Thư Alix Aymé gửi Maurice Denis – Phần 2: Từ Hà Nội xa xôi (1922)
Những lá thư Alix Aymé gửi cho thầy Maurice Denis trong thời gian ở Đông Dương đã trở thành một tài liệu quan trọng cho các nhà nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của bà sau này. Art Republik Vietnam trân trọng đăng tải phần tiếp theo tập thư song ngữ Pháp – Việt của Alix Aymé. (Mời đọc phần 1 tại đây)
Phần 2: Từ Hà Nội xa xôi (1922)
Alix Aymé (tên khai sinh là Alix Hava), sinh ngày 21 tháng 3 năm 1894 tại Marseille. Năm 1909, bà thi đỗ vào học viện âm nhạc Toulouse. Năm 1916, bà ở trong một trường nội trú tại Anh rồi chuyển đến Paris để theo đuổi sự nghiệp hội họa. Cùng với người bạn của mình là Valentine Reyre, Alix Aymé tham gia vào xưởng Art Sacré được thành lập bởi hai họa sĩ người Pháp Georges Desvallières (1861-1950) và Maurice Denis (1870-1943). Xưởng Art Sacré (xưởng nghệ thuật tôn giáo) được thành lập với mục đích tạo ra các tác phẩm nghệ thuật dành cho nhà thờ, không theo lối bác học truyền thống và cũng không theo lối hiện thực nhàm chán. Tại đây, Alix Aymé đã sáng tác những bức tranh khắc gỗ minh họa cho một số tác phẩm.
Năm 1920, sau khi kết hôn với giáo sư văn học Paul de Fautereau – Vassel, Alix Aymé theo chồng tới Thượng Hải công tác. Tuy nhiên, sau một năm, họ sớm chuyển tới Hà Nội, nơi chồng bà giảng dạy tại Trường trung học Hà Nội. Trong phần trích đoạn kỳ này, những lá thư Alix Aymé gửi cho thầy Maurice Denis là tâm tình của cô họa sĩ trẻ về những khó khăn nơi xứ lạ, những cảm nhận về phong cảnh và con người, những thử nghiệm chất liệu mới trong sáng tác, và những dự định theo đuổi trên con đường hội họa.
Tập thư song ngữ Pháp – Việt của Alix Aymé gửi thầy Maurice Denis được chia làm 5 phần theo thứ tự thời gian bắt đầu từ năm 1919. Tiêu đề từng phần thư đăng tải trên Tạp chí do người dịch tự đặt. Cảm ơn nhà sưu tập Phạm Lê đã cung cấp cho Art Republik Việt Nam hình ảnh của những tư liệu quý giá này, hiện đang được lưu trữ tại Bảo tàng Maurice Denis, Pháp.
Hanoi le 8 mars (1922)
Cher Monsieur,
J’ai été bien heureuse il y a quelque temps de recevoir votre lettre. Elle m’est parvenue bien en retard ayant été à Changhai, puis m’ayant retrouvée à Hanoi où nous sommes maintenant. Comme nous ne nous plaisions pas beaucoup à Changhai et que d’autre part la direction de l’Institut Franco-Chinois n’avait pas tenu les engagements pris à Paris, mon mari a préféré le quitter et il est maintenant au lycée de Hanoi. Pour moi, je trouve le pays ici beaucoup plus intéressant au point de vue couleur bien que très plat. Ce sont de monotones rizières à perte de vue mais elles sont d’un vert frais et il y a quelques arbres splendides, des banyans dont les branches tombent à terre et reprennent racine, des arbres à capock qui sont en ce moment couverts de grosses fleurs rouges.
Mais si la nature est ici plus sympathique, l’ensemble du pays a beaucoup moins de caractère. D’abord la ville est une petite ville de province française pleine des rivalités de deux clans : le clan fonctionnaire et le clan militaire. Puis les annamites sont loin d’être intéressants comme les Chinois, beaucoup moins intelligents et puis tout chez eux n’est qu’une imitation des Chinois, leurs coutumes, leurs légendes etc. A Changhai il y a tout un milieu chinois dans lequel on sent une vielle civilisation très différente de la nôtre mais très raffinée par certains côtés.
