Nghệ thuật / Nghệ sĩ

Thư Alix Aymé gửi Maurice Denis – Phần 3: Công việc ở Trường Bách nghệ Hà Nội

May 23, 2022 | By Art Republik

Những lá thư dưới đây được Alix Aymé gửi thầy Maurice Denis vào khoảng năm 1923, 1924 – khi bà đang bắt đầu quen dần hơn với đời sống xa lạ xứ thuộc địa, đồng thời cố gắng một mặt tìm công việc chính thức tại một trường dạy nghề, một mặt nỗ lực dành thời gian sáng tác hội họa. Đây chính là khoảng thời gian Alix Aymé bắt đầu học vẽ tranh sơn mài với một thầy giáo người Nhật.

Alix Aymé khoảng năm 1925 tại Nhật. Nguồn: diacritik.com

Alix Aymé (1894-1989), nữ họa sĩ Pháp sống và làm việc tại Đông Dương thời thuộc địa, giảng viên Trường Mỹ Thuật Đông Dương, là một trong những người có công phục hưng nghệ thuật sơn mài Việt Nam.

Alix Aymé sinh ra tại Marseille, bắt đầu theo đuổi sự nghiệp hội họa từ năm 1916 tại xưởng Art Sacré được thành lập bởi hai họa sĩ người Pháp Georges Desvallières (1861-1950) và Maurice Denis (1870-1943). Năm 1920, sau khi kết hôn với giáo sư văn học Paul de Fautereau – Vassel, Alix Aymé theo chồng tới Thượng Hải công tác và chuyển tới Hà Nội năm 1921.

Những lá thư dưới đây được Alix Aymé gửi thầy Maurice Denis vào khoảng năm 1923, 1924 khi bà đang bắt đầu quen dần hơn với đời sống nơi xứ người, đồng thời cố gắng một mặt tìm công việc chính thức tại một trường dạy nghề, một mặt nỗ lực dành thời gian sáng tác hội họa. Đây chính là khoảng thời gian Alix Aymé bắt đầu học vẽ tranh sơn mài với một thầy giáo người Nhật.

Tiếp nối Phần 1Phần 2, Phần 3 của tuyển tập thư Alix Aymé là những tâm sự của nữ họa sĩ trẻ khát khao được cống hiến nhưng cũng chất chứa nhiều trăn trở trong xã hội thuộc địa quan liêu và khó khăn. Alix Aymé chỉ có thể nhờ cậy vào sự giúp đỡ của người thầy Maurice Denis, với hy vọng có thể được nhận dạy chính thức ở Trường Bách nghệ Hà Nội.

1924

Cher monsieur,

Je suis restée bien longtemps sans vous écrire. C’est que j’ai traversé une période de découragement et non seulement je n’ai pas écrit, mais encore je n’ai pas travaillé et le résultat de toute l’année dernière est à peu très nul. Ce pays-ci est assez déprimant même lorsqu’on s’y porte bien. Il est pourtant beau à mon avis et très attachant à la longue. J’ai tout de même recommencé à travailler. J’ai d’abord un cours dans une école professionnelle. C’est très intéressant. Ce sont des élèves annamites qui sont assez bien doués, beaucoup moins que les chinois au point de vue couleur mais assez au point de vue dessin, composition, arrangements. Je tâche de leur faire conserver le style annamite ancien qui a produit de belles choses autrefois et de leur faire retrouver et étudier dans la nature des fleurs et animaux stylisés qu’on trouve sur les vieilles poteries et les vieux bronzes. Je suis aussi en train d’étudier les laques avec un japonais pour former ensuite quelques élèves.

Il me semble qu’on pourrait faire de beaux panneaux décoratifs en laque. C’est un produit du pays mais très mal employé jusqu’à présent par les annamites.

Le même japonais me donne des conseils pour la gravure sur bois en couleur et les tirages à l’eau. J’essaye différents papiers annamites qui me donnent des résultats intéressants. Lorsque j’aurai mis cela au point, je vous enverrai quelques épreuves et serai bien heureuse d’avoir votre avis. Cette école me prend beaucoup de temps (30h par semaine) mais j’arrive tout de même à travailler un peu pour moi. Cet été à Yunnanfou j’ai fait pas mal d’études et de dessins et je compose maintenant plusieurs panneaux décoratifs d’après ces documents. Yunnanfu est toujours merveilleux. Les Chinois travaillent bien à l’abîmer en démolissant leurs portiques et en pavant leurs rues mais ils sont tellement lents et désordonnés qu’ils n’y arriveront pas sans doute avant longtemps.

