyên, thì đó sẽ là sự động viên lớn đối với em.
Ngoài ra, em chỉ đi hai năm thôi và em nghĩ rằng chuyến đi nước ngoài này cũng không tệ với em bởi giờ đây, em dường như đã tích lũy đủ kinh nghiệm để có thể tự sáng tác trong một thời gian? Em nghĩ rằng Trung Quốc là một đất nước rất thú vị để nghiên cứu trên phương diện nghệ thuật. Em dự định thăm Bắc Kinh và các tỉnh trong đại lục rồi sẽ đi Nhật Bản vào mùa hè.
Em sẽ thường xuyên gửi thư trao đổi với các bạn ở Art Sacré để không mất liên lạc. Các bạn ấy sẽ thông tin cho em về những thành công của xưởng. Em sẽ được nhìn thấy một Art Sacré phát triển đầy thịnh vượng khi trở về, thầy nhỉ.
Kính mong thầy sẽ luôn dành sự khoan dung với em. Xin chuyển giúp em những kỷ niệm tươi đẹp và niềm yêu thương nhất tới gia đình thầy cùng hai người bạn nhỏ Dominique và François của em.
Kính yêu thầy.
Alix Hava
39 rue de Chaton – Houilles (1920)
Cher monsieur,
Mon mariage était en effet décidé pour le 9 mais il est extrêmement facile de l’avancer de 2 jours. C’est donc le 7 qu’il aura lieu. Je suis bien heureuse que vous puissiez être mon témoin. Votre lettre m’est arrivée avec un peu de retard, parce que j’avais oublié de vous donner mon adresse exacte et je ne suis pas connue dans Houilles. Heureusement elle m’est tout de même parvenue.
Je suis très contente que vous ayez trouvé mon fiancé sympathique. Recevez, je vous prie, pour Madame Maurice Denis et pour vous, mes souvenirs les meilleurs.
Alix Hava
Số 39 đường Chaton – Houilles (1920)
Kính gửi thầy,
Đám cưới của em thực chất được ấn định ngày mùng 9 nhưng cũng khá dễ dàng đẩy lên sớm hơn hai ngày. Nên thay vào ngày đã dự kiến, đám cưới sẽ diễn ra vào ngày mùng 7. Em rất hạnh phúc khi thầy có thể là người làm chứng cho em. Em nhận thư thầy hơi muộn, vì em đã quên gửi thầy địa chỉ chính xác của em và không nhiều người ở Houilles biết đến em. May mắn thay cuối cùng thư vẫn tới tay em.
Em thật sự vui khi thầy nói rằng chồng sắp cưới của em là người đáng mến. Xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất cùng những kỷ niệm của em dành cho cô Maurice Denis và thầy kính mến.
Alix Hava
Shanghai 7 avril – Institut Franco-Chinois Changhai – Chine (1920 – 1921)
Cher monsieur,
J’ai peur que vous ne m’en vouliez d’avoir tant tardé à vous écrire. Et pourtant ce n’est pas que mon voyage et les nouveaux pays que j’ai vus m’aient fait oublier l’année que j’ai passée à Paris et les personnes qui m’ont témoigné de la sympathie et à qui j’ai gardé une sincère affection. Mais en arrivant en Chine, j’ai été si désillusionnée que je n’aurais pu parler que de mon découragement et de l’impossibilité de travailler dans un pays aussi laid. Je ne crois pas vraiment qu’il existe au monde un endroit plus vilain que Shanghai et ses environs. Et après avoir vu Hongkong qui est une merveille, le contraste a été tel que je me suis demandé s’il me serait possible de tirer de ce que je voyais un élément un élément quelconque de beauté. Je n’ai jamais rien vu d’aussi plat, d’aussi gris et d’aussi morne comme campagne. Et comme je regrette la jolie vallée de St Germain que l’année dernière j’avais sous les yeux presqu’à la même époque !