Cet été, nous avons été dans le Yunnan un pays montagneux et superbe. Le chemin de fer que les Français y ont construit et que les Anglais appellent tout en l’admirant fort un « défi au bon sens » nous mène à Yunnan-fou après 3 jours de voyage à travers des précipices, le long de rochers à pic. Nous espérons cet été aller de Yunnan-fou à Tali-fou avec des missionnaires grâce à Mgr. De Gorostarzu, parent de mon mari qui administre les missions du Yunnan. Sans cela ce serait impossible, le voyage étant très périlleux à cause des brigands qui infestent le Haut Yunnan. Dernièrement ils se sont emparés des deux français qu’ils ont mis devant eux pour parer les balles des soldats chinois réguliers.
Du reste il y a autant à craindre de l’armée chinoise que des pirates et il est difficile de faire entre eux la différence, les pirates étant généralement des soldats non payés comme du temps de Carthage, et les soldats réguliers leur passant des munitions à l’occasion. De temps en temps on fait à Yunnan-fou une exécution de pirates. On leur coupe la tête et on leur arrache le cœur. Seulement bien souvent ces pirates ne sont que de malheureux paysans que le gouvernement baptise du nom de pirates et exécute pour faire un exemple, les véritables brigands étant difficile et dangereux à poursuivre. La politique chinoise est une véritable comédie.
J’ai fait dernièrement un panneau pour l’exposition coloniale de Marseille et je viens de faire une grande toile que j’envoie à Paris pour tâcher de l’exposer à la Nationale s’il n’est pas trop tard.
Je ne me rends pas compte de la difficulté qu’il peut y avoir à obtenir une bourse de voyage ou quelque chose d’officiel dans ce genre et je ne sais pas du reste si je mérite quoi que ce soit. Mais s’il y avait une chance quelconque, je le désirerais vivement et ceci pour des raisons spéciales que vous apprécierez. Il y aurait beaucoup à faire comme peinture ici. On bâtit beaucoup et il y a aurait occasion de faire de nombreuses décorations. Malheureusement comme vous pouvez le supposer, on donne ces commandes au hasard à des peintres qui n’en sont pas, à des amateurs mais qui savent intriguer et ont des protections spéciales n’ayant rien d’artistique. Il me semble, sans aucune vanité, que grâce à vos enseignements, ce que je ferais serait au moins beaucoup mieux que ce qui se fait ici. D’autre part, ce serait bien intéressant pour moi d’avoir à faire un travail sérieux. Mais je crains que comme femme, et n’ayant aucun titre pas même celui d’élève d’une école en dehors de laquelle rien n’existe pour certaines gens, je ne sois toujours mise de côté. S’il vous était possible de me faire obtenir quelque chose qui me permettrait d’être considérée comme peintre ici, vous me causeriez une grande joie et je vous en serais bien reconnaissante car ce serait pour moi qui suis si isolée ici un grand encouragement.
Je suis bien contente de savoir que l’Art Sacré a des commandes et continue à prospérer.
Je savais par Valentine Reyre qu’il y avait une commande importante pour Jersey.
Je pense bien souvent avec émotion à cette année passée à l’Art Sacré et aux quelques semaines à St Germain. J’espère quand je retournerai en France que les ateliers d’Art sacré de plus en plus prospères auront pris toute l’importante qu’ils méritent et c’est avec une grande joie que je retrouverai les maîtres et les élèves pour lesquels j’ai gardé un sincère attachement. Voulez-vous remercier Mlle. Noëlle pour ses quelques mots très gentils et lui dire que je compte lui écrire prochainement.
Recevez cher monsieur pour vous et toute votre famille mes meilleurs souvenirs.
A. De Fautereau
Lycée de Hanoi. Indochine
Hà Nội ngày 8 tháng 3 (1922)
Thầy yêu quý,
Em rất hạnh phúc khi nhận được thư thầy cách đây không lâu. Thư chuyển tới em muộn ở Thượng Hải, sau đó đến tay em ở Hà Nội nơi chúng em đang sống hiện nay. Vì chúng em không thích Thượng Hải lắm, hơn nữa, ban điều hành Viện Pháp – Trung đã không giữ những cam kết đã hứa ở Paris, chồng em đã lựa chọn nghỉ việc này, và giờ anh ấy đang dạy ở trường Trung học Hà Nội. Em nhận thấy điều thú vị ở đất nước này là màu sắc của cảnh vật hơn là địa hình bằng phẳng. Đó là những cánh đồng lúa xanh ngát một màu trải dài đến tận chân trời. Có vài loài cây cổ thụ, những cây đa với nhiều cành chạm xuống đất rồi bén rễ trở lại, những cây gạo giờ đang vào mùa phủ trên mình những bông hoa lớn đỏ rực rỡ.