Je vous envoie un numéro des pages indochinoises où il y a des dessins de moi sur Yunnanfou. Je voudrais bien avoir ce que vous en pensez. C’est peut-être très mal et il n’y a personne ici pour me le dire. Je pense que nous retournerons en France dans un an. Je vais bien travailler cette année et peut être aurai-je suffisamment de toiles pour faire une petite exposition, si mes toiles sont assez bonnes pour cela. J’ai eu le plaisir de dîner il y a quelques jours avec M.Roland Dorgelès qui vous connaît. M.Victor Goloubew qui vous a rencontré il y a quelques années et qui est ici à l’Ecole d’extrême orient une charge de le rappeler à votre bon souvenir. Je n’ai pas bien souvent des nouvelles de l’Art Sacré. J’ai eu seulement une lettre de Dubois il y a déjà assez longtemps. Il me donnait des nouvelles de tous les compagnons que j’ai connus. Il y en a sans doute beaucoup de nouveaux maintenant. Voulez-vous je vous prie présenter mes meilleurs souvenirs à toute votre famille et croire, cher monsieur, à toute la respectueuse affection de votre élève.

A. De Fautereau

Lycée de Hanoi, Tonkin

Thư Alix Aymé gửi thầy Maurice Denis, lưu trữ tại Bảo tàng Maurice Denis – Aymé Denis. Nguồn: Nhà sưu tập Phạm Lê cung cấp.

Thư Alix Aymé gửi thầy Maurice Denis, lưu trữ tại Bảo tàng Maurice Denis – Aymé Denis. Nguồn: Nhà sưu tập Phạm Lê cung cấp.

Thư Alix Aymé gửi thầy Maurice Denis, lưu trữ tại Bảo tàng Maurice Denis – Aymé Denis. Nguồn: Nhà sưu tập Phạm Lê cung cấp.

Thư Alix Aymé gửi thầy Maurice Denis, lưu trữ tại Bảo tàng Maurice Denis – Aymé Denis. Nguồn: Nhà sưu tập Phạm Lê cung cấp.

Thư Alix Aymé gửi thầy Maurice Denis, lưu trữ tại Bảo tàng Maurice Denis – Aymé Denis. Nguồn: Nhà sưu tập Phạm Lê cung cấp.

1924

Thầy thân mến,

Đã khá lâu rồi em không viết cho thầy. Vì em vừa trải qua một giai đoạn mất hết động lực, chẳng những không viết lách gì, mà còn không làm việc nên kết quả năm vừa rồi hơi chán. Đất nước này buồn tẻ ngay cả khi chúng em thích nghi tốt. Nhưng trong mắt em nơi đây vẫn đẹp và ngày càng hấp dẫn.

Dù sao em cũng đã bắt đầu làm việc trở lại. Đầu tiên em phụ trách một khóa học về nghệ thuật tại một trường dạy nghề (Trường Bách nghệ Hà Nội). Công việc này khá thú vị. Những học trò An Nam rất có năng khiếu, tuy kém xa người Trung Quốc về cách sử dụng màu sắc nhưng giỏi về kỹ thuật vẽ, bố cục và sự bày biện.

Em cố gắng giúp các học trò gìn giữ phong cách An Nam xưa, điều đã từng tạo ra những tác phẩm đẹp đẽ trước đây, khuyến khích họ tìm tòi và nghiên cứu những cách điệu của cỏ hoa và loài vật trong tự nhiên, những hình ảnh ta thường thấy trên đồ gốm và đồ đồng cổ. Em cũng đang học vẽ tranh sơn mài với một người Nhật Bản để sau đó đào tạo cho một số học trò.

Tranh khắc gỗ của Alix Aymé trên Les Pages Indochinoises (Tạp chí Văn học và Nghệ thuật Đông Dương và Viễn Đông) ra ngày 15.10.1923. Nguồn: Sơn Ca cung cấp.