Pourtant à force de regarder ou finit par voir les choses sous un aspect différent et je commence à trouver de l’intérêt à étudier non pas le paysage mais les gens. Je trouve les chinoises de la ville affreuses avec leurs pantalons, leurs vestes étriquées, leurs figures rondes comme des lunes et leurs cheveux huilés coupés en frange sur les yeux. Mais ceux qui ont du caractère ce sont les misérables gens du peuple, les coolies qu’on emploie à peu près comme des bêtes de somme. On les voit attelés par douzaine tirant avec des efforts énormes des charrettes chargées de lourdes pierres. Ils sont vêtus de cotonnade bleue toute rapiécée, et leurs figures couleur brique avec la longue queue de cheveux qu’ils ont gardé sont souvent très intéressantes.
Il y a sur un fleuve jaune et limoneux tout un peuple de ces gens qui habite là dans des bateaux plats mais dès que j’essaye d’en faire des croquis, ils disparaissent, persuadés qu’on essaie de leur prendre leur âme. Tous ces pauvres gens font vraiment pitié. Ceux qui traînent les pousse-pousse et courent comme des chevaux meurent en 4 ou 5 ans.
Les Chinois qui sont si tendres pour les petits enfants et les oiseaux sont impitoyables pour leurs semblables. Il y a beaucoup de ces pauvres gens qui meurent de misère. Les mendiants eux sont beaucoup moins à plaindre. Ils font partie d’une corporation et chaque fois qu’il y a un mariage ou un enterrement, les Chinois doivent payer un tribut à la maison des mendiants, maison superbe avec bureaux, employés, etc. où chaque individu a une fiche et doit payer suivant sa fortune.
J’ai été invitée il y a quelques jours à un dîner de cérémonie chez des Chinois et c’était bien le dîner chinois traditionnel avec les 60 à 70 plats compliqués, nids d’hirondelles, ailerons de requins, lèvres de singes etc. avec tout à la fin un grand bol de riz où on doit refuser pour indiquer qu’on a été bien nourri. Chacun a plusieurs petits gobelets d’argent pour y boire du vin chinois ou du lait d’amandes et des bâtonnets d’ivoire qui sont bien peu pratiques.
Jusqu’à présent, je n’ai guère peint que des natures mortes, un portrait et je viens d’achever une grande composition originale pour mettre au-dessus d’une très large porte. J’ai demandé à plusieurs personnes de bien vouloir me prouver une chinoise qui consente à poser et j’espère en avoir une bientôt. Mais naturellement il faudra surtout que je me serve du travail de mémoire et je suis assez mal outillée pour cela. J’espère d’ici quelque temps pouvoir envoyer à Paris quelques études et je serai bien heureuse si vous voulez bien me donner quelques conseils à leur sujet. J’ai appris par Marie Clément le prochain mariage de Mlle Bernadette. Voulez-vous je vous prie lui transmettre mes plus sincères souhaits de bonheur ? Agréez cher monsieur, pour vous et votre famille mes souvenirs les meilleurs.
A De Fautereau
Thượng Hải ngày 7 tháng 4 – Viện Pháp Trung Thượng Hải – Trung Quốc (1920 – 1921)
Thầy kính mến,
Em sợ rằng thầy sẽ giận vì em viết cho thầy quá muộn. Nhưng không phải vì chuyến đi và những vùng đất mới em tới thăm đã khiến em lãng quên những tháng năm ở Paris cùng những người tốt bụng mà em luôn thương mến đâu. Mà vì khi đến Trung Quốc, em thấy như bị vỡ mộng đến nỗi em chỉ có thể nói về sự chán nản và bất lực khi không thể sáng tác tại một đất nước xấu xí đến nhường này.
Em không tin rằng có nơi nào trên trái đất này kinh khủng như Thượng Hải và vùng ven của nó. Và sau khi đã thấy một Hồng Kông đẹp tuyệt, sự tương phản quá rõ ràng khiến em tự hỏi liệu mình có thể tìm ra thứ gì đẹp đẽ ở đây không. Em chưa bao giờ thấy nơi nào vừa bằng phẳng, vừa xám xịt lại vừa thê lương như một vùng quê thế này. Và em luyến tiếc khi nhớ đến thung lũng tươi đẹp ở St Germain mà cũng tầm này năm ngoái, em đã được tận mắt ngắm nhìn!