Nhưng thiên nhiên nơi đây tươi đẹp bao nhiêu thì con người lại kém cá tính bấy nhiêu. Đầu tiên, thành phố là một tỉnh nhỏ của Pháp với đầy rẫy sự ganh đua đến từ hai phía: công chức và quân đội. Tiếp đó, người An Nam thú vị kém xa người Trung Quốc, kém thông minh hơn nhiều, và kế đến, mọi điều ở họ chỉ là sự bắt chước người Trung Quốc, từ phong tục tập quán đến truyền thuyết… Ở Thượng Hải, có một cộng đồng người Trung Hoa mà ở họ ta cảm được một nền văn minh lâu đời rất khác với chúng ta nhưng lại đặc biệt tinh tế trên một vài góc độ.
Mùa hè năm ngoái, chúng em ở Vân Nam, một vùng nhiều núi non và tuyệt đẹp. Tuyến đường sắt do người Pháp xây dựng đã đưa chúng em tới Côn Minh sau một chuyến đi dài ba ngày, vượt qua những triền núi men dọc theo những vách đá thẳng đứng. Người Anh đã dành hết sự ngưỡng mộ gọi tuyến đường sắt này là một “thách thức lớn”. Chúng em hy vọng mùa hè năm nay có thể đi từ Côn Minh tới Đại Lý cùng với các giáo sĩ nhờ Đức Cha De Gorostarzu, một người họ hàng của chồng em, là người quản lý công việc truyền giáo ở Vân Nam. Nếu điều này không được thì chuyến đi sẽ rất nguy hiểm bởi có nhiều toán cướp đang hoành hành ở Thượng Vân Nam. Gần đây, bọn chúng đã bắt giữ hai người Pháp và dùng họ làm lá chắn tránh đạn của lính chính quy Trung Quốc.
Hơn nữa, lính Trung Quốc hay cướp biển đều đáng sợ như nhau và thật khó để phân biệt. Cướp biển nói chung thường là lính không ăn lương như thời Carthage (1), và lính chính quy thỉnh thoảng hay tuồn đạn dược cho chúng nếu có thời cơ. Ở Côn Minh đôi khi lại có một vụ xử tử cướp biển. Người ta chặt đầu và rồi moi tim chúng. Chỉ có điều, thường bọn cướp biển này lại là những người nông dân tội nghiệp bị chính quyền gán tội và xử tử để làm gương, còn những tên cướp thực sự thì khó bắt và quá nguy hiểm để đuổi theo chúng. Chính trị Trung Hoa đúng là một vở hài kịch.
Gần đây, em đã thực hiện xong một bức tranh khổ lớn cho triển lãm thuộc địa ở Marseille. Em cũng vừa hoàn thành một bức sơn dầu và đang gửi về Paris để thu xếp trưng bày tại triển lãm Quốc gia nếu tranh không tới quá muộn.
Em đã không lường trước rằng thật khó để có thể nhận được một khoản trợ cấp cho chuyến đi hoặc một loại công tác phí nào đó tương tự thế. Hơn nữa, em cũng không biết liệu em có xứng đáng được hưởng điều gì không. Nhưng nếu có bất kỳ cơ hội nào đến, em rất muốn đạt được và điều này được làm vì lý do đặc biệt, vì em biết mình sẽ được thầy đánh giá cao. Ở đây, có rất nhiều điều để làm với công việc sáng tác tranh. Người ta đang xây dựng khắp nơi và có vô số cơ hội để thực hành trang trí.