Em thấy rằng có thể làm ra những tấm bình phong trang trí đẹp mắt bằng sơn mài. Đó là một sản phẩm của xứ này nhưng cho tới nay vẫn chưa được khai thác hiệu quả bởi người An Nam.

Cũng là người Nhật Bản ấy đang hướng dẫn em về tranh khắc gỗ màu và tranh in màu nước. Em đã thử nhiều loại giấy khác nhau của người An Nam và chúng đem lại những kết quả khá thú vị. Khi hoàn thiện những sản phẩm này, em sẽ gửi đến thầy vài bản in mẫu và em sẽ rất vui khi nhận được ý kiến của thầy.

Việc dạy học ở trường này chiếm của em rất nhiều thời gian (30 giờ mỗi tuần) nhưng em vẫn có thể vẽ một chút. Mùa hè vừa rồi ở Côn Minh, em đã thực hiện khá nhiều nghiên cứu và vẽ phác thảo nên giờ em đang sáng tác nhiều tấm bình phong trang trí từ những nguồn tư liệu này. Côn Minh lúc nào cũng đẹp tuyệt. Người Trung Quốc rất giỏi trong việc phá hủy Côn Minh khi dỡ bỏ những cổng vòm và lát gạch những đường phố, nhưng họ làm việc vô cùng chậm và bừa bộn nên cũng phải còn lâu nữa mới hoàn thành.

Em gửi thầy cuốn Les Pages Indochinoises (Tạp chí Văn học và Nghệ thuật Đông Dương và Viễn Đông) có đăng các tranh vẽ của em về Côn Minh. Em rất muốn biết thầy nghĩ gì về những bức vẽ này. Có thể chúng không được đẹp lắm và không có ai ở đây góp ý cho em cả. Em nghĩ rằng chúng em sẽ trở lại Pháp sau một năm nữa. Năm nay em sẽ chăm chỉ sáng tác và có thể em sẽ có đủ tranh để tổ chức một cuộc triển lãm nhỏ, nếu những tác phẩm của em đủ đẹp để trưng bày.

Em rất vui khi cách đây vài ngày, em được ăn tối cùng ông Roland Dorgelès và ông ấy cũng biết đến thầy. Ông Victor Goloubew, người đã gặp thầy vài năm trước hiện đang công tác tại Viện Viễn Đông Bác Cổ ở đây, cũng nhắc đến những kỷ niệm tốt đẹp về thầy. Em không thường xuyên nhận được tin tức của xưởng Art Sacré mà chỉ có mỗi bức thư của Dubois nhưng cũng khá lâu rồi. Anh ấy đã cho em biết tin mới về các bạn của em. Có lẽ bây giờ ở xưởng Art Sacré có thêm nhiều cái mới hơn so với trước đây thầy nhỉ.

Thầy và gia đình hãy đón nhận những kỷ niệm đẹp nhất từ em và hãy tin vào lòng kính trọng của người học trò này dành cho thầy.

A. De Fautereau

Trường Trung học Hà Nội, Bắc Bộ

Những mái nhà ở Côn Minh, Alix Aymé, khoảng năm 1935, sơn dầu trên toan. Nguồn:alixayme.com

Hanoi 15 mars

Cher monsieur,

Je me permets de vous écrire pour vous prier de me rendre un grand service. Si j’ose ainsi m’adresser à vous, c’est que je crois que votre intervention peut seule m’aider à obtenir ce que je demande, et la sympathie que vous m’avez toujours témoignée m’encourage à tenter auprès de vous cette démarche.

J’occupe par intérim un poste de professeur à l’École professionnelle de Hanoi. Je désire énormément obtenir, mais comme titulaire, un poste semblable dans la même école où il y aurait place pour un second professeur ou dans une autre école de la ville. Ma nomination du reste serait tout à fait conforme au règlement des Écoles professionnelles qui admet pour le recrutement des professeurs en dehors et même avant les diplômés, les personnes ayant montré par leurs travaux des aptitudes à cet enseignement. Du reste, aucun des autres professeurs de l’École m’a plus de titres que moi.

Je pense que vous me croirez, cher monsieur, sachant que je ne suis pas vaniteuse, si je vous dis que tous les peintres ou dessinateurs, qui ont obtenu ici des postes ou des commandes, le doivent plus à des recommandations qu’à leur valeur, comme c’est du reste le cas général ici.