Nhưng càng quan sát rồi nhìn nhận sự vật dưới một góc nhìn khác, em bắt đầu tìm ra hứng thú để nghiên cứu, nhưng không phải khung cảnh mà là con người. Em thấy phụ nữ thành thị Trung Quốc trông thật kinh khủng trong những chiếc quần dài, những áo khoác chật căng, khuôn mặt tròn như vầng trăng và tóc bết đầy dầu với phần mái cắt vuông ngay trên mắt. Những người có cá tính lại là những người khốn khổ, những kẻ cu li mà ta thuê mướn như những con vật chuyên thồ hàng. Ta thấy họ dàn hai hàng với cả tá người để cố kéo những xe đẩy đầy đá nặng với sức mạnh phi thường. Họ đều mặc quần áo bằng vải bông màu xanh đã rách nát với chi chít chỗ vá, những khuôn mặt thường trông khá thú vị với màu gạch cùng mái tóc để dài tết đuôi sam.
Trên dòng sông vàng đầy phù sa là một tộc người sống trong những con thuyền dẹt, nhưng khi em muốn phác hoạ lại hình ảnh này thì họ biến mất, như thể tin rằng ai đó đang cố lấy đi linh hồn họ vậy. Tất cả những con người tội nghiệp này thật đáng thương. Những người kéo xe và chạy như ngựa rồi sẽ qua đời sau 4 hay 5 năm sau đó.
Người Trung Quốc có thể rất dịu dàng với trẻ em và chim chóc, nhưng họ lại tàn nhẫn với chính đồng loại của mình. Có rất nhiều người nghèo đói chết trong khốn khổ. Những kẻ ăn xin thì đỡ xót xa hơn. Họ thường đi theo nhóm tới nhà những người Trung Quốc giàu có mỗi khi những gia đình này có đám cưới hay đám ma và thường được cho tiền. Những người Trung Quốc này sở hữu những ngôi nhà lớn với nhiều phòng và người làm, mà mỗi người làm đều có giấy thỏa thuận và đều phải đóng thuế.
Cách đây vài ngày, em được mời đến ăn tối trong một buổi lễ của người Trung Quốc. Đó là một bữa ăn truyền thống gồm 60 đến 70 món ăn hết sức cầu kỳ như tổ yến, vi cá mập, môi khỉ…, và cuối bữa ăn là một bát cơm lớn mà ta phải từ chối vì đã quá no. Mỗi người có nhiều ly nhỏ bằng bạc để uống rượu tàu hay sữa hạnh nhân, và những đôi đũa bằng ngà voi thì thật không thuận tiện lắm khi sử dụng.
Cho tới nay em chỉ mới vẽ phần lớn các bức tranh tĩnh vật, một bức chân dung và em vừa mới hoàn thành một tác phẩm lớn độc đáo để đặt trên một cái cửa lớn. Em đã hỏi nhiều người để giới thiệu một cô gái Trung Quốc đồng ý làm mẫu cho em và em hy vọng sẽ sớm có ai đó gật đầu. Nhưng dĩ nhiên là em phải vận dụng trí nhớ để vẽ nhưng em không được “trang bị” điều này tốt lắm. Em hy vọng thời gian tới có thể gửi về Paris vài bức phác thảo và em sẽ rất vui nếu thầy cho em biết ý kiến của thầy. Qua Marie Clément em được biết về lễ cưới sắp diễn ra của Bernadette. Thầy giúp em chuyển lời chúc hạnh phúc tới cô ấy nhé? Gửi tới thầy và gia đình những kỷ niệm đẹp nhất.
A De Fautereau
===
Người dịch: Đào Diệu Linh, Thạc sĩ ngành di sản và bảo tàng, Thạc sĩ ngành truyền thông Đại học Paris Nanterre, Pháp.
Hiệu đính: Sơn Ca và Anne Ng.
===
Mọi trao đổi, góp ý xin vui lòng gửi về địa chỉ sonca@artrepublik.vn.
Chân thành cảm ơn!