Như thầy có thể đoán được, thật tiếc khi người ta giao những đơn hàng này ngẫu nhiên vào tay những họa sĩ không đủ tư cách, những kẻ nghiệp dư nhưng lắm mưu mô và được bảo kê dù họ chẳng có chút am hiểu về nghệ thuật nào. Với em, không hề viển vông khi nói rằng, nhờ vào sự hướng dẫn của thầy mà tranh em vẽ ít ra còn đẹp hơn nhiều so với những gì người ta đang làm ở đây. Mặt khác, cũng thật thú vị khi em được làm một công việc nghiêm túc. Nhưng em e rằng, vì là phụ nữ, lại không có danh hiệu nào, thậm chí chỉ cái danh là học sinh của một trường cũng chẳng có, mà đối với một số người, ngoài điều đó ra chẳng có gì tồn tại, em sẽ luôn bị gạt ra ngoài. Nếu thầy có thể giúp em có được một chứng nhận gì đó để em được coi là một họa sĩ ở đây, em sẽ rất vui và vô cùng biết ơn thầy. Đó sẽ là nguồn động viên to lớn đối với em, kẻ bị cô lập nơi này.
Em rất mừng khi biết rằng xưởng Art Sacré có nhiều đơn hàng và tiếp tục phát triển thịnh vượng. Valentine Reyre cho em biết là xưởng có một đơn hàng rất quan trọng cho Jersey.
Em vẫn luôn nhớ về những cảm xúc trong một năm em đã trải qua ở Art Sacré và một vài tuần ở Saint Germain. Hy vọng rằng khi em quay trở lại Pháp, các khu xưởng của Art Sacré (đang ngày càng phát triển thịnh vượng) sẽ phát huy được hết thế mạnh và thật vui mừng khi em sẽ được gặp lại các thầy cô và bạn bè, những người em đã luôn gắn bó chân thành. Nhờ thầy chuyển lời cảm ơn của em tới Noëlle vì những lời chúc tốt đẹp và nói với cô ấy rằng em sẽ sớm viết thư.
Thầy và gia đình hãy đón nhận những kỷ niệm đẹp nhất từ em.
A. De Fautereau
Trường Trung học Hà Nội. Đông Dương
Hanoi le 16 septembre (1922)
Cher monsieur,
J’ai reçu votre lettre il y a un mois et demi, juste avant mon départ pour un voyage dans le Laos. J’ai été bien heureuse d’avoir de vos nouvelles.
J’avais su par Marie la nouvelle de votre mariage, et j’avais l’intention de vous écrire pour vous en féliciter et vous dire tous les vœux de bonheur que je formais pour vous. Je pense que vous avez dû voir la toile que j’avais envoyée à Val.Reyre au mois d’avril et qui est arrivée trop tard pour la Nationale. Je serais bien heureuse de savoir ce que vous en avez pensé et si vous y avez trouvé quelques qualités.
Je n’ai pas pu peindre pendant ce voyage, d’abord parce que c’était assez pénible et fatiguant, surtout en pirogue à la charrette à bœufs et qu’on ne pouvait s’arrêter que la nuit pour dormir dans des huttes en bambous bâties sur pilotis à cause du tigre. Et puis le soleil est très dangereux dans ces pays-ci et j’ai attrapé une insolation, pas bien grave, mais j’ai gardé la fièvre assez longtemps. Je vais maintenant, à l’aide de quelques croquis et notes que j’ai pu prendre, faire quelques toiles où je tâcherai de résumer l’impression que j’ai eu du Laos. Il y a surtout de beaux couchers de soleil sur le Mékong dont les eaux sont rougeâtres, et puis des groupes de femmes en train de dormir à l’ombre des banyans. Car dormir est la principale occupation des Laotiens. Il y a aussi des bonzes taoïstes, tout de jaune vêtus qui tapent sur gongs dans les pagodes.
J’aimais bien voulu obtenir de faire une décoration à Hanoi dans un bâtiment public. Mais je crois que j’aurai beaucoup de difficultés. Les gens sont plus méchants ici que partout ailleurs.
J’ai essayé l’année dernière de faire de la peinture à l’œuf suivant les procédés de Cermino Cermini, mais je n’ai pas très bien réussi. J’avais pris comme résine de la sandaraque. Les couleurs deviennent grises et ternes. C’est probablement assez difficile à employer.
Je suis bien contente d’apprendre que les ateliers d’Art Sacré ont de plus en plus de succès.
Voulez-vous transmettre mes meilleurs souvenirs à votre famille et croire, cher monsieur, à ma respectueuse affection.