De l’avis même de mon directeur, mes élèves ont fait, depuis que je suis là, de grand progrès, car, grâce aux conseils que j’ai reçus de vous, je peux les guider vers un but décoratif et pratique. Ce serait là une raison suffisante de titularisation si, comme je viens de vous le dire, tout poste ici n’était avant tout, question de recommandation.

Je n’ai donc ce poste que pour très peu de temps et je serais absolument découragée si je n’espérais en vous. La vie est devenue tellement difficile en France que nous ne pouvons pas espérer d’ici longtemps pouvoir vivre à Paris avec le petit traitement de mon mari. La vie en province, bien que sans doute plus facile, me tente infiniment moins que celle d’ici. L’on s’attache à ce pays, on finit par le comprendre et l’aimer et il me semble que je pourrai y faire de belles choses.

De plus, je serais payée pendant mes congés et ma solde jointe à celle de mon mari nous permettrait de passer de temps en temps un hiver à Paris. Le travail que je fais à l’école m’intéresse beaucoup et me laisse assez de temps pour faire du travail personnel comme vous pourrez le voir par un album de gravures en couleur et divers travaux qui seront édités prochainement et que je vous enverrai aussitôt.

Le seul moyen d’obtenir quelque chose ici est de se faire appuyer par M.Sarraut, le ministre des colonies. L’on m’assure que M.Sarraut consentirait très bien à le faire, si un artiste de votre valeur et de votre notoriété faisait une démarche auprès de lui. Je ne sais si c’est trop vous demander ? Et j’espère en tous les cas, cher monsieur, que si pour une raison ou pour une autre, vous préférez ne pas faire cette démarche, vous ne m’en voudrez pas de vous en voir prié ?

M.Sarraut est, paraît-il, tout prêt à rendre service mais il a tant de choses à faire qu’il oublie souvent. Le mieux serait donc, si vous consentez à faire cette démarche, de lui demander de vous remettre un mot de recommandation adressé au gouverneur de l’Indochine, que vous auriez la bonté de m’envoyer, et grâce auquel je pourrai me présenter avec des chances de succès.

Excusez-moi encore une fois je vous prie, du souci que je vous cause.

J’espère, cher monsieur, que vous et votre famille êtes en parfaite santé. Voulez-vous accepter pour vous et les vôtres les sentiments vraiment affectueux de votre élève.

A. De Fauterea

Lycée de Hanoi, Tonkin

Thư Alix Aymé gửi thầy Maurice Denis, lưu trữ tại Bảo tàng Maurice Denis – Aymé Denis. Nguồn: Nhà sưu tập Phạm Lê cung cấp.

Thư Alix Aymé gửi thầy Maurice Denis, lưu trữ tại Bảo tàng Maurice Denis – Aymé Denis. Nguồn: Nhà sưu tập Phạm Lê cung cấp.

Thư Alix Aymé gửi thầy Maurice Denis, lưu trữ tại Bảo tàng Maurice Denis – Aymé Denis. Nguồn: Nhà sưu tập Phạm Lê cung cấp.

Hà Nội ngày 15 tháng 3

Thầy kính yêu,

Cho phép em viết lá thư này để nhờ đến sự giúp đỡ to lớn của thầy. Em tin rằng chỉ có sự can thiệp của thầy mới có thể giúp em đạt được điều em mong mỏi. Vì thầy luôn dành sự cảm thông cho em nên em mới đủ can đảm nhờ thầy theo cách này.

Em đang là giáo viên tạm thời tại Trường Bách nghệ Hà Nội. Em rất muốn có được một vị trí là giáo viên chính thức tại trường này (nơi họ đang tuyển một giáo viên thứ hai) hoặc tại một trường học khác trong thành phố. Việc bổ nhiệm em vào vị trí này hoàn toàn hợp lệ với quy định của các trường dạy nghề, là cho phép tuyển dụng giáo viên bên ngoài, kể cả những người chưa tốt nghiệp nhưng chứng minh được khả năng giảng dạy thông qua các tác phẩm hội họa cá nhân. Hơn nữa, không có giáo viên nào khác ở trường có nhiều bằng cấp hơn em cả.