A. De Fautereau
Lycée Hanoi
Hà Nội, ngày 16 tháng 9 (1922)
Thầy thân mến,
Em đã nhận được thư của thầy cách đây một tháng rưỡi, ngay trước khi em khởi hành đi Lào. Em thực sự vui khi nhận được tin tức từ thầy.
Qua Marie, em hay tin về đám cưới của thầy (2), em định viết thư để chúc mừng và gửi mọi lời chúc phúc tốt đẹp nhất đến thầy. Em nghĩ chắc thầy đã thấy bức tranh em gửi cho Valentine Reyre hồi tháng 4, bức tranh đã tới quá muộn để tham gia triển lãm Quốc gia. Em sẽ rất vui nếu biết được cảm nghĩ của thầy về bức tranh và liệu rằng nó có được thầy đánh giá cao về chất lượng hay không.
Em không thể vẽ trong chuyến đi này, đầu tiên vì khá đau và mệt khi di chuyển, nhất là đi bằng xe bò kéo và chỉ có thể dừng lại ban đêm để ngủ trong những túp lều tre được dựng theo kiểu nhà sàn để tránh hổ. Tiếp đến là ánh nắng mặt trời rất khắc nghiệt ở xứ này, em đã bị say nắng, dù không nghiêm trọng nhưng bị sốt khá lâu. Nhờ vào một số bản phác thảo và ghi chép dọc đường mà bây giờ em sẽ vẽ vài bức tranh sơn dầu miêu tả lại ấn tượng của em về đất nước Lào. Đặc biệt là cảnh hoàng hôn lộng lẫy trên sông Mê Kông khi mặt trời nhuộm đỏ rực một vùng nước, hay cảnh từng tốp phụ nữ đang ngủ dưới những tán đa cổ thụ. Ngoài ra, còn có hình ảnh các nhà sư khoác lên mình những trang phục toàn màu vàng, đang gõ cồng chiêng trong những ngôi chùa.
Em rất muốn nhận được một công việc trang trí trong một tòa nhà hành chính ở Hà Nội, nhưng em nghĩ mình sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Mọi người ở đây khó chịu hơn ở nhiều nơi em từng đến.
Năm ngoái em đã thử vẽ tranh màu keo (3) theo quy trình của Cermino Cermini, nhưng không thành công lắm. Em dùng nhựa cây trắc bách diệp nhưng màu sắc của bức tranh lại chuyển thành xám và mờ nhạt. Có lẽ khá khó để sử dụng những nguyên liệu tự nhiên này.
Em rất mừng khi hay tin các xưởng của Art Sacré ngày một thành công hơn.
Xin thầy chuyển giúp em lời hỏi thăm tới gia đình thầy và hãy tin vào lòng kính trọng mà em luôn dành cho thầy.
A. De Fautereau
Trường trung học Hà Nội
_ _ _
Chú thích của người dịch:
(1) Carthage là một nền văn minh cổ đại ở khu vực Địa Trung Hải, tồn tại từ năm 814 đến 146 trước Công Nguyên. Nền văn minh Carthage được đặt tên theo tên Thủ đô là Thành Carthage của người Carthaginian. Nguồn: lichsucogihay.com
(2) Maurice Denis trải qua hai cuộc hôn nhân. Năm 1893, ông kết hôn với Marthe Meurier. Marthe Meurier là nghệ sĩ đàn piano, vừa là vợ vừa là nàng thơ trong nhiều tác phẩm của Maurice Denis, qua đời năm 1919. Năm 1922, Maurice Denis tái hôn với người vợ thứ hai là Elisabeth Graterolle. Nguồn: musee-mauricedenis.fr
(3): Tranh màu keo (la peinture à l’œuf, hay còn gọi là tranh Tempera) là kỹ thuật vẽ tranh với màu tự nhiên (pigment) được kết dính trong nhũ tương và có thể hòa tan trong nước (water-soluble emulsion). Ví dụ: kết hợp nước và lòng đỏ trứng, hay dùng nhũ tương có tính dầu trong nước như dầu và trứng. Nguồn: idesign.vn/art-and-ads
===
Người dịch: Đào Diệu Linh và Anne Ng
Giới thiệu, hiệu đính và trình bày ảnh: Sơn Ca
===
Mọi trao đổi, góp ý xin vui lòng gửi về địa chỉ sonca@artrepublik.vn.
Chân thành cảm ơn!