“Jeune femme au caneton”, Alix Aymé, tranh lụa. Nguồn: auction.fr

Thầy ơi, em nghĩ rằng thầy sẽ tin em không phải là một kẻ kiêu ngạo, nhưng nếu thầy biết rằng tất cả các họa sĩ hay thợ vẽ ở đây có được chức vụ hoặc nhận được đơn hàng đều nhờ vào những bức thư đề cử hơn là năng lực của họ, vì đó là cách làm việc phổ biến ở đây.

Thầy hiệu trưởng của em đánh giá rằng kể từ khi em đến dạy ở trường này, các học trò của em đã tiến bộ rất nhiều. Nhờ vào những lời khuyên của thầy mà em có thể hướng dẫn học trò đến mục tiêu vẽ trang trí và ứng dụng thực tiễn. Đó sẽ là một lý do đủ để em trở thành  giáo viên chính thức, và như em vừa nói với thầy, mọi chức vụ ở đây chỉ được ưu tiên nếu ứng viên nhận được đề cử.

Em chỉ giữ chức giáo viên tạm thời trong một khoảng thời gian rất ngắn và như thế em sẽ nản lòng lắm, vậy nên em chỉ có thể hy vọng vào sự giúp đỡ của thầy. Cuộc sống ở Pháp ngày càng khó khăn đến nỗi chúng em không thể hy vọng sau này có thể sống lâu dài ở Paris với tiền lương ít ỏi của chồng em. Còn cuộc sống ở tỉnh thì đương nhiên sẽ dễ dàng hơn, nhưng lại kém thú vị hơn ở xứ này. Khi chúng em gắn bó với xứ sở này, cuối cùng em cũng hiểu và yêu mến nó, và em nghĩ rằng em có thể sáng tác được rất nhiều tác phẩm đẹp ở đây.

“Tien Mai 2”, khoảng năm 1950, chì mực và màu nước. Nguồn: alixayme.com

Hơn nữa, em sẽ được trả tiền trong những ngày nghỉ và số tiền này cộng với lương của chồng em cũng đủ để thỉnh thoảng chúng em về nghỉ đông ở Paris. Công việc ở trường khiến em rất hứng thú. Em cũng đủ thời gian để thực hiện các sáng tác cá nhân, như thầy có thể thấy trong bộ sưu tập tranh khắc màu và một số sáng tác khác sắp được xuất bản. Em sẽ gửi đến thầy sớm nhất có thể.

Cách duy nhất để có được một công việc ở đây là được ông Sarraut, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa ủng hộ. Người ta khẳng định với em rằng ông Sarraut sẽ rất sẵn lòng đồng ý việc đó nếu như có sự đề cử của một nghệ sĩ có tầm và có danh tiếng như thầy. Em không biết đề nghị này có phải quá đòi hỏi không? Và dù sao thì em vẫn hy vọng rằng, thưa thầy, vì lý do gì đi chăng nữa, nếu thầy không muốn đề cử em, thì xin thầy cũng đừng trách em vì đã nhờ vả thầy nhé.

Có vẻ như ông Sarraut sẵn lòng giúp đỡ nhưng ông ấy đang có quá nhiều việc phải giải quyết đến nỗi thường xuyên quên mất việc này. Nếu thầy đồng ý đề cử em, thì cách tốt nhất là thầy hãy nhờ ông ấy chuyển giúp lá thư đề cử của thầy tới Toàn quyền Đông Dương. Nhờ có bức thư đó em mới có thể có nhiều cơ hội thành công khi thể hiện bản thân mình.

Một lần nữa xin thầy hãy thứ lỗi cho em vì mối bận tâm này mà em đã làm phiền đến thầy.

Em hy vọng rằng thầy và gia đình vẫn luôn dồi dào sức khỏe. Gửi tới thầy và người thân những tình cảm thương mến từ người học trò này.

A. De Fautereau

Trường Trung học Hà Nội, Bắc Bộ

“Portrait d’une jeune vietnamienne”, tranh lụa nền vàng lá, Alix Aymé, nguồn: lyndatrouve.fr

Hanoi 14 juin

Cher monsieur,

Je viens de recevoir votre lettre et je veux vous remercier immédiatement de la peine que vous prenez pour moi. Je suis bien touchée de voir que vous ne m’avez pas oubliée et que vous voulez bien vous occuper de moi. Avec votre appui je réussirai certainement dans ma demande. J’en serai bien heureuse. Mon travail à l’école m’intéresse de plus en plus et je peux aussi travailler pour moi.

J’espère que vous trouverez le moyen de toucher M.Fabry. Mais peut-être, malgré le changement de situation de M.Sarraut, une recommandation auprès de lui serait-elle encore plus utile. Car il garde ici une influence considérable et il va, paraît-il, revenir comme gouverneur. Il paraît même que la date de son départ pour l’Indochine est fixée au 14 août. Il sera donc tout puissant ici et, s’il est bien disposé en ma faveur, je suis sûre d’obtenir ce que je demande. J’espère, cher monsieur, que vous êtes maintenant parfaitement remis et que votre famille se porte également bien ?

Je regrette bien que votre exposition générale ait eu lieu pendant mon absence de France. J’aurais été vraiment heureuse de la voir.

Voulez-vous transmettre mes meilleurs souvenirs à votre famille et croire, cher monsieur, à la reconnaissance et à l’affection de votre élève.

A. De Fautereau

Lycée de Hanoi – Tonkin

Thư Alix Aymé gửi thầy Maurice Denis, lưu trữ tại Bảo tàng Maurice Denis – Aymé Denis. Nguồn: Nhà sưu tập Phạm Lê cung cấp.

Thư Alix Aymé gửi thầy Maurice Denis, lưu trữ tại Bảo tàng Maurice Denis – Aymé Denis. Nguồn: Nhà sưu tập Phạm Lê cung cấp.

Hà Nội, ngày 14 tháng 6

Thầy kính yêu,

Em vừa nhận được thư của thầy và em muốn cảm ơn thầy ngay lập tức vì những gì thầy đã giúp đỡ em. Em thật sự xúc động khi biết rằng thầy đã không quên em và vẫn quan tâm đến em rất nhiều. Với sự ủng hộ của thầy, em chắc chắn sẽ trở thành giáo viên chính thức như  em hằng mong ước. Em sẽ rất hạnh phúc. Em ngày càng hứng thú hơn với công việc ở trường và em cũng có thể dành thời gian sáng tác cho bản thân.

Em hy vọng rằng thầy sẽ tìm ra cách để thuyết phục ông Fabry.  Nhưng có thể, bất kể sự thay đổi chức vụ của ông  Sarraut, thì một bức thư đề cử từ ông ấy  sẽ vẫn còn hữu ích. Bởi ông Sarraut vẫn giữ được tầm ảnh hưởng rất lớn ở đây và có vẻ như ông ấy sẽ trở lại với chức Toàn quyền. Thậm chí, dường như ngày khởi hành sang Đông Dương của ông ấy được ấn định vào ngày 14 tháng 8. Vậy nên ông i ấy sẽ nắm giữ tất cả quyền lực ở đây và nếu ông có thiện ý cho em một đặc ân thì em chắc chắn sẽ đạt được những gì em mong muốn. Em hy vọng rằng thầy đã  bình phục hoàn toàn và gia đình thầy vẫn bình an chứ ?

Em rất tiếc vì không thể có mặt tại Pháp trong thời gian diễn ra buổi triển lãm chung của thầy. Em chắc sẽ rất vui nếu được tham dự cuộc triển lãm này.

Xin gửi đến gia đình thầy những kỷ niệm đẹp nhất từ em và mong thầy hãy tin vào lòng kính trọng và sự biết ơn của người học trò này.

A. De Fautereau

Trường Trung học Hà Nội – Bắc Bộ

===

Người dịch: Đào Diệu Linh và Anne Ng

Giới thiệu, hiệu đính và trình bày ảnh: Sơn Ca

===

Tập thư song ngữ Pháp – Việt của Alix Aymé gửi thầy Maurice Denis được chia làm 5 phần theo thứ tự thời gian bắt đầu từ năm 1919. Tiêu đề từng phần thư đăng tải trên Tạp chí do người dịch tự đặt. Cảm ơn nhà sưu tập Phạm Lê đã cung cấp cho Art Republik Việt Nam hình ảnh của những tư liệu quý giá này, hiện đang được lưu trữ tại Bảo tàng Maurice Denis, Pháp.

Mọi trao đổi, góp ý xin vui lòng gửi về địa chỉ sonca@artrepublik.vn.

Chân thành cảm ơn!


 
Back to top